Tnu ngay từ nhỏ đã có khát vọng cao, tỏ ra là người có lòng tự trọng lớn: Quan tâm đến học chữ (lên núi Ngọc Linh lấy đá trắng làm phấn viết); học chữ để là cán bộ cứu dân làng; không nhớ được chữ, thua Mai, lấy đá đập vào đầu.
ĐỀ 3: HÌNH TƯỢNG TNU
1. Tác giả
2. Hoàn cảnh sáng tác
3. Giới thiệu chung
– Tnu là hình tượng nhân vật được xây dựng mang những nét tính cách tiêu biểu cho cả cộng đồng, dân làng Xô man.
– Cuộc đời, số phận Tnu: Gắn liền với dân làng Xô man, cũng là tiêu biểu cho sinh mệnh của cả miền đất ấy
– Là hình tượng của người anh hùng mang đậm tính sử thi
4. Phân tích
– Lai lịch:
• Mồ côi: đau thương
• Được cả dân làng Xô man nuôi – con chung: Mối quan hệ gắn bó giữa Tnu với cả cộng đồng.
• Tâm hồn: “Bụng nó sạch như nước suối…”
– Ngoại hình:
• Tác giả không tập trung vào hình dáng, gương mặt Tnu mà chỉ tập trung vào một nét tiêu biểu là bàn tay của Tnu
• Phân tích câu nói của cụ Mết: “Mười ngón tay mày vẫn cụt thế à?….”: Cố tình khơi gợi nỗi đau, căm thù. Hình ảnh bàn tay cho thấy….(Đề 2)
– Số phận, tính cách:
• Tnu lúc nhỏ: Từ nhỏ đã tỏ ra là người gan dạ
o Bối cảnh: kẻ thù càn quét, hủy diệt những cánh rừng, khủng bố dân làng, giết anh Xút, bà Nhan.
o Giữa bối cảnh ấy Tnu vẫn dám tham gia đi nuôi cán bộ, đi làm liên lạc
o Tnu là người có tinh thân trách nhiệm cao: Ngủ lại ngoài rừng để bảo vệ cán bộ, có giặc lùng thì dẫn cán bộ chạy.
o Sau đó, nén tự ái nhờ Mai dạy chữ
o Tnu tỏ ra tháo vát, nhanh nhẹn, thông minh: Đi liên lạc đường rừng, đường suối, cách giữ thư
o Tnu rất dũng cảm, bất khuất, kiên cường: Bị bắt nuốt thư, bị tra tấn dã man nhưng không khai; sau đó vượt ngục về làng tiếp tục chiến đấu.
• Tnu lúc lớn: Tính cách, phẩm chất tốt đẹp được phát huy
o Tnu cùng cụ Mết lãnh đạo nhân dân đấu tranh vũ trang: Vào rừng mài giáo, mác => con người không chịu khuất phục bởi hoàn cảnh, quyết tâm đấu tranh kiên cường
o Tnu phải gánh chịu nỗi đau lớn:
Cuộc sống đang hạnh phúc: Lấy vợ sinh con
Kẻ thù đến đàn áp, càn quét phong trào cách mạng
Trực tiếp chứng kiến cảnh vợ con bị tra tấn dã man đến chết => nỗi đau và sự căm thù khiến Tnu xông ra bảo vệ vợ con (miêu tả bàn tay và đôi mắt Tnu)
Tnu không cứu được vợ con, thêm nữa còn bị bắt và tra tấn, đốt mười đầu ngón tay.
o Tnu tỏ ra bất khuất kiên cường: Dù lửa cháy mười đầu ngón tay nhung không kêu, cảm thấy lửa không cháy ở mười đầu ngón tay nữa mà đang bùng cháy trong lồng ngực => bật kêu thành tiếng “giết”, dồn nén thành mệnh lệnh
o Tnu tiếp tục đi chiến đấu dù bàn tay tật nguyền, quyết tâm chiến đấu để bảo vệ quê hương, trả thù chô nỗi đau của gia đình, người thân và quê hương: Dùng bàn tay hai đốt cầm súng tiêu diệt giặc, bóp chết kẻ thù.
o Tnu có lòng tin yêu vào Đảng, CM, có tinh thần kỉ luật cao, luôn nhớ lời cụ Mết: “Đảng còn, núi nước này còn”
o Tnu là con người tình nghĩa: Chiến đấu bảo vệ nhân dân, đặc biệt gắn bó với dân làng mình, biểu hiện là dù chỉ được nghỉ phép một đêm cũng về với dân làng
o Tnu có tinh thần lạc quan: Lúc bị trói vẫn đặt niểm tin vào thế hệ tiếp theo, tiếp tục lên đường chiến đấu để rừng xà nu mãi xanh tươi, sự sống của nhân dân mãi trường tồn
=> Nhân vật này được xây dựng mang đậm bút pháp sử thi. Thông qua nhân vật Tnu muốn ngợi ca con người, dân tộc anh hùng trong cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc.