Doanh nghiệpHỏi đáp pháp luật

Thủ tục doanh nghiệp Chuyển địa điểm kinh doanh

Hướng dẫn thủ tục chuyển địa điểm kinh doanh mới nhất
139

Hướng dẫn thủ tục chuyển địa điểm kinh doanh mới nhất

Chuyển địa điểm là một nhu cầu khách quan và chính đáng của doanh nghiệp, nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể lựa chọn nơi giao dịch thuận tiện nhất hoặc với chi phí hợp lý nhất. Dưới đây là nội dung cụ thể về trình tự thủ tục chuyển địa điểm, nội dung và quy trình chuyển địa điểm kinh doanh, mời các bạn tham khảo.

1. Thủ tục đăng ký chuyển địa điểm kinh doanh

Chuyển địa điểm kinh doanh là một thủ tục hoàn toàn hợp lý và được pháp luật cho phép DN thực hiện, cũng như bao thủ tục thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh khác. Thủ tục chuyển địa điểm cần chú ý 2 yếu tố, đó là: Thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh và thủ tục tại cơ quan quản lý thuế.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 40 và Khoản 1, Điều 48, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP thì trình tự thủ tục chuyển địa điểm bao gồm 3 nội dung cơ bản sau đây:

Một là: Thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế, tại cơ quan thuế nơi chuyển đi (thường gọi là xác nhận số liệu thuế nơi chuyển đi).

Hai là: Thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (thường gọi là Thay đổi đăng ký kinh doanh).

Ba là: Thực hiện thủ tục bổ sung, thay đổi thông tin đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi chuyển đến (thường gọi là đăng ký thông tin chuyển đến).

Về quy trình thủ tục cụ thể, có thể chia làm 3 trường hợp như sau:

Trường hợp thứ nhất: Chuyển địa điểm nhưng không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế.

Trường hợp này áp dụng cho: các DN do chi cục thuế quản lý chuyển địa điểm trong phạm vi cùng quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; hoặc các doanh nghiệp do cục thuế quản lý chuyển địa điểm trong phạm vi cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Đối với trường hợp này, DN chỉ cần làm thủ tục đăng ký thay đổi địa điểm tại Phòng ĐKKD, nơi đã cấp giấy chứng nhận ĐKDN hoặc giấy chứng nhận hoạt động CN, VPĐD, ĐĐKD (gọi tắt là giấy chứng nhận) mà DN muốn thay đổi. Sau khi được cấp giấy chứng nhận theo địa chỉ mới, DN thông báo bổ sung, thay đổi thông tin đến cơ quan thuế quản lý (sử dụng mẫu 08-MST).

• Trường hợp thứ hai: Chuyển địa điểm trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và làm thay đổi cơ quan quản lý thuế.

Trường hợp này áp dụng cho các DN thuộc chi cục thuế quản lý và chuyển địa điểm sang địa bàn thuộc chi cục thuế khác nhưng ở cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với địa chỉ cũ.

Đối với trường hợp này, trước hết DN liên hệ với chi cục thuế đang quản lý để làm thủ tục xác nhận số liệu thuế nơi chuyển đi, bao gồm: Xác nhận tình hình kê khai và nộp các loại thuế của DN tính đến thời điểm chuyển đi; Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tính đến thời điểm chuyển đi, kèm theo:

Nếu các thủ tục đều hoàn thành, cơ quan thuế nơi chuyển đi sẽ cấp văn bản xác nhận cho DN để sau này DN đăng ký với cơ quan thuế nơi chuyển đến.

Sau khi tiến hành thủ tục tại cơ quan thuế nơi chuyển đi xong, DN tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi địa điểm tại Phòng ĐKKD nơi đã cấp giấy chứng nhận mà DN muốn thay đổi.

Tiếp theo, khi được cấp giấy chứng nhận mới, DN tiến hành đăng ký thông tin tại cơ quan thuế chuyển đến, bao gồm:

• Trường hợp thứ ba: Chuyển địa điểm ra phạm vi khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Trường hợp này không cần phải nói thì cũng biết chắc chắn là sẽ khác luôn cơ quan quản lý thuế.

Đối với trường hợp này, trước hết DN liên hệ với cơ quan thuế đang quản lý (Chi cục thuế hoặc cục thuế) để làm thủ tục xác nhận số liệu thuế nơi chuyển đi, bao gồm: Xác nhận tình hình kê khai và nộp các loại thuế của DN tính đến thời điểm chuyển đi; Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tính đến thời điểm chuyển đi, kèm theo:

Nếu các thủ tục đều hoàn thành, cơ quan thuế nơi chuyển đi sẽ cấp văn bản xác nhận (mẫu C-09) cho DN để sau này DN đăng ký với cơ quan thuế nơi chuyển đến.

Sau khi tiến hành thủ tục tại cơ quan thuế nơi chuyển đi xong, DN tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi địa điểm tại Phòng ĐKKD nơi dự định chuyển đến. Phòng ĐKKD nơi dự định chuyển đến sẽ ra biên nhận, hẹn ngày trả kết quả. Khi Phòng ĐKKD nơi chuyển đến cấp giấy chứng nhận mới cho DN, Phòng ĐKKD nơi chuyển đến sẽ thông báo ngược về cho Phòng ĐKKD nơi chuyển đi và cập nhật lại thông tin trên hệ thống quản lý ĐKDN.

Tiếp theo, khi được cấp giấy chứng nhận mới, DN tiến hành đăng ký thông tin tại cơ quan thuế chuyển đến, bao gồm:

Lưu ý:

Thủ tục doanh nghiệp chuyển địa điểm kinh doanh

2. Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh

Hồ sơ thay đổi địa chỉ công ty cùng quận

Hồ sơ thay đổi địa chỉ công ty khác quận

Về hồ sơ chốt thuế (3 bộ)

Về hồ sơ thay đổi ĐKKD

3. Phí thay đổi địa chỉ công ty

Phí thay đổi địa chỉ công ty chỉ gồm lệ phí khi công ty thực hiện thủ tục thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh để được thay đổi giấy phép kinh doanh mới.

Lệ phí thay đổi địa chỉ công ty bao gồm :

Như vậy lệ phí thay đổi địa chỉ công ty trên giấy phép kinh doanh hiện nay chỉ có 400.000 đồng.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Thủ tục thay đổi địa chỉ công ty 2021, Hồ sơ và trình tự đăng ký kinh doanh từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm