Lịch sử

100 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 (Có đáp án)

1474

100 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 có đáp án kèm theo, giúp các thí sinh ôn thi THPT Quốc gia 2021 môn Lịch sử đạt kết quả cao. Thông qua những câu hỏi trắc nghiệm dễ dàng hệ thống lại kiến thức, luyện trả lời câu hỏi trắc nghiệm hiệu quả.

Từ năm 1945 – 1954 là giai đoạn lịch sử khá quan trọng trong chương trình Lịch sử lớp 12, giúp các em nắm vững những kiến thức trọng tâm, cần thiết cho kỳ thi sắp tới. Ngoài ra, các em cũng nên tham khảo thêm những câu trắc nghiệm Lịch sử giai đoạn 1954 – 1975.

Trắc nghiệm Lịch sử 12 chương 3

Câu 1. Khó khăn lớn nhất của đất nước ta sau cách mạng tháng Tám gì?

A. Các kẻ thù ngoại xâm, nội phản
B. Nạn đói, nạn dốt đe doạ nghiêm trọng cuộc sống của nhân dân ta.
C. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng.
D. Các tổ chức phản cách mạng ra sức chống phá cách mạng.

Câu 2. Quân đội Đồng minh các nước vào nước ta sau năm 1945 là

A. quân Anh, quân Mĩ
B. quân Pháp, quân Anh
C. Quân Anh, quân Trung Hoa Dân quốc
D. quân Pháp, quân Trung Hoa Dân quốc

Câu 3. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, chúng ta phải đối mặt với nhiều kẻ thù, trong đó nguy hiểm nhất là

A. quân Trung Hoa Dân Quốc.
B. thực dân Pháp.
C. đế quốc Anh.
D. phát xít Nhật.

Câu 4. Quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai của chúng ở miền Bắc có âm mưu gì?

A. Giải giáp khí giới quân Nhật.
B. Giúp đỡ chính quyền cách mạng nước ta.
C. Đánh quân Anh.
D. Cướp chính quyền của ta.

Câu 5. Khó khăn nghiêm trọng nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. nạn đói.
B. giặc dốt.
C. tài chính.
D. giặc ngoại xâm.

Câu 6. Tình hình tài chính nước ta sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám như thế nào?

A. Tài chính bước đầu được xây dựng.
B. Ngân sách Nhà nước trống rỗng.
C. Tài chính phát triển
D. Tài chính lệ thuộc vào Nhật – Pháp.

Câu 7. Tàn dư văn hóa do chế độ thực dân phong kiến để lại sau Cách mạng tháng Tám là

A. Văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
B. Văn hóa hiện đại theo kiểu phương Tây.
B. Văn hóa mang nặng tư tưởng phản động của phát xít Nhật.
D. hơn 90% dân số không biết chữ.

Câu 8. Mục tiêu chung của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với nước ta sau cách mạng thánh Tám là

A. Bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam.
B. đưa thực dân Pháp trở lại Việt Nam.
C. mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam.
D. chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam

Câu 9. Sau cách mạng tháng Tám, Bác Hồ đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc…”

A. Đói
B. Yếu
C. Thất bại
D. Nhỏ bé

Câu 10. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có biện pháp gì để giải quyết nạn “mù chữ” sau Cách mạng tháng Tám 1945?

A. Thành lập Nha Bình dân học vụ.
B. Xây dựng nhiều trường học.
C. Xoá bỏ văn hoá thực dân nô dịch phản động.
D. Thực hiện cải cách giáo dục.

Câu 11. Để giải quyết triệt để nạn đói, biện pháp nào sau đây là quan trọng nhất?

A. Tăng cường sản xuất.
B. Lập hủ gạo tiết kiệm.
C. Tổ chức “Ngày đồng tâm” để có thêm gạo cứu đói.
D. Chia lại ruộng đất công cho nông dân theo nguyên tắc công bằng, dân chủ.

Câu 12. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập năm 1945 là nhà nước của

A. công, nông, binh.
B. toàn thể nhân dân.
C. công nhân và nông dân.
D. công, nông và trí thức.

Câu 13. Ý nào sau đây không phải là khó khăn của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Các cơ sở công nghiệp chưa kịp phục hồi sản xuất.
B. Ngân sách Nhà nước hầu như trống rỗng.
C. Nhân dân mới giành được chính quyền.
D. Trên cả nước ta còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.

Câu 14. Thuận lợi nào là cơ bản nhất đối với cách mạng Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Phong trào cách mạng thế giới phát triển sau chiến tranh.
B. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành.
C. Cách mạng có Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
D. Nhân dân phấn khởi gắn bó với chế độ.

Câu 15. Ngày 6 – 1 – 1946 ở Việt Nam diễn ra sự kiện nào sau đây?

A. Thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp; thành lập Ủy ban hành chính các cấp.
C. Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên, thành lập Chính phủ Liên hiệp kháng chiến.
D. Tổng tuyển cử bầu đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 16. Sau bầu cử Quốc hội (1/1946), các địa phương Bắc Bộ, Trung Bộ làm gì để xây dựng chính quyền?

A. Thành lập quân đội ở các địa phương.
B. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
C. Thành lập các Xô viết ở các địa phương.
D. Thành lập tòa án nhân dân các cấp.

Câu 17. Hai mục tiêu chiến lược của Đảng để giữ vững thành quả cách mạng 1945-1946 là gì?

A. Thành lập chính phủ chính thức của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
B. Thực hiện nền giáo dục mới và giải quyết nạn đói.
C. Quyết tâm kháng chiến chống thực dân pháp.
D. Củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng và ra sức xây dựng chế độ mới.

Câu 18. Biện pháp căn bản và lâu dài để giải quyết nạn đói ở Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là

A. nghiêm trị những người đầu cơ tích trữ lúa gạo.
B. thực hiện phong trào thi đua tăng gia sản xuất.
C. tổ chức điều hòa thóc gạo giữa các địa phương.
D. thực hiện lời kêu gọi cứu đói của Hồ Chí Minh.

Câu 19. Để giải quyết nạn đói trước mắt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi:

A. Nhường cơm sẻ áo
B. Tịch thu lúa gạo của nhân dân
C. Kêu gọi sự hỗ trợ của thế giới
D. Sự hỗ trợ của các nước Đông Nam Á

Câu 20. “Cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa, đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”. Câu trên do ai phát biểu?

A. Hồ Chí Minh.
B. Phạm Văn Đồng.
C. Trường Chinh.
D. Tôn Đức Thắng.

Câu 21. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, những thế lực ngoại xâm nào có mặt ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc?

A. Quân Nhật, quân Mĩ.
B. Quân Anh, quân Nhật.
C. Quân Pháp, quân Nhật.
D. Quân Nhật, quân Trung Hoa Dân quốc.

Câu 22 . Trước âm mưu và hành động xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp, chủ trương của Đảng và chính phủ ta như thế nào?

A. Quyết tâm lãnh đạo kháng chiến
B. Đàm phán với Pháp
C. Nhờ sự giúp đỡ bên ngoài
D. Hòa hoãn với thực dân Pháp.

Câu 23. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã “tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc” là thực hiện chủ trương

A. tập trung vào xây dựng chính quyền mới.
B. tập trung lực lượng để đối phó với nội phản trong nước.
C. tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.
D. tranh thủ thời gian hòa bình để xây dựng đất nước.

Câu 24. Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa kí Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) với Pháp chứng tỏ

A. sự thoả hiệp của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. sự suy yếu của lực lượng cách mạng.
C. sự thắng lợi của Pháp trên mặt trận ngoại giao.
D. sự đúng đắn và kịp thời của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 25. Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia

A. tự do.
B. tự trị.
C. tự chủ.
D. độc lập.

Câu 26. Nội dung nào sau đây không thuộc Hiệp định sơ bộ ?

A. Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.
B. Ta đồng ý cho 15000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế cho quân Tưởng.
C. Nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở Việt Nam
D. Hai bên cùng ngừng bắn ở Nam Bộ.

Câu 27. Sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục kí với Pháp bản Tạm ước (14-9-1946) vì

A. muốn đẩy nhanh 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc về nước.
B. thời gian có hiệu lực của Hiệp định Sơ bộ sắp hết.
C. thực dân Pháp dùng sức ép về quân sự yêu cầu nhân dân ta phải nhân nhượng thêm.
D. nhân dân Việt Nam cần thêm thời gian để chuẩn bị tốt cho cuộc kháng chiến lâu dài với Pháp.

Câu 28. Vì sao Đảng ta chủ trương chuyển từ nhân nhượng vơi Trung Hoa dân quốc sang hòa hoãn với Pháp?

A. Vì Trung Hoa Dân quốc kí với Pháp bản Hiệp ước(28-2-1946)
B. Vì Pháp mạnh hơn Trung Hoa Dân quốc
C. Vì Trung Hoa Dân quốc chuẩn bị rút về nước
D. Vì Pháp chuẩn bị chiến đâu với Trung Hoa Dân quốc

Câu 29. Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21-7-1954) là

A. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.
B. đảm bảo giành thắng lợi từng bước.
C. giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.
D. không vi phạm chủ quyền dân tộc.

Câu 30. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (ngày 18 và 19 – 12 – 1946), đã quyết định vấn đề quan trọng gì?

A. Kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp.
B. Phát động toàn quốc kháng chiến.
C. Lãnh đạo nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống Pháp.
D. Hòa hoãn với Pháp, kí Hiệp định Phôngtennơblô.

Câu 31. Ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị

A. Toàn dân kháng chiến.
B. Kháng chiến kiến quốc.
C. Kháng chiến toàn diện.
D. Trường kì kháng chiến.

Câu 32. Sự kiện nào trực tiếp dẫn đến cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam bùng nổ vào ngày 19 – 12 – 1946?

A. Quân Pháp tấn công Hải Phòng và Lạng Sơn.
B. Hội nghị Phôngtennơblô (Pháp) giữa hai Chính phủ Việt Nam và Pháp thất bại.
C. Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
D. Quân Pháp tiến hành thảm sát nhân dân Việt Nam ở Hàng Bún (Hà Nội).

Câu 33. “Không! chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.” Câu văn trên trích trong văn bản nào?

A. Tuyên ngôn độc lập.
B. Lời kêu gọi toàn quốc khán kháng chiến.
C. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng.
D. Hịch Việt Minh.

Câu 34 . Sự kiện nào là tín hiệu tiến công của quân ta mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?

A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng.
B. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ(Hà Nội) phá máy, tắt điện vào khoảng 20 giờ ngày 19-12-1946.
C. Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
D. Pháp gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ.

Câu 35 . Lực lượng quân sự nào của ta được thành lập và chiến đấu ở Hà Nội trong 60 ngày đêm cuối năm 1946 – đầu năm 1947?

A. Việt Nam giải phóng quân.
B. Cứu quốc quân.
C. Trung đoàn Thủ đô.
D. Dân quân, du kích.

Câu 36. Mục tiêu của cuộc chiến đấu chống quân Pháp ở Hà Nội của quân ta trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến là

A. Tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân Pháp ở Hà Nội.
B. Giam chân địch để có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
C. Phá hủy nhiều kho tàng của địch.
D. Giải phóng được thủ đô Hà Nội.

Câu 37. Đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam là

A. kiên quyết, độc lập, tự chủ, dựa vào nhân dân.
B. toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh.
C. giữ vững thế tiến công, kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
D. toàn dân đánh giặc, cả nước đồng lòng, quyết tâm chiến đấu.

Câu 38. Thực dân Pháp mở cuộc tấn công Việt Bắc vào thu – đông năm 1947 nhằm

A. ngăn chặn con đường liên lạc của ta với quốc tế.
B. tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
C. giải quyết mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng.
D. kết thúc chiến tranh trong danh dự.

Câu 39. Chỉ thị của Đảng ta được đưa ra trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 là

A. “Toàn dân kháng chiến”.
B. “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.
C. “Kháng chiến kiến quốc”.
D. “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

Câu 40. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1946 – 1954) mở đầu bằng chiến thắng nào?

A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16.
B. Chiến thắng Việt Bắc.
C. Chiến thắng Biên giới.
D. Cuộc chiến đấu của nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn.

…………………

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm