- Các Ngành Khối S Và Hình Thức Thi Từng Ngành:
- Thi Năng Khiếu Gồm Hai Vòng:
- Đặc thù từng ngành
- 1. Ngành Biên Kịch Điện Ảnh.
- 2. Ngành Lý Luận Phê Bình Điện Ảnh.
- 3. Ngành Đạo Diễn Điện Ảnh – Điện Ảnh Truyền Hình.
- 4. Ngành Quay Phim Điện Ảnh- Quay Phim Truyền Hình.
- 5. Ngành Nhiếp Ảnh.
- 6. Ngành Diễn Viên Sân Khấu Điện Ảnh
- 7. Ngành Diễn Viên Chèo – Diễn Viên Cải Lương:
- 8. Ngành Thiết Kế Trang Phục Nghệ Thuật:
- 9. Thiết Kế Mỹ Thuật Sân Khấu Điện Ảnh.
- 10. Ngành Biên Đạo Múa:
- 11. Ngành Huấn Luyện Múa
Chắc hẳn các bạn học sinh không còn xa lạ với một số diễn viên như Trấn Thành, Trường Giang, Đại Nghĩa, Lê Bê La… họ đều là những nghệ sỹ thành công mà không ai có thể phủ nhận. Thế nhưng lại không mấy ai biết những nghệ sỹ ấy từng là cựu sinh viên của các trường đào tạo về điện ảnh. Hiện nay, ngành giải trí ở nước ta đang ngày càng phát triển, bởi vậy việc học các ngành này sẽ rộng mở cơ hội việc làm cho các bạn học sinh.
Hiện nay khối S được chia thành hai khối nhỏ, đó là:
S00: Ngữ Văn, Năng khiếu SKDDA1, Năng khiếu SKĐA2
S01: Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
Điều kiện để dự thi khối S:
Ngành Diễn viên sân khấu điện ảnh, Diễn viên cải lương, Diễn viên chèo, diễn viên Rối: yêu cầu về ngoại hình nam cao 165cm, nữ từ 155cm trở lên, độ tuổi từ 17 – 22 không bị ngọng về giọng nói
Ngành biên đạo múa: Đã tốt nghiệp Trung cấp hoặc Cao đẳng múa
Ngành biên đạo múa đại chúng: Đã tốt nghiệp THPT, có năng khiếu trong lĩnh vực múa
Ngành quay phim điện ảnh: Thí sinh phải biết sử dụng máy ảnh cơ
Thiquocgia.vn xin gửi đến các bạn học sinh danh sách các trường có tuyển sinh khối S để tham khảo và có định hướng lựa chọn ngành nghề phù hợp:
Các Ngành Khối S Và Hình Thức Thi Từng Ngành:
– Hình thức thi và quy trình dự thi vào các ngành bằng khối S không giống như các khối thi phổ thông. Các thí sinh qua vòng loại sơ tuyển mới được dự thi vòng chung tuyển. Các thí sinh cần có định hướng rõ ràng trong việc xác định ngành nghề tương lai của chính mình. Tùy vào ngành nghề đăng kí dự tuyển mà sẽ có yêu cầu khác nhau.
Mã ngành | Tên ngành |
C210226 | Diễn viên sân khấu kịch hát |
D210227 | Đạo diễn sân khấu |
D210227 | Đạo diễn sân khấu (VB2) |
D210231 | Lý luận phê bình điện ảnh, truyền hình |
D210233 | Biên kịch điện ảnh, truyền hình |
D210234 | Diễn viên kịch – điện ảnh |
D210235 | Đạo diễn điện ảnh |
D210235 | Đạo diễn truyền hình |
D210236 | Quay phim điện ảnh |
D210236 | Quay phim truyền hình |
D210243 | Biên đạo múa |
D210244 | Huấn luyện múa |
D210301 | Nhiếp ảnh nghệ thuật |
D210301 | Nhiếp ảnh báo chí |
D210406 | Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh |
Thi Năng Khiếu Gồm Hai Vòng:
Sơ tuyển và Chung tuyển.
– Những thí sinh đạt ở vòng sơ tuyển mới được dự thi ở vòng chung tuyển.
– Thí sinh được vào vòng chung tuyển phải thi thêm môn Văn theo đề thi THPT Quốc gia.
– Điểm trung bình các môn năng khiếu vòng chung tuyển được nhân hệ số 2 để cộng vào tổng điểm, với từng ngành đặc thù có những đặc điểm khác nhau.
Đặc thù từng ngành
1. Ngành Biên Kịch Điện Ảnh.
– Vòng Sơ tuyển: Thi viết kiến thức chung văn hoá xã hội và kiến thức văn học nghệ thuật.
– Vòng Chung tuyển: gồm 3 bài thi.
– Bài thứ nhất: Viết sáng tác tiểu phẩm điện ảnh theo hệ số 2).
– Bài thứ hai: thi Vấn đáp- Kiểm tra bao gồm khả năng sáng tác kịch bản, và về truyện ngắn nộp khi ĐKDT (hệ số 1), hiểu biết về điện ảnh.
Bài thứ ba: Lấy kết quả Thi môn ngữ Văn theo đề thi THPT quốc gia.
2. Ngành Lý Luận Phê Bình Điện Ảnh.
– Vòng Sơ tuyển: Thi kiến thức chung về văn hoá xã hội và kiến thức về văn học nghệ thuật
– Vòng Chung tuyển: gồm 3 bài thi.
– Bài 1: Thi Xem phim và phân tích phim (hệ số 2).
– Bài 2: Vấn đáp năng khiếu cảm thụ, phê bình Điện ảnhvà về nhận xét phim nộp khi ĐKDT.
– Bài 3: Lấy kết quả Thi môn ngữ Văn theo đề thi THPT quốc gia.
3. Ngành Đạo Diễn Điện Ảnh – Điện Ảnh Truyền Hình.
– Vòng Sơ tuyển: Thi viết về kiến thức chung về văn hoá xã hội và về văn học nghệ thuật
– Vòng Chung tuyển: gồm 3 bài thi
– Bài 1: Xem đoạn phim, sau đó viết bài phân tích phim và sáng tác theo đề thi (hệ số 2).
– Bài 2: thi Vấn đáp: Dựng ảnh theo chủ đề tự chọn và trả lời câu hỏi liên quan đến bài thi
– Bài 3: Lấy kết quả Thi môn ngữ Văn theo đề thi THPT quốc gia.
4. Ngành Quay Phim Điện Ảnh- Quay Phim Truyền Hình.
– Sơ tuyển: Thi viết kiến thức chung về văn hóa xã hội và văn học nghệ thuật
– Chung tuyển:
– Bài 1: Xem đoạn phim, sau đó viết bài phân tích phim và sáng tác theo đề thi
– Bài 2: Chụp ảnh và thi vấn đáp phân tích các bức ảnh đã chụp.
– Bài 3: Lấy kết quả Thi môn ngữ Văn theo đề thi THPT quốc gia.
5. Ngành Nhiếp Ảnh.
– Sơ tuyển: Thi viết kiến thức văn hóa xã hội và văn học nghệ thuật.
– Chung tuyển:
– Bài 1: Viết bài phân tích tác phẩm nhiếp ảnh theo đề thi.
– Bài 2: Chụp ảnh và Vấn đáp về ảnh thí sinh đã chụp
– Bài 3: Lấy kết quả Thi môn ngữ Văn theo đề thi THPT quốc gia.
6. Ngành Diễn Viên Sân Khấu Điện Ảnh
– Sơ tuyển:
– Kiểm tra hình thể và tiếng nói..
– Chuẩn bị và biểu diễn tình huống kịch tự dựng
– Chung tuyển:
– Bài 1:Biểu diễn một tiểu phẩm sân khấu theo đề thi, không có người thứ 2. Thời gian không quá 10″.
– Thể hiện tình huống theo yêu cầu của ban giám khảo và trả lời các câu hỏi liên quan. (hệ số 2)
– Bài 2: Lấy kết quả thi môn ngữ Văn theo đề thi THPT quốc gia.
7. Ngành Diễn Viên Chèo – Diễn Viên Cải Lương:
– Sơ tuyển:
– Biểu diễn 2 bài hát (Chèo, Cải lương hoặc hát mới) theo sự chuẩn bị trước.
– Chung tuyển:
– Bài 1: Hát và biểu diễn múa, biểu diễn một tiểu phẩm sân khấu điện ảnh theo yêu cầu
– Bài 2: Lấy kết quả thi môn ngữ Văn theo đề thi THPT quốc gia.
8. Ngành Thiết Kế Trang Phục Nghệ Thuật:
– Sơ tuyển: Vẽ hình họa đen trắng theo mẫu.
-Chung tuyển:
– Bài 1: Vẽ mẫu tĩnh vật bằng bột màu (hệ số 1)
– Bài 2: Vẽ thiết kế trang phục theo đề thi bằng bột màu (hệ số 2)
– Bài 3: Lấy kết quả Thi môn ngữ Văn theo đề thi THPT quốc gia.
9. Thiết Kế Mỹ Thuật Sân Khấu Điện Ảnh.
– Vòng Sơ tuyển: Vẽ hình họa đen trắng theo mẫu.
– Vòng Chung tuyển:
– Bài 1: Vẽ mẫu tĩnh vật bằng bột màu (hệ số 1)
– Bài 2: Vẽ trang trí không gian bằng dụng cụ bột màu (hệ số 2)
– Bài 3: Lấy kết quả Thi môn ngữ Văn theo đề thi THPT quốc gia.
10. Ngành Biên Đạo Múa:
– Sơ tuyển:
– Thực hiện từ 3 đến 5 tổ hợp động tác múa cổ điển Châu Âu và từ 1 đến 3 tổ hợp múa dân gian VN theo yêu cầu.
– Nghe nhạc và trình bày cảm xúc của mình.
– Chung tuyển:
– Bài 1: Biên kịch và trình bày một tiểu phẩm múa theo âm nhạc quy định trong đề thi. Thời gian từ 2 đến 3 phút. Tiểu phẩm không sử dụng quá 2 diễn viên và thí sinh phải trực tiếp tham gia trình bày (hệ số 2).
– Bài 2: Biên bài tập huấn luyện múa cổ điển Châu Âu hoặc múa dân gian dân tộc VN theo đề thi. Thí sinh trực tiếp trình bày. (hệ số 1)
– Bài 3: Lấy kết quả Thi môn ngữ Văn theo đề thi THPT quốc gia.
11. Ngành Huấn Luyện Múa
– Sơ tuyển:
– Thực hiện tổ hợp động tác múa cổ điển Châu Âu và tổ hợp múa dân gian VN theo yêu cầu.
– Nghe nhạc và trình bày cảm nhận của mình
– Chung tuyển:
– Bài 1: Biên tậpvà trình bày một tiểu phẩm múa quy định trong đề thi.
– Bài 2: Biên đạo bài tập huấn luyện múa cổ điển Châu Âu hoặc múa dân gian dân tộc VN.
– Bài 3: Lấy kết quả Thi môn ngữ Văn theo đề thi THPT quốc gia.