Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất
Thủ tục đăng ký việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
Thủ tục đăng ký việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài là thủ tục không còn mới mẻ với nhiều người Việt Nam và ngày càng phổ biến hơn khi nước ta đang trong quá trình hội nhập, phát triển hơn để sánh bước cùng các quốc gia khác trên thế giới. Vậy thủ tục đăng ký kết hôn đó như thế nào? Mời các bạn tham khảo.
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
Đơn xin cấp giấy chứng nhận chưa đăng ký kết hôn
Đơn xin ly hôn mới nhất 2016
Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất
Mới đây, nhiều chính sách liên quan đến đăng ký kết hôn với người nước ngoài có sự thay đổi, với mục đích chính yếu là tạo thuận lợi cho người nước ngoài làm ăn, sinh sống, kết hôn và học tập…tại Việt Nam, chẳng hạn như việc đăng ký kết hôn này không còn phải thực hiện ở Sở Tư pháp nữa mà có thể thực hiện ở UBND cấp huyện.
Như vậy, thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài theo quy định mới được thực hiện như sau:
Chú ý: Hướng dẫn thủ tục được nêu bên dưới áp dụng cho việc đăng ký kết hôn giữa:
Bước 1: Kiểm tra mình đã đủ điều kiện kết hôn chưa?
Phải đáp ứng các điều kiện sau thì mới xem xét chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn:
1. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.
3. Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
4. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau:
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Bao gồm:
1. 01 Tờ khai đăng ký kết hôn. (theo mẫu đính kèm).
2. Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người Việt Nam và người nước ngoài.
Lưu ý: Đối với giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài:
– Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam và của nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình.
Lưu ý: Nếu giấy xác nhận của cơ sở y tế này không có ghi thời hạn thì chỉ có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp.
3. Bản sao CMND hoặc thẻ Căn cước công dân của người Việt Nam.
4. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo yêu cầu thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.
Lưu ý: Nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bảo sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy kết hôn.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Địa điểm: tại Phòng Tư Pháp thuộc UBND cấp quận, huyện.
Bước 4: Giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn
Thời hạn:
Bước 5: Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn
Bước 6: Trao Giấy chứng nhận kết hôn
Thời hạn:
Một số lưu ý:
1. Nếu 01 trong 02 bên không thể có mặt cùng lúc để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì có thể đề nghị Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn.
Nếu hết 60 ngày mà không đến nhận thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký. Sau đó, nếu 2 bên nam, nữ muốn đăng ký kết hôn thì phải tiến hành thủ tục như ban đầu.
2. Nếu UBND cấp huyện từ chối đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp thông báo bằng văn bảnh nêu rõ lý do cho 2 bên nam, nữ.
Căn cứ pháp lý:
Để lại một bình luận