Xác định tư cách pháp nhân
Bản in
Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Để hiểu rõ hơn về tư cách pháp nhân mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.
Tư cách pháp nhân là gì?
Một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân được quy định tại điều 74 Bộ luật dân sự 2015 và phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện này:
Pháp nhân
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Như vậy có thể thấy để thỏa mãn được có tư cách pháp nhân phải đáp ứng đủ 4 yếu tố theo quy định của điều 74 Bộ luật dân sự 2015.
Cơ cấu tổ chức của pháp nhân
Cơ cấu tổ chức chặt chẽ là một trong những điều kiện bắt buộc của luật, đối với các pháp nhân, cơ cấu tổ chức phải chặt chẽ để quản lý các hoạt động của pháp nhân đó. Thường các pháp nhân sẽ có điều lệ hoặc quyết định thành lập quy định rõ cụ thể vị trí, vai trò của cơ quan điều hành.
Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
Pháp nhân phải có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Ví dụ đối với doanh nghiệp tư nhân cũng là một trong các loại hình doanh nghiệp nhưng lại không có tư cách pháp nhân vì không tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình mà sẽ dựa trên tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Ví dụ khác: hộ kinh doanh cá thể, văn phòng luật sư…
Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
Một tổ chức có tư cách pháp nhân phải nhân danh mình mà không phải cá nhân hay tổ chức nào khác, chịu trách nhiệm trước pháp luật một cách độc lập. Ví dụ một tổ chức có tư cách pháp nhân khi bị kiện sẽ cử đại diện của mình để tham gia vụ kiện đó. Độc lập tức là xét về mặt chủ thể nó không dựa trên tư cách của cá nhân hay tổ chức nào khác
Một số trường hợp đặc biệt về tư cách pháp nhân
Doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân
Đơn vị không có tư cách pháp nhân không được mở tài khoản ngân hàng
Công ty hợp danh vẫn có tư cách pháp nhân vì ngoài thành viên hợp danh còn có thành viên góp vốn.
Trên đây là một số chia sẻ của Thiquocgia.vn về tư cách pháp nhân. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo các thông tin mới về các bộ luật, thông tư, nghị định và các quy định mới nhất của Chính phủ trên chuyên mục Pháp Luật của VnDoc.