Kỳ thi THPT quốc gia 2017 sẽ tổ chức thi theo 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học), Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình Giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT).
Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh học chương trình Giáo dục THPT phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp.
Thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp.
Thí sinh được lựa chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp để tăng cơ hội xét tuyển vào Đại học. Điểm bài thi nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét tốt nghiệp.
Các thí sinh tự do phải dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của các trường Đại học, Cao đẳng.
Nội dung thi của năm 2017 nằm trong chương trình lớp 12 THPT.
Năm 2018, nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT.
Từ năm 2019 trở đi, nội dung thi nằm trong Chương trình cấp THPT.
Mỗi phòng thi có 24 học sinh
Theo quy chế mới, mỗi tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức 1 cụm thi do do sở GD&ĐT chủ trì, dành cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh.
Bộ GD&ĐT điều động cán bộ, giảng viên của các trường Đại học, Cao đẳng đến các cụm thi để phối hợp tổ chức thi.
Năm 2017, các trường được tổ chức tuyển sinh theo từng khoa, từng ngành (GDVN) – Bộ GD&ĐT quy định, năm 2017, các trường có thể tổ chức tuyển sinh riêng từng phần cho một số khoa, ngành.
Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh do lãnh đạo UBND tỉnh làm trưởng ban, phó trưởng ban thường trực là giám đốc sở GD&ĐT.Trưởng ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia là lãnh đạo Bộ GD&ĐT, phó trưởng ban thường trực là Thứ trưởng Bộ GD&ĐT.
Hội đồng thi do giám đốc các sở GD&ĐT ra quyết định thành lập. Chủ tịch hội đồng là giám đốc sở giáo dục hoặc phó giám đốc sở được ủy quyền.
Mỗi hội đồng thi sẽ có mã riêng thống nhất trong toàn quốc. Số báo danh của thí sinh sẽ gồm mã của hội đồng thi của tỉnh và 6 chữ số đánh theo thứ tự tăng dần, từ 000001 đến hết thí sinh.
Mỗi phòng thi có 24 học sinh. Khoảng cách tối thiểu giữa 2 thí sinh là 1,2m.
Bộ GD&ĐT quản lý dữ liệu thi. Các hội đồng thi công bố kết quả thi sau khi chuyển dữ liệu kết quả thi về Bộ GD&ĐT. Các sở GD&ĐT sử dụng dữ liệu thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT; các trường Đại học, Cao đẳng sử dụng dữ liệu thi để tuyển sinh.
Quy đổi điểm bằng máy tính sang thang điểm 10
Quy chế cũng nêu rõ, đề thi phải đảm bảo phân loại được trình độ của thí sinh vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (để tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (để tuyển sinh Đại học, Cao đẳng).
Điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm được quy về thang điểm 10 đối với toàn bài và cả đối với các môn thi thành phần của các bài thi tổ hợp.
Cán bộ chấm thi phải là người đang trực tiếp giảng dạy đúng môn được phân công chấm.
Bài thi tự luận môn Văn sẽ được chấm theo hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của Bộ GD&ĐT. Bài thi được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0,25; không quy tròn điểm.
Các bài thi trắc nghiệm sẽ được chấm bằng máy quét. Bài thi trắc nghiệm tiến hành chấm điểm và quy đổi điểm bằng máy tính sang thang điểm 10, làm tròn đến hai chữ số thập phân cho từng bài thi trắc nghiệm.
Cách tính điểm xét tốt nghiệp được thực hiện theo công thức sau:
Thông tư này của Bộ GD&ĐT sẽ có hiệu lực từ 10/3/2017
.