Vốn được tạo hóa ban tặng, vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được ví như một bức tranh sơn mài vô cùng tráng lệ, vô cùng tuyệt mỹ với những khối nhủ thạch trong từng hang động với hệ sinh thái từ thực vật đến động vật vô cùng đa dạng, phong phú lại thêm vào sự bảo vệ, sự chăm sóc của con người. Dưới đây là bài thuyết minh về Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, sẽ phô diễn hết những nét độc đáo của kỳ quan nơi đây.
Đất nước Việt Nam ta trải dài theo hình chữ S xuyên suốt từ Bắc đến Nam, dù đi đến đâu hay đi về đâu, ta đều có thể chứng kiến món quà mà tạo hóa ban tặng, sản phẩm được mẹ thiên nhiên ưu đãi cho con người đất Việt. Thiên nhiên là vô cùng tươi đẹp và là một phần lớn đóng góp vào sự phát triển của một tỉnh thành nói riêng, một đất nước nói chung.
Nếu ở tỉnh Quảng Ninh, mẹ thiên nhiên ban tặng cho ta một Vịnh Hạ Long như một bức tranh tráng lệ, ở tỉnh Ninh Bình, tạo hóa ưu đãi cho con người nơi đây một quần thể Danh thắng Tràng An vừa là một di sản văn hóa Thế giới vừa là di sản thiên nhiên Thế giới thì khi đến với Quảng Bình, sự ưu đãi của tự nhiên lại càng to lớn hơn khi trao tặng một vật phẩm vô cùng tuyệt vời cho con người nơi đây – Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
Thiên nhiên là vô cùng vô giá, dù cho có thật nhiều tiền, thật nhiều địa vị danh lợi cũng không thể mua được vẻ đẹp đó.
Trong suốt quảng đời của một cuộc đời con người luôn sống trong những nỗi lo toan về tiền bạc, về danh vọng địa vị, về một cuộc sống giàu sang mà quên mất rằng cái quan trọng nhất, cái đáng giá nhất để dành lấy, để giữ gìn đó là vẻ đẹp của thiên nhiên.
Vốn được tạo hóa ban tặng, vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được ví như một bức tranh sơn mài vô cùng tráng lệ, vô cùng tuyệt mỹ với những khối nhủ thạch trong từng hang động với hệ sinh thái từ thực vật đến động vật vô cùng đa dạng, phong phú lại thêm vào sự bảo vệ, sự chăm sóc của con người thì nơi đây đã trở thành một địa điểm du lịch mà bất kỳ ai cũng muốn đến tham quan một lần.
Nằm ở phía Bắc của dãy núi Trường Sơn tại huyện Bố Trạch và Minh Hóa thuộc tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50km về phía Tây Bắc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội chừng 500km về phía Nam và cách biển Đông khoảng 42km, vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng giáp với khu bảo tồn Hin Namno của nước Lào về phía Tây.
Theo tài liệu ghi lại, trước đây Phong Nha – Kẻ Bàng chỉ là một bảo tồn thiên nhiên. Sau đó vào ngày 9 tháng 8 năm 1986, nơi đây đã được mở rộng thêm diện tích là 41,132ha.
Nhưng mãi đến ngày 12 tháng12 năm 2001, chính phủ mới ra quyết định biến nơi đây thành một vườn Quốc Gia với diện tích 85,754ha, được chia làm ba phân khu: phân khu dịch vụ hành chính (3,411ha), phân khu phục hồi sinh thái (17,449ha) và phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (64,894ha).
Ngay từ sau khi được biến đổi trở thành vườn Quốc gia, Phong Nha-Kẻ Bàng ngày càng thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, đặc biệt là ngay sau khi được UNESCO công nhận là một trong hai di sản thiên nhiên Quốc Gia tại Việt Nam.
Nơi đây ngày càng trở nên nổi tiếng, thu hút sự chú ý và quan tâm của đông đảo khách du lịch.
Từ khi được thành lập, đối với mỗi vị khách đã từng đến nơi đây đều phải thắc mắc về nguồn gốc của cái tên “Phong Nha-Kẻ Bàng”.
Đã từng có ý kiến cho rằng Phong Nha-Kẻ Bàng có nghĩa là gió và răng ( dịch theo từ Hán – Việt thì Phong là gió, Nha là răng vì trong hang có các nhủ đá tua tủa như răng ). Tuy nhiên lại có ý kiến khác cho rằng Phong Nha-Kẻ Bàng là tên của một ngôi làng miền núi thời xưa.
Nhưng tới ngày nay, Phong Nha-Kẻ Bàng được người đời biết đến là tên gọi được ghép bởi hai thành phần: tên gọi Động Phong Nha và tên của vùng núi đá vôi Kẻ Bàng.
Chính tại nơi đây, theo sử xưa ghi lại, Phong Nha – Kẻ Bàng là một nhân chứng chứng kiến cuộc chiến tranh chống Mỹ của dân tộc ta khi nơi đây vừa là căn cứ vững chắc của quân đội miền Bắc vừa là nơi giấu vũ khí, trang thiết bị, lương thực và in dấu chân của Vua Hàm Nghi khi Ngài chuẩn bị xuống chiếu Cần Vương.
Khoảng 400 triệu năm về trước, Phong Nha – Kẻ Bàng vẫn còn nằm dưới đáy biển nhưng giờ đây nó được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ với cấu trúc địa lý khá phức tạp được tập hợp bởi nhiều loại đá như Sa Thạch,Thạch Anh, Phiến Thạch,…
Để có được hình tượng và vẻ đẹp như ngày hôm nay, vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bảng đã phải trải qua một khoảng thời gian dài, trải qua các giai đoạn kiến tạo và các pha chuyển động đứt gãy,…
Có thể nói Phong Nha-Kẻ Bàng như cảnh quan ở trên Tiên Giới, vô cùng rực rỡ, vô cùng nguy nga như những tòa lâu đài của các nàng công chúa, các vị hoàng tử trong những câu chuyện thần thoại, cổ tích. Bên cạnh những giá trị về địa chất, địa mạo, vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng còn được thiên nhiên ưu đãi cho những cảnh quan kỳ bí với hơn 300 hang động lớn nhỏ.
Nơi đây quả thật là một sự lựa chọn tuyệt vời dành cho những ai thích khám phá thiên nhiên, yêu chuộng sự thám hiểm. “Vương quốc hang động” này được chia làm ba hệ thống hang chính: Hệ thống động Phong Nha có chiều dài hơn 45km bắt nguồn từ phía Nam của dãy núi đá vôi Kẻ Bàng với các hang Tối, hang Chà An, hang Thung,…;
Hệ thống hang Vòm với chiều dài trên 30km, nằm ở độ cao 360m so với mực nước biển bao gồm các hang Vòm, hang Đai Cao, hang Duột,…;
Hệ thống hang Rục Mòn với chiều dài 2863m, có độ sâu vòm 49m, là một trong những hang động lớn nhưng tới hiện nay vẫn chưa được khai thác nhiều.
Ngoài hệ thống hang động phức tạp và đa đạng, Phong Nha-Kẻ Bàng còn nhận lấy một sự thiết đãi của mẹ thiên nhiên khi nơi đây có một hệ thống sông ngòi khá phức tạp và nhiều dòng sông ngầm dài nhất.
Ở đây có tất cả ba con sông chính: sông Tróoc, sông Chày và sông Son chảy giữa những khối núi đá rừng tạo nên một quan cảnh vô cùng rực rỡ, vô cùng thơ mộng. Một bức tranh “Nhất thi-Nhất họa” chính là dùng để mô tả quang cảnh này.
Hơn thế, Phong Nha-Kẻ Bàng còn có những con thác như thác Gió, thác Mệ Loan…Các đỉnh núi ở nơi đây có độ cao trung bình khoảng 800m và một số đỉnh núi có độ cao trên 1000m như đỉnh Phu Tạo (1174m), đỉnh Co Preu (1213m),…
Và một điều đặc biệt hơn hết, khách du lịch mỗi khi đến đây đều sẽ phải trầm trồ, ngỡ ngàng với khu rừng nguyên sinh nhiệt đới với độ che phủ lên tới 92% bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm và 38 loài đang có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam và 25 loài rơi vào danh sách đỏ của Thế giới.
Nơi đây có tới 2651 loài thực vật bậc cao, 113 loài thú lớn như hổ và bò tót, 302 loài chim, 81 loài bò sát lưỡng cư, 259 loài bướm, 10 bộ linh trưởng ( chiếm 50% tổng số loài thuộc bộ linh trưởng ở Việt Nam) và nhiều loài động thực vật khác như Chò Đãi, Trầm Hương, Bách Xanh Đá, Lan Hài Xanh,…đến những loài động vật sinh sống bên trong hang động mà không cần ánh sáng như cá, tôm, bò cạp không mắt,…
Tất cả đều sẽ khiến mỗi du khách đến đây phải trầm trồ và đây là nơi vô cùng lý tưởng dành cho những con người yêu mến thiên nhiên, muốn quay về cuộc sống với mẹ tạo hóa.
Ngoài ra, vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng còn là dấu ấn cho sự sinh sống và văn hóa của người Chăm Pa bởi những dấu tích còn lưu lại trong Động Phong Nha.
Được UNESCO hai lần công nhận: một là di sản thiên nhiên Thế giới theo tiêu chí giá trị địa chất, địa mạo (2003), hai là di sản sinh thái và đa dạng sinh học (2015), vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã trở nên vô cùng nổi tiếng đối với đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Đây sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời để tham quan mỗi khi đến với con người xứ Quảng Bình.
Qua bài thuyết minh về Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, ta có thể nói Phong Nha – Kẻ Bàng như cảnh quan ở trên Tiên Giới, vô cùng rực rỡ, vô cùng nguy nga như những tòa lâu đài của các nàng công chúa, các vị hoàng tử trong những câu chuyện thần thoại, cổ tích.