Nhà thờ Đức Bà có chiều dày lịch sử lâu đời, một công trình mang nét đặc sắc biểu tượng của Sài Gòn và cũng là nhân chứng lịch sử của người dân Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, một công trình kiến trúc quy mô, đồ sộ, mang vẻ uy nghi, tráng lệ. Dưới đây là bài thuyết minh về nhà thờ Đức Bà, giúp các em hiểu thêm về công trình này.
Quận 1, nơi được coi là thiên đường của các địa điểm du lịch nổi tiếng, những quán ăn nhà hàng với giá cả đắt đỏ, nhìn chung là một khu vực nằm ngay trung tâm thành phố nên giá trị của nó cũng mang một tầm cao so với các khu vực lân cận. Một trong số những địa điểm du lịch mà thu hút khách nhất nhì quận 1, nơi mang đậm dấu tích lịch sử lâu đời, là biểu tượng của Sài Gòn chắc hẳn ai cũng từng nghe về Nhà Thờ Đức Bà.
Đến với thành phố Hồ Chí Minh mà không ghé dừng chân chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Nhà Thờ Đức Bà thì quả là một thiếu sót to lớn của cả một chuyến đi.
Nằm ngay tại vị trí đắc địa nhất Sài Gòn, tọa lạc tại số 1, công xã Pari, phường Bến Nghé, ngay giữa trung tâm quận 1 thành phố Hồ Chí Minh.
Với không gian rộng ngay mặt đường lớn nơi giao nhau của nhiều tuyến đường khác nhau, lại được bao bọc xung quanh bởi những hàng cây to lớn xanh tươi đã có tuổi đời từ rất lâu.
Nổi bật ngay chính giữa quận 1, nhà thờ Đức Bà hiện lên như một công trình kiến trúc quy mô, đồ sộ, mang vẻ uy nghi, tráng lệ thu hút ánh mắt của mọi du khách từ khắp thập phương.
Đây là nơi có chiều dày lịch sử lâu đời, trước đây nhà thờ Đức Bà là nơi thánh lễ của những người theo đạo Công giáo trong giai đoạn Sài Gòn ta bị thực dân Pháp chiếm đóng.
Thực chất từ xưa đây vốn là một ngôi chùa nhỏ của người Việt bị bỏ hoang, sau đó thì được linh mục Lefebvre tu sửa lại một cách khang trang, sạch sẽ.
Do vì đây là nhà thờ đầu tiên nên khi xây dựng còn nhiều thiếu sót, so với mặt bằng chung thì nó khá nhỏ nên sau đó Đo đốc Bonard đã khởi công xây dựng thêm một nhà thờ khác bằng gỗ ở bên bờ “Kinh Lớn” hay ngày nay thuộc trụ sở Tòa Tạp Tụng thời Việt Nam Cộng Hòa.
Tiếp sau đó, linh mục Lefebvre là người đặt hòn đá đầu tiên bắt đầu khởi công xây dựng nhà thờ mới vào năm 1863.
Ban đầu nơi đây có tên gọi là nhà thờ Sài Gòn, sau do thiết kế của nhà thờ hoàn toàn bằng chất liệu gỗ mưa gió dễ dẫn đến ẩm mốc, có nhiều côn trùng gây ra hư hại, vì thế mà khi các buổi lễ diễn ra đều được cử hành trong các phòng khánh tiết của Dinh Thống Đốc cũ.
Nhà thờ được đặt tượng đức mẹ ngay phía trước vào tháng 2 năm 1959, do đó về sau mà mọi người gọi nơi đây là Nhà Thờ Đức Bà.
Nhà thờ Đức Bà được tọa lạc nằm ngay tại quảng trường không hề được che chắn bởi các hàng rào hay các công trình kiến trúc khác, hay các nhà cao tầng vì thế mà nhìn từ mọi góc đều thấp được vẻ đẹp sáng ngời của nó.
Ngay phía trước nhà thờ được thiết kế bằng một vườn hoa sắc màu nhằm ngăn cách giữa lối di chuyển giao thông trên quảng trường và sảnh chính của nhà thờ.
Mặt trước là nơi giao nhau của 4 con đường thường được gọi là Công Trường Công xã Paris, ngay gần đó là Bưu Điện Sài Gòn cũng to lớn không kém.
Ở phía trước công trình ngay tại giữa hai tháp chuông to lớn sẽ có một chiếc đồng hồ lớn, đó được biết có xuất xứ từ Thụy Sĩ vào những năm 1887.
Dù đã trải qua bao thăng trầm của thời gian, dần trở nên cũ kĩ, bụi bẩn nhưng so với cách thức hoạt động thì vẫn chạy rất chính xác, đó là điều gây ấn tượng mạnh với du khách. Giữa công viên là bức tượng Đức mẹ Hòa Bình, được biết tượng được dựng trên bệ đá cũ từ nằm 1945 và dân tước hiệu Nữ Vương Hòa Bình.
Tượng cao 4,6m và nặng đến 5,8 tấn được chạm khắc hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng của Ý, chủ yếu tượng được khắc thô bằng tay.
Tượng Đức mẹ Hòa Bình được thiết kế ngay trước công trình trong tư thế đứng thẳng, trên đôi tay cầm một quả địa cầu, ngay phía trên là một cây thánh giá, đôi mắt của đức mẹ hiền từ, đăm chiêu nhìn thẳng lên bầu trời cao về phía trước, như cầu mong sự bình an, ấm no cho Việt Nam cũng như toàn thế giới.
Phía bên trong sẽ là tòa thánh đường, được thiết kế đặc biệt bao gồm một lòng chính, hai lòng phụ và có cả 2 dãy nhà nguyện với các hàng ghế được sắp xếp một cách ngay ngắn thẳng tắp. Tòa thánh đường có tổng cộng chiều dài là 93m và chiều rộng là 35m từ mặt đất đến mái vòm trên cùng là 21m, với không gian rộng rãi to lớn này tòa thánh đường có sức chứa lên đến 1200 người.
Đi sâu vào nhà thờ Đức Bà sẽ thấy các bàn thờ đều được điêu khắc thiết kế một cách tinh tế bằng đá cẩm thạch. Các cửa sổ ở hai bên với nhiều màu sắc đa dạng cùng với hình ảnh phong phú tạo nên một không gian huyền bí, trang nghiêm.
Ngoài ra, phía bên trong còn có một chiếc tháp chuông, nó được xem như là linh hồn của nhà thờ. Được biết, nhà thờ Đức Bà đã trải qua bốn lần trùng tu từ khi xây dựng đến any, lần trùng tu đầu tiên vào năm 1895 là trong giai đoạn xây dựng tháp chuông cho nhà thờ.
Bên trong thánh đường luôn có những loại ánh sáng pha trộn vào các bức họa trên các khung cửa tạo nên một không gian vô cùng sinh động nhưng cũng đầy trang nghiêm, tĩnh lặng.
Nhà thờ Đức Bà chính là công trình kiến trúc đặc sắc, pha trộn giữa kiến trúc Đông Tây giữa chút hiện đại và cổ kính, giữa chút trang nghiêm nhưng lại rất đầy màu sắc.
Nhà thờ Đức Bà không chỉ là một công trình mang nét đặc sắc biểu tượng của Sài Gòn mà nó còn chính là nhân chứng lịch sử của người dân Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp.
Dù đã trải qua bao thăng trầm của thời gian, dầm mưa giãi nắng nhưng nhà thờ vẫn luôn kiên cường đứng sừng sững ngay giữa lòng Sài Gòn, như là biểu tượng mang giá trị nhân văn của con người Việt Nam.
Nhà thờ Đức Bà nơi mà luôn là điểm đến thu hút nhất khách du lịch khi ghé thăm quận 1, với vị trí tọa lạc ngay tại nơi giao nhau của 4 tuyến đường vô cùng thuận tiện đi lại.
Một thánh địa đầy trang nghiêm, uy nghi, rộng lớn, là nơi cầu nguyện của mọi người, đến đây không ai không khỏi trầm trồ thán phục trước sự tráng lệ bất biến giữa Sài Gòn bộn bề này.
Qua bài văn với đề tài thuyết minh về nhà thờ Đức Bà trên, chúng ta thấy rằng không chỉ là thánh địa cho mọi người đến cầu nguyện, đây còn là điểm đến của hầu hết du khách từ tứ phương với vẻ trang nghiêm, uy nghi giữa lòng thành phố xa hoa, tấp nập.