Phổ biến Pháp luật

06 chính sách mới với công chức, viên chức có hiệu lực từ tháng 12/2020

Các chính sách đối với công chức viên chức sắp có hiệu lực
46

Các chính sách đối với công chức viên chức sắp có hiệu lực

Sau đây là những chính sách mới quan trọng đối với công chức, viên chức có hiệu lực từ tháng 12/2020.

1. Quy định mới về tuyển dụng công chức

Chính phủ ban hành Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức có hiệu lực từ ngày 01/12/2020.

Theo đó, có một số nội dung đáng lưu ý như:

– Quy định mới về miễn thi ngoại ngữ, cụ thể miễn phần thi ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:

+ Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển;

Điều này có nghĩa nếu vị trí thi tuyển yêu cầu công chức trình độ chuyên môn là trung cấp thì người có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ có trình độ từ trung cấp trở lên sẽ được miễn thi ngoại ngữ. Trong khi đó, trước đây Khoản 4 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP quy định phải có “bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ” mới được miễn thi.

Điều này có nghĩa nếu vị trí thi tuyển yêu cầu công chức có trình độ chuyên môn là cao đẳng thì người có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam sẽ được miễn thi ngoại ngữ. Trong khi đó trước đây Khoản 4 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP quy định phải có “bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam” mới được miễn thi.

+ Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quy định.

– Bổ sung quy định về việc người tập sự nghỉ ốm đau hoặc có lý do chính đáng dưới 14 ngày mà được người đứng đầu cơ quan, đơn vị nơi người được tuyển dụng vào công chức đang thực hiện chế độ tập sự đồng ý thì thời gian này được tính vào thời gian tập sự.

2. Có thể buộc thôi việc đối với công chức kê khai tài sản không trung thực

Đây là một trong những hình thức xử lý đối với công chức có hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 có hiệu lực từ ngày 20/12/2020.

Cụ thể, theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP, người có nghĩa vụ kê khai mà kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định tại Điều 51 Luật Phòng chống tham nhũng 2018.

Trong đó, Điều 51 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định một trong những hình thức kỷ luật áp dụng trong trường hợp này là buộc thôi việc.

3. Cách xếp lương viên chức ngành công nghệ thông tin

Đây là nội dung tại Thông tư 29/2020/TT-BTTTT về việc hướng dẫn bổ nhiệm và xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin (CNTT) có hiệu lực từ ngày 12/12/2020.

4. Quy định về xếp lương viên chức là phát thanh viên

Thông tư 30/2020/TT-BTTTT hướng dẫn bổ nhiệm, xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim có hiệu lực từ ngày 12/12/2020.

5. Viên chức là giảng viên đại học hạng III phải có bằng thạc sĩ trở lên

Đây là nội dung tại Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập có hiệu lực từ ngày 12/12/2020.

Theo đó, quy định giảng viên hạng III các trường đại học công lập phải có tiêu chuẩn, trình độ như sau:

– Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

+ Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy (Thông tư liên tịch 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV quy định có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy).

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III) áp dụng đối với viên chức được tuyển dụng sau ngày ngày 12/12/2020 (Thông tư liên tịch 36/2014 quy định có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên).

– Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công giảng dạy; có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm;

+ Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;

+ Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học. Có phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với nội dung môn học; giảng dạy đạt yêu cầu trở lên;

+ Có khả năng nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào giảng dạy và các công việc được giao;

+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên (hạng III).

6. Quy chế về văn thư, lưu trữ áp dụng với công chức, viên chức Bộ Nội vụ

Bộ Nội vụ ban hành Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ kèm theo Quyết định 1032/QĐ-BNV có hiệu lực từ ngày 01/12/2020.

Theo đó, công chức, viên chức trong các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ; các đơn vị trực thuộc Bộ khi tiếp nhận và trình ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng cần tuân thủ các quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản như sau:

**Thể thức văn bản:

– Văn bản quy phạm pháp luật thể thức thực hiện theo quy định tại Chương V Nghị định 34/2016/NĐ-CP;

– Văn bản hành chính thể thức thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Phụ lục I Nghị định 30/2020/NĐ-CP;

Xem thêm: Quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính

– Văn bản trao đổi với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thể thức văn bản thực hiện theo quy định của pháp luật và theo thông lệ quốc tế.

**Kỹ thuật trình bày văn bản:

– Văn bản quy phạm pháp luật kỹ thuật trình bày văn bản thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương V Nghị định 34/2016/NĐ-CP;

– Kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, quy tắc viết hoa được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II Nghị định 30/2020/NĐ-CP.

Xem thêm: Các trường hợp bắt buộc viết hoa theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của Thiquocgia.vn.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm