Tài liệuThơVăn học

Soạn bài Khóc Dương Khuê

Soạn Văn 11 bài Khóc Dương Khuê
269

Soạn Văn 11 bài Khóc Dương Khuê

Khóc Dương Khuê của tác giả Nguyễn Khuyến là bài thơ được tác giả viết sau khi hay tin bạn đã qua đời. Qua bài thơ chúng ta có thể cảm nhận được nỗi đau cũng như tình cảm chân thành của tác giả đối với người bạn là Dương Khuê. Sau đây là gợi ý soạn bài Khóc Dương Khuê trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1, mời các bạn cùng tham khảo.

Dưới đây là một số thông tin chi tiết về tác giả Nguyễn Khuyến, tác phẩm Khóc Dương Khuê và mẫu bài soạn Khóc Dương Khuê chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn học sinh.

1. Tác giả Nguyễn Khuyến

– Tên: Nguyễn Khuyến (1835-1909)

– Quê quán: Hà Đông, nay thuộc Hà Nội.

– Tuy đỗ đạt cao nhưng ông chỉ làm quan hơn mười năm, còn phần lớn cuộc đời là dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà.

– Nguyễn Khuyến là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.

– Phong cách nghệ thuật:

Đóng góp nổi bật của Nguyễn Khuyến cho nền văn học dân tộc là mảng thơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng.

– Tác phẩm chính:

+ Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn, hiện còn trên 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ.

2. Tác phẩm Khóc Dương Khuê

– Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

+ Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, Dương Khuê sinh năm 1839. Hai người kết bạn từ thuở thi đậu, Nguyễn Khuyến bỏ quan về quê, Dương Khuê vẫn làm quan nhưng cả hai vẫn giữ tình bạn gắn bó khăng khít.

+ Năm 1902, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn.

– Thể thơ: Lục bát

– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

– Bố cục:

+ Đoạn 1 (hai câu thơ đầu): Nỗi đau đột ngột khi mất bạn.

+ Đoạn 2 (từ câu 3 đến câu 22): Những kỉ niệm tươi rói về tình bạn sống lại trong hồi tưởng của nhà thơ.

+ Đoạn 3 (phần còn lại): Nỗi đau tắc nghẹn, hụt hẫng, chơi vơi khi đối diện với hiện thực phũ phàng (mất người tri âm, tri kỉ).

– Giá trị nội dung:

+ Bài thơ “Khóc Dương Khuê” là một bài thơ cảm động, đã thể hiện một tình bạn tri âm, tri kỉ của Nguyễn Khuyến đối với Dương Khuê.

– Giá trị nghệ thuật:

+ Thể thơ song thất lục bát, đậm đà bản sắc dân tộc

+ Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu

+ Sử dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật: nói giảm nói tránh + các câu hỏi tu từ + điệp từ,…

Soạn bài Khóc Dương Khuê

Câu 1 trang 32 sgk Ngữ văn 11 Tập 1

Bài thơ có thể chia thành 3 phần

– Phần 1: 2 câu đầu: Nỗi đau của nhà thơ khi hay tin bạn mất.

– Phần 2: Câu 3 – 22: Hồi ức về tình bạn đẹp.

– Phần 3: Còn lại: Bày tỏ nỗi đau mất bạn.

Câu 2 trang 32 sgk Ngữ văn 11 Tập 1

+ Nhớ lại những kỉ niệm thời còn đi học, lúc thi đậu và thời gian làm quan:

• Sớm hôm đèn sách;

• Tình bạn như có duyên cơ từ trước;

• Cùng nhau ngắm cảnh, ôn bài ngâm thơ, uống, rượu, ca hát, bàn bạc chuyện sách vở;

• Cùng nhau góp công sức xây dựng đất nước…

• Lần gặp nhau gần nhất vẫn thấy vui mừng vì cả hai còn khỏe mạnh.

+ Nhà thơ “trách” bạn vội vàng ra đi, vội “chán đời”, vội “lên tiên”.

+ Bạn mất đi, mọi thú vui ở đời không còn ý nghĩa gì: không mua và uống rượu, thơ không viết, giường không nằm, đàn không gảy.

=> Tình bạn thắm thiết

Câu 3 trang 32 sgk Ngữ văn 11 Tập 1

+ Nói giảm, nói tránh: thôi, về, lên tiên, để chỉ cái chết.

+ Những từ láy: man mác, ngậm ngùi,rụng rời, ngẩn ngơ để chỉ nỗi đau mất bạn.

+ Biện pháp lặp từ vựng tạo sự tha thiết, bâng khuâng trăn trở trong tâm trạng tác giả (thôi, ai, cũng có lúc… )

+ Dùng những điển tích điển cố: đông bích, giường treo, đàn..

=> Nỗi trống vắng của nhà thơ khi bạn qua đời.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn.

Tham khảo thêm

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm