Tài liệu bồi dưỡng mô đun 4
Mô đun 4.0 có nội dung là xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học. Sau đây là Tài liệu bồi dưỡng mô đun 4.0, mời các thầy cô tham khảo và tải về để tìm hiểu rõ hơn về nội dung module 4.
Modul 4 gồm các nội dung: Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học; Phân tích và phát triển được chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
Nội dung mô đun 4.0
KHÁI QUÁT VỀ KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC HỌC SINH
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
1.1.1. Các cấp độ của chương trình giáo dục phổ thông
1.1.1.1. Chương trình giáo dục phổ thông
Mỗi một quốc gia trên thế giới đều có một nền giáo dục tương ứng, trong đó giáo dục phổ thông chiếm một vị trí rất quan trọng. Nền giáo dục nước nào cũng có chương trình giáo dục phổ thông phù hợp. Chương trình giáo dục phổ thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức hoạt động giáo dục ở các cấp quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục phổ thông.
Có thể hiểu chương trình giáo dục phổ thông là toàn bộ phương hướng và kế hoạch giáo dục phổ thông, trong đó nêu rõ mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực đối với học sinh, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông.
Tùy theo mỗi nước, chương trình giáo dục được phân cấp quản lý và phát triển theo các cách thức khác nhau. Xu hướng chung của nhiều nước thường phân cấp chương trình theo hướng cả nước có một chương trình giáo dục quốc gia (national curriculum) và mỗi địa phương có chương trình riêng phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh cụ thể của địa phương mình, gọi là chương trình giáo dục địa phương (local curriculum). Trong chương trình địa phương thì quan trọng nhất là chương trình giáo dục nhà trường (school curriculum).
Chương trình giáo dục quốc gia thường do Bộ Giáo dục và cơ quan nghiên cứu trung ương soạn thảo. Chương trình giáo dục địa phương thường do cơ quan nghiên cứu và quản lý giáo dục cấp địa phương soạn thảo. Chương trình giáo dục nhà trường do nhà trường soạn ra, trong đó hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn và giáo viên đóng một vai trò rất quan trọng.
Chương trình giáo dục các cấp tuân thủ theo nguyên tắc tôn trọng mục tiêu và chuẩn chương trình giáo dục quốc gia. Tuy nhiên, nội dung, cách thức, tư liệu, phân bổ thời lượng dạy học đều có thể thay đổi (bổ sung, thêm bớt, điều chỉnh…) tùy vào đối tượng, điều kiện và hoàn cảnh của địa phương, nhà trường.
Từ chương trình giáo dục nhà trường, mỗi giáo viên còn được phép xây dựng cho mình một kế hoạch dạy học riêng (lessons plan), phong phú và đa dạng, miễn là bảo đảm thống nhất và phù hợp với các yêu cầu của chương trình giáo dục nhà trường.
Đối với nước ta, Luật Giáo dục 2019 quy định: “Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo”[1]. “Chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông;
b) Quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong cả nước;
c) Quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông;
d) Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông;
đ) Được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân và thực nghiệm trước khi ban hành; được công bố công khai sau khi ban hành.”[2]
Như vậy Chương trình giáo dục phổ thông năm 2006[3] và Chương trình giáo dục phổ thông 2018[4] được coi là Chương trình quốc gia.
1.1.1.2. Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bao gồm Chương trình tổng thể và Chương trình các môn học, hoạt động giáo dục.
Chương trình tổng thể là văn bản quy định những vấn đề chung nhất, có tính chất định hướng của chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm: quan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông và mục tiêu chương trình từng cấp học, yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh cuối mỗi cấp học, hệ thống môn học và hoạt động giáo dục, thời lượng của từng môn học và hoạt động giáo dục, định hướng nội dung giáo dục bắt buộc ở từng cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình tổng thể là cơ sở để biên soạn Chương trình môn học, hoạt động giáo dục đảm bảo sự đồng bộ và thống nhất về tư tưởng đổi mới, về mục tiêu và nội dung giáo dục, về phương pháp dạy học và đánh giá giáo dục, về cấu trúc và phương pháp xây dựng chương trình môn học.
Chương trình môn học, hoạt động giáo dục là văn bản xác định vị trí, vai trò môn học và hoạt động giáo dục trong thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu và yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục cốt lõi của môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học hoặc cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, định hướng kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và mỗi cấp học, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục của môn học và hoạt động giáo dục. Chương trình môn học là cơ sở để biên soạn sách giáo khoa, tài liệu học tập cho môn học. Cùng với Chương trình tổng thể, Chương trình môn học còn là căn cứ để biên soạn nội dung giáo dục địa phương và xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường.
Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học xác định:
(i) Nội dung giáo dục
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm (trong đó có nội dung giáo dục địa phương).
Các môn học tự chọn (dạy ở những nơi có đủ điều kiện dạy học và cha mẹ học sinh có nguyện vong): Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 dạy ở ở lớp 1, lớp 2.
(ii) Thời lượng giáo dục
Cấp tiểu học thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút. Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.
Kế hoạch giáo dục trong Chương trình giáo dục cấp Tiểu học như sau:
Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp tiểu học
Nội dung giáo dục |
Số tiết/năm học |
||||
Lớp 1 |
Lớp 2 |
Lớp 3 |
Lớp 4 |
Lớp 5 |
|
Môn học bắt buộc |
|||||
Tiếng Việt |
420 |
350 |
245 |
245 |
245 |
Toán |
105 |
175 |
175 |
175 |
175 |
Ngoại ngữ 1 |
140 |
140 |
140 |
||
Đạo đức |
35 |
35 |
35 |
35 |
35 |
Tự nhiên và Xã hội |
70 |
70 |
70 |
||
Lịch sử và Địa lí |
70 |
70 |
|||
Khoa học |
70 |
70 |
|||
Tin học và Công nghệ |
70 |
70 |
70 |
||
Giáo dục thể chất |
70 |
70 |
70 |
70 |
70 |
Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) |
70 |
70 |
70 |
70 |
70 |
Hoạt động giáo dục bắt buộc |
|||||
Hoạt động trải nghiệm |
105 |
105 |
105 |
105 |
105 |
Môn học tự chọn |
|||||
Tiếng dân tộc thiểu số |
70 |
70 |
70 |
70 |
70 |
Ngoại ngữ 1 |
70 |
70 |
|
|
|
Tổng số tiết/năm học (không kể các môn học tự chọn) |
875 |
875 |
980 |
1050 |
1050 |
Số tiết trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn) |
25 |
25 |
28 |
30 |
30 |
1.1.1.3. Nội dung giáo dục địa phương
Nghị quyết số 88/2014/QH13[5] của Quốc hội khóa XIII về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông không đặt ra vấn đề xây dựng chương trình giáo dục riêng cho từng địa phương mà Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động chỉ đạo và tổ chức xây dựng nội dung giáo dục địa phương của riêng địa phương mình. Luật Giáo dục năm 2019 cũng quy định, chương trình giáo dục phổ thông “Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông”.
Để xem đầy đủ nội dung Tài liệu bồi dưỡng mô đun 4.0, mời các bạn tải file về.