Sổ tay giám sát thi công

Mẫu sổ tay giám sát thi công công trình xây dựng

Sổ tay giám sát thi công là mẫu dùng để theo dõi, kiểm tra thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng. Mời các bạn nội dung mẫu sổ giám sát thi công xây dựng tại đây.

1. Sổ tay giám sát thi công là gì?

Sổ tay giám sát thi công dùng để theo dõi, kiểm soát khối lượng – chất lượng công trình thi công theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, đảm bảo tiến độ xây dựng và vấn đề an toàn lao động.

2. Quy trình giám sát thi công công trình

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ thiết kế

Bước đầu tiên đó là kiểm tra.

Đánh giá kỹ lưỡng hồ sơ thiết kế thi công của công trình xây dựng, thẩm tra dự toán và các yêu cầu kỹ thuật để phát hiện những thiếu sót và sớm có những biện pháp nhằm khắc phục hậu quả hoặc bổ sung thêm những điều kiện, điều khoản nhằm đảm bảo tính an toàn và chất lượng cho công trình.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch giám sát thi công

Căn cứ vào hồ sơ thiết kế cùng với các quy định kỹ thuật khác, kỹ sư chính sẽ lập một kế hoạch giám sát cụ thể để đảm bảo chất lượng công trình.

Bước 3: Đánh giá hồ sơ thiết kế thi công

Đây là bước kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ thiết kế thi công trong từng hạng mục. Đảm bảo công trình được thực hiện theo đúng quy chuẩn và tiêu chí về kỹ thuật.

Bước 4: Giám sát từng hạng mục xây dựng

Tại bước 4. Kỹ sư giám sát sẽ đảm đương trách nhiệm giám sát chặt chẽ từng hạng mục cụ thể. Đảm bảo các số liệu kỹ thuật đúng với thiết kế, kịp thời phát hiện ra những lỗi sai sót trong quá trình thi công.

Bước 5: Đảm bảo tiến độ thi công

Thường xuyên đôn đốc và giám sát chặt chẽ tiến độ thi công nhằm bám sát tiến độ theo kế hoạch đặt ra. Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm rút ngắn thời gian thi công.

Bước 6: Quản lý giá thành xây dựng

Theo đó, kỹ sư cần theo sát, tính toán và báo cáo tình hình về chênh lệch giá vật liệu xây dựng tại thời điểm thi công và trên hồ sơ giấy tờ để điều chỉnh và cân đối dự toán chi phí.

Bước 7: Lập báo cáo định kỳ

Thường xuyên lập báo cáo định kỳ hàng tuần, hàng tháng về những sai sót, những điểm hạn chế. Tiếp đó là đưa ra giải pháp khắc phục để kịp thời xử lý.

Bước 8: Nghiệm thu công trình

Công đoạn cuối cùng của quá trình là nghiệm thu từng hạng mục và toàn bộ công trình.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục xây dựng – nhà đất trong mục biểu mẫu nhé.


Comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *