Ngữ Văn

Soạn bài thơ Bếp Lửa

Lại một ngày mới, chúc các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập, hôm nay chúng ta cùng đến với soạn bài thơ “Bếp lửa” của ngữ văn lớp 9, sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi dưới đây. Hướng dẫn soạn câu hỏi bài thơ Bếp lửa Câu 1: Bài thơ là […]
263

Lại một ngày mới, chúc các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập, hôm nay chúng ta cùng đến với soạn bài thơ “Bếp lửa” của ngữ văn lớp 9, sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi dưới đây.

Bố cục : bài thơ có 4 phần:

– Phần 1 ( 3 dòng đầu) : hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng cảm xúc hồi tưởng về bà.

– Phần 2 ( từ “ lên bốn tuổi”… “niềm tin dai dẳng : Những kỉ niệm tuổi thơ và hình ảnh người bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa trong hồi tưởng của cháu.

– Phần 3 ( từ “ lận đận đời bà”…đến “ thiêng liêng bếp lửa : suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.

– Phần 4 : còn lại. hình ảnh bà và bếp lửa sống mãi trong tâm hồn cháu.

Kỉ niệm về một tuổi thơ nhọc nhằn gian khổ :

– 4 tuổi cháu đã “ quen mùi khói”, phải sớm lo toan.

– Tuổi thơ của “ cháu” có bóng đen của nạn đói ghê rợn năm 1945, có cái gian khổ chung của thời kháng chiến chống Pháp : giặc tàn phá xóm làng, bố đi đánh xe, mẹ cùng cha công tác bận không về….

– Cháu sống và lớn lên trọng sự yêu thương, nuôi nấng, chăm bẵm, dạy bảo của bà : “ cháu ở cùng bà…bà chăm cháu học”.

– Kỉ niệm tuổi thơ của cháu gắn liền với bếp lửa, cho nên nhớ về tuổi thơ, nhân vật trữ tình “chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu – Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”. => cảm xúc chân thực và xúc động.

– Cháu nhớ về những sự chăm chút yêu thương, dạy bảo của bà : bà hay kể chuyện những ngày ở Huế, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, bà dặn cháu đinh ninh …=> tình bà càng ấm áp bên bếp lửa.

– Kỉ niệm về tiếng chim tu hú tuổi thơ : cháu tha thiết nhớ “ tu hú kêu trên những cánh đồng xa”, trong lời kể chuyện của bà, có cả “ tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”. Tâm hồn trẻ thơ của cháu mong mỏi :

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

Kê chi hoài trên những cánh đồng xa !

Trong bài thơ, khi tác giả kể về những kỉ niệm tuổi thơ của mình, đã vừa kể, vừa miêu tả lại tuổi thơ đầy nhọc nhằn gian khổ, qua đó, bộc lộ tình cảm thương yêu, mong mỏi của cháu với bà.

Những tình cảm của tác giả khi nhớ về tuổi thơ, nhớ về bà, nhớ về quê hương vừa chân thực lại vừa xúc động. Sự kết hợp đó đã khiến cho hình ảnh của người bà hiện lên thật gần gũi, những mảng kí ức tuổi thơ hiện về sống động và chân thành, giản dị.

– Bếp lửa là hình ảnh đầu tiên của bài thơ, cũng là hình ảnh khơi gợi cảm xúc cho tác giả ở toàn bài. Ba tiếng “ một bếp lửa” trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, hình ảnh thân thiết trong mọi gia đình.

– Hình ảnh bếp lửa đánh thức dòng cảm xúc tự nhiên của cháu về bà : cháu nhớ về những kỉ niệm, những sự chăm chút, yêu thương, dạy dỗ của bà.

– Hình ảnh bếp lửa gợi cho cháu những suy ngẫm, những yêu thương về cuộc đời người bà chịu thương chịu khó.

– Từ hình ảnh bếp lửa của bà, đã phát triển thành hình ảnh ngọn lửa : đó là ngọn lửa của niềm tin, của tình yêu thương, ngọn lửa của sức sống lặng thầm mà mãnh liệt.

Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến 6 lần.Khi nhắc đến bếp lửa, cháu nhớ ngay đến bà, và khi nhắc đến bà, cháu nhớ ngay đến bếp lửa, bởi lẽ, từ thơ ấu, hình ảnh bếp lửa và bà đã gắn kết với nhau. Hình ảnh của bà luôn gắn liền với bếp lửa.

Trong những kỉ niệm tuổi thơ, hình ảnh người bà và hình ảnh bếp lửa là hai thứ in dấu sâu đậm nhất trong lòng tác gỉa, hai hình ảnh gắn liền nhau, gần gũi, không tách rời.

Hình ảnh bếp lửa quen thuộc, gắn liền với mọi hoạt động của bà, gắn liền với tình yêu thương mà bà dành cho cháu.

Hình ảnh bếp lửa, là hình ảnh chủ đạo, khơi gợi dòng cảm xúc của cháu về bà, rồi từ đó phát triển xuyên suốt toàn bộ mạch thơ.

Từ hình ảnh bếp lửa yêu thương, tác giả đã đem nó phát triển thành hình ảnh ngọn lửa của niềm tin, của sức sống dai dẳng, mãnh liệt.

Tác giả viết “ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !” : từ hình ảnh bếp lửa bình dị và quen thuộc, người cháu nhận ra bao điều kì diệu, thiêng liêng : đó là ngọn lửa từ bàn tay bà với tình yêu thương trìu mến đã nuôi lớn tuổi thơ cháu, đã “ nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”.

Trong cảnh côi cút, bà lặng lẽ hi sinh cho con cháu và cho tất cả mọi người. Từ bếp lửa của bà, cháu nhận ra cả “ một niềm tin” dai dẳng vào tương lai, vào ngày mai đất nước, cháu hiểu được linh hồn của một dân tộc vất vả, gian lao mà tình nghĩa :

“Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi cơm gạo mới sẻ chung vui”.

Bởi lẽ, từ những thứ mà bếp lửa mang lại, theo mạch cảm xúc đã phát triển thành hình ảnh “ ngọn lửa” bất diệt, cháy mãi, dai dẳng.

Ngọn lửa chính là trái tim, là tấm lòng, là tâm hồn bà như bao người VN. Một niềm tin bất diệt lạ lùng.

Chính đức tin của bà được ấp ủ, rồi truyền sang cho con cháu như truyền lửa vào thế hệ sau. Một ngọn lửa luôn bùng cháy trong lòng bà và cháu, là ngọn lửa hi vọng của ngày mai thanh bình.

Đó là tình yêu thương của bà và cháu cũng như cháu đối với bà, sự kính trọng, sự nhung nhớ của người cháu với bà, với quê hương.

Bên cạnh tình bà cháu thân thương, giản dị, còn là tình yêu quê hương, đất nước. Là niềm tin bất diệt về tương lai tươi sáng của cả dân tộc.

Khi cháu “ đã đi xa”, đã có “ khói trăm tàu”, có “ lửa trăm nhà”, có “ niềm vui trăm ngả”, là niềm vui của quê hương, của đất nước, nhưng cháu vẫn không quên được tình yêu thương của bà, vẫn nhớ về bếp lửa với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm, cuộc sống khó khăn nhưng vẫn đầy niềm tin vào cuộc sống.

Gợi ý:

Trong tiềm thức tác giả, “một bếp lửa ấp iu nồng đượm” luôn túc trực, lắng đọng: hình ảnh bà sóng đôi vs hình ảnh bếp lửa, gắn với sự chăm chút cho đứa cháu phải xa cha mẹ.

“Một bếp lửa” là động đến cõi cao sâu trong kí ức của mỗi người về về hơi ấm gia định, nhất là khi xa nhà sống ở nơi xa lạ và điệp ngữ này dùng để diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với kí ức, hồi tưởng. Bếp lửa hiện lên nồng nàn trong tình cảm, dạt dào trong cảm xúc.

Giọng thơ của toàn bài mang nỗi cảm thương, nỗi nhớ nhung tha thiết cứ muốn trào dâng lấn áp tất cả.

Mỗi kỉ niệm thức dậy là biết bao tâm tình sống dậy. Mỗi kỉ niệm được bao bọc trong nỗi nhớ thương vừa trào dâng, vừa sâu lắng.

Cả bài thơ là một dòng tâm trạng, một dòng hồi ức. Ngần ấy sự việc suốt mấy chục năm trời chỉ xoay quanh hình ảnh bếp lửa của bà.

Lửa là ánh sáng, lửa là hơi ấm. Bếp lửa lặng thầm nuôi dưỡng mọi gia đình, nuôi dưỡng cả sự sống này. Nép mình trong bếp có gì mộc mạc, khiêm nhường hơn bếp lửa? Nhưng cũng có gì cao quý, thiêng liêng hơn? Cho nên nhớ về bếp lửa là nhớ về bà.

Bằng Việt đã thổi bừng lên hết thảy những bếp lửa”ấp iu nồng đượm” trong kí ức của mỗi chúng ta. Và cả mối tình bà cháu đẹp như tỏng truyện cổ tích của nhà thơ của như riêng của tuổi thơ chúng ta. Trong thơ ca còn có mối tình bà cháu nào cảm động hơn?

Mối tình bà cháu đẹp như một dòng sông, dòng sông êm đềm và trong vắt, mặt dòng sông chở đầy kỉ niệm. Một bếp lửa và một làn sương sớm.

Những kỉ niệm là một nhạc điệu tâm tình ầm ĩ, thầm thì, triền miêng như nỗi nhớ chất thơ lan tỏa trong từng con chữ có cả sắc màu, hương vị, kí ức và hồn người. Tình người lan tỏa vào cảnh, ấp ủ thành tình yêu quê hương…..

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Kết nối với chúng tôi

Sự kiện nổi bật

thi sinh lo lang vi de thi lich su kho nhieu kien thuc lop 11

Thứ 5

23/02/2021 08:00

Xem nhiều

Chủ đề

Bài viết mới

Xem thêm