Địa lý

100 câu hỏi trắc nghiệm khách quan Địa lí 12

302

100 câu hỏi trắc nghiệm khách quan Địa lí 12

Câu 1: Ngành chăn nuôi của nước ta chủ yếu phát triển theo lối:

  1. Du mục
  2. Hộ gia đình
  3. Quảng canh
  4. Chuyên canh

Câu 2: Giải pháp nào hợp lý nhất để tạo sự cân đối dân cư:

  1. Phân bố lại dân cư giữa các vùng, miền và các ngành.
  2. Tiến hành đô thị hoá nông thôn.
  3. Di cư từ đồng bằng lên miền núi.
  4. Giảm tỷ lệ sinh ở những vùng đông dân.

Câu 3: Diện tích rừng ở Việt Nam năm 1990 là:

  1. 9 triệu ha
  2. 14 triệu ha
  3. 9,5 triệu ha
  4. 10 triệu ha

Câu 4: ở khu vực trung du và miền núi, hoạt động công nghiệp bị hạn chế là do:

  1. Kết cấu hạ tầng chưa phát triển, thiếu sự đồng bộ của các yếu tố hình thành.
  2. Thường xuyên xảy ra thiên tai.
  3. Nguồn nhân lực có trình độ còn hạn chế.
  4. Chưa có chính sách đầu tư thích hợp.

Câu 5: Nơi có diện tích chè lớn nhất nước ta là:

  1. Trung du của Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên
  2. Trung du miền núi phía Bắc.
  3. Duyên Hải miền Trung
  4. Đà Lạt

Câu 6: Trong việc sử dụng đất ở đồng bằng sông Hồng thì quan trọng nhất là vấn đề:

  1. Quy hoạch lại diện tích đất thổ cư.
  2. Cải tạo diện tích đất hoang hoá.
  3. Thâm canh tăng vụ.
  4. Tận dụng các diện tích mặt nước.

Câu 7: Mật độ dân số trung bình của đồng bằng sông Hồng năm 1993 là:

  1. 100 người
  2. 1104 người
  3. 1120 người
  4. 1500 người

Câu 8: Diện tích đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long có khả năng được mở rộng là do:

  1. Nhiều công trình cải tạo đất lớn đang được tiến hành.
  2. Diện tích đất ven biển có thể cải tạo được rất lớn.
  3. Nhà nước có chính sách sử dụng đất hợp lý.
  4. ý a và b đúng

Câu 9: Yếu tố nào được coi là cơ sở hạ tầng thiết yếu cho một khu công nghiệp?

  1. Điện, đường và thông tin liên lạc
  2. Vốn đầu tư
  3. Lương thực- Thực phẩm
  4. Nguồn lao động

Câu 10: Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, để nâng cao hệ số sử dụng đất nông nghiệp thì vấn đề đáng chú ý nhất là:

  1. Nước tưới trong mùa khô.
  2. Chống nạn cát bay.
  3. Cả ba vấn đề trên
  4. Chống lại thiên tai.

Câu 11: Vùng chuyên môn hoá về lương thực thực phẩm lớn nhất ở nước ta là:

  1. Đồng bằng sông Hồng.
  2. Đông Nam Bộ.
  3. Tây Nguyên.
  4. Đồng Bằng sông Cửu Long.

Câu 12: Giá trị sản lượng cây công nghiệp chiếm bao nhiêu % giá trị sản lượng ngành trồng trọt?

  1. 35%
  2. 11%
  3. 14%
  4. 12%

Câu 13: Nhịp độ gia tăng dân số biến đổi qua các thời kỳ, và tăng nhanh nhất trong thời kỳ:

  1. 1931- 1960
  2. 1965- 1975
  3. 1990- 2000
  4. 1979- 1989

Câu 14: Hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nền nông nghiệp nước ta là:

  1. Đưa chăn nuôi trở thành ngnàh sản xuất chính
  2. Tăng sản lượng lương thực vừa đáp ứng nhu cầu trong nước vừa phục vụ xuất khẩu
  3. Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn bó với công nghiệp chế biến.
  4. Phát triển mạnh ngành nuôi trồng thủy sản.

Câu 15: Điều kiện hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và lâu năm là:

  1. Cả ba điều kiện trên
  2. Nhiều cơ sở chế biến cây công nghiệp
  3. Nguồn nhân lực dồi dào, có chính sách đầu tư
  4. Điều kiện tự nhiên thuận lợi

Câu 16: Nguyên nhân nào dẫn đến sự yếu kém, khó khăn của nền kinh tế nước ta trước đây?

  1. Nước ta xây dựng nền kinh tế từ điểm xuất phát thấp.
  2. Nền kinh tế chịu hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh kéo dài.
  3. Mô hình kinh tế thời chiến kéo dài quá lâu.
  4. Cả ba nguyên nhân trên.

Câu 17: Nguyên nhân chính làm cho nước ta có điều kiện tiếp xúc với nền văn hoá thế giới là do:

  1. Số người đi lao động học tập ở nước ngoài đông.
  2. Người nước ngoài vào ViệtNam đông.
  3. Sự phát triển của mạng lưới thông tin.
  4. Do sức hấp dẫn của văn hoá nước ngoài.

Câu 18: ở vùng đồng bằng, diện tích đất trồng lúa và các cây thực phẩm chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm diện tích đất nông nghiệp?

  1. 70%
  2. 90%
  3. 50%
  4. 84%

Câu 19: Phương hướng xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay là:

  1. Đẩy mạnh phát triển nông thôn và cải tiến hệ thống bảo trợ xã hội.
  2. Chú ý những chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến người nghèo.
  3. Cả bốn phương hướng trên.
  4. Triển khai có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo.

Câu 20: Gia tăng dân số tự nhiên là:

  1. Hiệu số của số người nhập cư và số người xuất cư.
  2. Hiệu số của tỉ suất sinh và tỉ suất tử.
  3. Tỷ lệ sinh cao.
  4. Tuổi thọ trung bình cao.

Câu 21: Lượng calo bình quân theo đầu người của nước ta hiện nay là:

  1. 1800 calo/ngày
  2. 2300 calo/ngày
  3. 2500 calo/ngày
  4. 2000 calo/ngày

Câu 22: Trong các ngành giao thông vận tải sau, ngành nào có ý nghĩa quan trọng đối với vận tải giữa các vùng trong nước?

  1. Đường biển, đường sông
  2. Đường hàng không
  3. Đường ô tô, đường sông
  4. Đường sắt, đường hàng không

Câu 23: Để phát triển nền kinh tế của đất nước cần phải:

  1. Biết phát huy sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực.
  2. Khai thác và sử dụng tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  3. Nâng cao trình độ dân trí.
  4. Có đường lối phát triển kinh tế hợp lý.

Câu 24: Tài nguyên có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay là:

  1. Tài nguyên đất.
  2. Tài nguyên khoáng sản.
  3. Tài nguyên nước.
  4. Tài nguyên sinh vật.

Câu 25: Chiếm tỉ lệ lao động cao nhất hiện nay là:

  1. Lao động hoạt động trong ngành dịch vụ.
  2. Lao động hoạt động trong khu vực sản xuất vật chất.
  3. Lao động hoạt động trong khu vực không sản xuất vật chất nói chung.
  4. Lao động hoạt động trong ngành du lịch.

Câu 26: Đặc điểm của đất feralit là:

  1. Thường có màu đỏ, vàng, chua nghèo mùn.
  2. Thường có màu đen, xốp thoát nước.
  3. Thường có màu nâu, khô, không thích hợp với trồng lúa
  4. Thường có màu đỏ, vàng, rất màu mỡ.

Câu 27: Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ dân số là:

  1. Dân số tăng quá nhanh.
  2. Tuổi thọ trung bình cao.
  3. Số người nhập cư nhiều.
  4. Tỷ lệ sinh cao.

Câu 28: Nơi có thu nhập bình quân trên đầu người cao nhất của nước ta là:

  1. Miền núi trung du phía Bắc.
  2. ĐBSH.
  3. ĐôngNam Bộ.
  4. Tây Nguyên

Câu 29: Để đảm bảo công bằng xã hội, văn minh, đảm bảo sự phát triển các nguồn lực con người và phát triển bền vững về kinh tế xã hội thì vấn đề cấp thiết đặt ra với nước ta hiện nay là:

  1. Xoá đói giảm nghèo.
  2. Phát triển đô thị hoá.
  3. Tăng việc trợ cho các vùng khó khăn.
  4. Đẩy mạnh phát triển giáo dục.

Câu 30: Để khai thác tốt hơn các thế mạnh về tự nhiên và các điều kiện kinh tế xã hội, ở trung du và miền núi đã tiến hành:

  1. Khai thác các tài nguyên rừng có sẵn.
  2. Hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.
  3. Phá rừng để mở rộng diện tích nương rẫy.
  4. ý a và c đúng.

Câu 31: Lực lượng lao động có kỹ thuật được tập trung đông nhất ở:

  1. ĐBSH và vùng Đông Nam Bộ.
  2. Hà Nội- Hải Phòng- TPHCM- Đà Nẵng.
  3. Đồng bằng duyên hải miền Trung.
  4. Miền núi và trung du phía Bắc.

Câu 32: Diện tích đất chuyên dùng được mở rộng chủ yếu là từ:

  1. Đất hoang hoá.
  2. Đất lâm nghiệp.
  3. Diện tích mặt nước.
  4. Đất nông nghiệp.

Câu 33: Sự khác nhau cơ bản giữa đất phù sa đồng bằng sông Hồng và đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long là:

  1. Được bồi đắp hàng năm và không được bồi đắp hàng năm.
  2. Diện tích
  3. Sự màu mỡ.
  4. Độ nhiễm phèn, độ nhiễm mặn.

Câu 34: Nguyên nhân làm cho người lao động nước ta có thu nhập thấp là do:

  1. Sản phẩm phải chịu sự cạnh tranh lớn.
  2. Sản phẩm làm ra không tiêu thụ được.
  3. Phải nhập nguyên liệu với giá cao.
  4. Năng suất lao động xã hội nói chung còn thấp.

Câu 35: Trong các hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động có vai trò quan trọng hơn cả là:

  1. Hoạt động xuất- nhập khẩu
  2. Hợp tác quốc tế về du lịch
  3. Hợp tác quốc tế về đầu tư
  4. Hợp tác quốc tế về lao động

Câu 36: Chất lượng cuộc sống là:

  1. Khái niệm phản ánh độ được đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người về vật chất, tinh thần và chất lượng môi trường.
  2. Sự phản ánh mức độ sống của người dân.
  3. Sự phản ánh mức độ học vấn của người dân.
  4. Sự phản ánh tuổi thọ trung bình của dân cư.

Câu 37: Do sự tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế thấp nên trong một thời gian dài để xây dựng cơ sở vật chất thì nước ta cần phải:

  1. Xuất khẩu lao động.
  2. Xuất khẩu các tài nguyên khoáng sản.
  3. Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
  4. Dựa vào viện trợ và vay nợ nước ngoài.

Câu 38: Kết quả quan trọng nhất của  cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta là:

  1. Xây dựng được một nền kinh tế tự chủ.
  2. Cơ cấu ngành được điều chỉnh phù hợp với nguồn lực hiện có.
  3. Cơ cấu lãnh thổ có sự chuyển biến.
  4. Đẩy lùi được nạn đói.

Câu 39: Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là:

  1. Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên.
  2. Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Tây.
  3. Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên.
  4. Thái Bình, Thanh Hoá.

Câu 40: Sự có mặt và phát triển của nhiều ngành công nghiệp của nước ta chứng tỏ:

  1. Nhà nước chú trọng đầu tư cho phát triển công nghiệp.
  2. Công nghiệp có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.
  3. Nước ta có nguồn nguyên liệu phong phú.
  4. Nền công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành tương đối đa dạng.

Câu 41: Điểm xuất phát của việc xây dựng nền kinh tế nước ta là:

  1. Nền nông nghiệp hiện đại.
  2. Nền công nghiệp hiện đại.
  3. Trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến.
  4. Nền nông nghiệp nhỏ bé.

Câu 42: Cơ cấu ngành trong công nghiệp đã có sự chuyển biến rõ rệt thể hiện:

  1. Hình thành một số cụm công nghiệp có cơ cấu ngành hợp lý hơn.
  2. Một số ngành công nghiệp trọng điểm được chú trọng.
  3. Có sự phân công lại lao động giữa các ngành.
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 43: Khu vực có gia tăng dân số tự nhiên cao nhất của nước ta là:

  1. Trung du miền núi phía Bắc
  2. ĐBSCL
  3. ĐBSH
  4. Tây Nguyên

Câu 44: Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh giảm, tuổi thọ trung bình của người dân tăng là do:

  1. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu tốt.
  2. Đời sống nhân dân phát triển
  3. Mạng lưới y tế phát triển.
  4. Có sự kết hợp của y học cổ truyền và y học hiện đại.

Câu 45: Bình quân đất tự nhiên trên đầu người của nước ta khoảng:

  1. 0,3 ha/người
  2. 0,5 ha/người
  3. 3 ha/người
  4. 1,5 ha/người

Câu 46: Diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng bao nhiêu % diện tích toàn quốc?

  1. 20%
  2. 21%
  3. 25%
  4. 23%

Câu 47: Tài nguyên đất của Việt Nam rất phong phú, trong đó nhiều nhất là:

  1. Đất phù sa.
  2. Đất phù sa và đất feralit.
  3. Đất đồng cỏ.
  4. Đất hoang mạc.

Câu 48: Nguồn lực phát triển kinh tế xã hội là:

  1. Điều kiện thường xuyên và cần thiết để phát triển xã hội loài người.
  2. Tất cả những gì bao quanh con người.
  3. Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, con người, đường lối chính sách ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
  4. Những nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú của đất nước.

Câu 49: Việc chăn nuôi trâu bò, hướng chủ yếu vào mục đích:

  1. Cung cấp sức kéo.
  2. Cung cấp phân bón.
  3. Cung cấp thịt- sữa.
  4. Cung cấp da.

Câu 50: Bình quân lương thực quy ra thóc của nước ta là:

  1. 359 kg/người
  2. 370 kg/người
  3. 399 kg/người
  4. 400 kg/người

Câu 51: Biện pháp để đảm bảo lương thực tại chỗ trong những năm qua ở trung du và vùng núi là:

  1. Mở rộng diện tích nương rẫy.
  2. Kết hợp trồng trọt và chăn nuôi.
  3. Tiến hành chuyên môn hoá cây trồng.
  4. Tiến hành thâm canh tăng vụ.

Câu 52: Nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn là cơ sở để phát triển mạnh ngành:

  1. Công nghiệp dầu khí
  2. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
  3. Công nghiệp cơ khí và hoá chất.
  4. Công nghiệp điện tử

Câu 53: Trong các tài nguyên sau loại nào bị suy giảm nghiêm trọng nhất?

  1. Tài nguyên nước.
  2. Tài nguyên biển.
  3. Tài nguyên đất.
  4. Tài nguyên rừng.

Câu 54: ở trung du và vùng núi, đất phù hợp nhất là để:

  1. Trồng lúa nương.
  2. Trồng cây ngắn ngày.
  3. Trồng cây lâu năm.
  4. Trồng rừng.

Câu 55: Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa, thể hiện:

  1. Nhiệt độ trung bình năm < 200C

–            Lượng mưa 1500- 2000 mm/n.

–            Tổng nhiệt độ trung bình năm 6000- 80000C.

–            Độ ẩm trung bình 90- 100%.

Thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa.

  1. Nhiệt độ trung bình năm 22- 270C.

–            Lượng mưa trung bình 1500- 2000 mm/n.

–            Tổng nhiệt độ trung bình năm 8000- 10.0000C.

–            Độ ẩm trung bình 80- 90%.

–            Từ tháng 5 đến tháng 10 gió mùa hạ.

Từ tháng 11 đến tháng 4 gió mùa đông.

  1. Nhiệt độ trung bình năm >250C

–            Lượng mưa trung bình 2000- 2500 mm/n.

–            Tổng nhiệt độ trung bình năm 10.0000C.

–            Độ ẩm trung bình 70- 80%.

–            Từ tháng 5 đến tháng 10: Gió mùa mùa hạ.

–    Từ tháng 11 đến tháng 4: Gió mùa mùa đông.

  1. Nhiệt độ trung bình năm 200C

–            Lượng mưa 1500- 2000 mm/n.

–            Tổng nhiệt độ trung bình năm 7000- 90000C.

–            Độ ẩm trung bình 90- 100%.

Thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa.

Câu 56: Nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam là:

  1. 200C
  2. >250C
  3. 18-220C
  4. 22-270C

Câu 57: Những trở ngại chính đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở nước ta về TNTN là:

  1. Số lượng nhiều, trữ lượng nhỏ lại phân tán.
  2. ít loại có giá trị.
  3. Trữ lượng ít.
  4. TNTN đang bị suy thoái nghiêm trọng.

Câu 58: Năng suất lúa tăng nhanh, các cánh đồng 7 tấn, 10 tấn đã trở lên phổ biến là do:

  1. Phát triển thủy lợi.
  2. Sử dụng giống mới.
  3. Đẩy mạnh thâm canh.
  4. Mở rộng diện tích.

Câu 59: Trong các loại đất sau, loại nào có diện tích đang tăng lên?

  1. Đất nông nghiệp.
  2. Đất hoang hoá.
  3. Đất chuyên dùng.
  4. Đất lâm nghiệp.

Câu 60: Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, vai trò của kinh tế đối ngoại là:

  1. Khai thác tốt các lợi thế của đất nước
  2. Tăng cường vống và tập trung công nghiệp hiện đại
  3. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động
  4. Tất cả các ý trên

Câu 61: Trong các ngành công nghiệp sau, ngành nào của nước ta có thế mạnh đặc biệt và cần đi trước một bước so với các ngành khác:

  1. Công nghiệp điện tử.
  2. Công nghiệp hoá chất.
  3. Công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm.
  4. . Công nghiệp năng lượng.

Câu 62: Đặc điểm nào dưới đây thể hiện sự phân bố dân cư nước ta không đồng đều:

  1. Miền núi chiếm 30% dân số, Đồng bằng chiếm 70% dân số.

ĐBSH mật độ 1200 người/km2, ĐBSCL bằng 1/3.

Nông thôn chiếm 80% dân số, thành thị chiếm 20% dân số.

  1. Miền núi chiếm 20% dân số, Đồng bằng chiếm 80% dân số.

ĐBSH mật độ 1000 người/km2, ĐBSCL bằng 1/3.

Nông thôn chiếm 60% dân số, thành thị chiếm 50% dân số.

  1. Miền núi chiếm 20% dân số, Đồng bằng chiếm 80% dân số.

ĐBSH mật độ 1200 người/km2, ĐBSCL bằng 1/3.

Nông thôn chiếm 50% dân số, thành thị chiếm 50% dân số.

  1. Miền núi chiếm 20% dân số, Đồng bằng chiếm 80% dân số.

ĐBSH mật độ 400 người/km2, ĐBSCL đông hơn.

Nông thôn chiếm 50% dân số, thành thị chiếm 50% dân số.

Câu 63: Năm 1993 đàn lợn đã tăng lên bao nhiêu con?

  1. 10 triệu
  2. 14 triệu
  3. 15 triệu
  4. 15,5 triệu

Câu 64: Trong các ngành sau, ngành nào vừa mang tính chất sản xuất vật chất, vừa mang tính chất dịch vụ?

  1. Nông nghiệp
  2. Giao thông vận tải
  3. Công nghiệp
  4. Thương mại

Câu 65: Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là:

  1. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
  2. Tất cả các ngành trên.
  3. Công nghiệp cơ khí và điện tử; điện và hoá chất.
  4. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; công nghiệp dầu khí.

Câu 66: Chương trình “Lương thực- Thực phẩm” là một chương trình trọng điểm của nhà nước vì:

  1. Mục tiêu phấn đấu của nước ta là cải thiện bữa ăn cho người dân về lượng và chất.
  2. “Lương thực- thực phẩm” đảm bảo sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
  3. Dân số ngày càng tăng, lương thực, thực phẩm cũng phải tăng để đáp ứng nhu cầu về lương thực thực phẩm của người dân.
  4. ý a và c đúng.

Câu 67: Thuận lợi nhất của khí hậu nước ta đối với sự phát triển kinh tế là:

  1. Thúc đẩy sự đầu tư đối với sản xuất nông nghiệp.
  2. Phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và phong phú.
  3. Giao thông vận tải hoạt động thuận lợi quanh năm.
  4. Đáp ứng tốt việc tưới tiêu cho nông nghiệp.

Câu 68: Xu hướng quốc tế hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế giới diễn ra với quy mô lớn và nhịp độ cao là điều kiện để:

  1. Nước ta tận dụng các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế- xã hội
  2. Nước ta mở rộng buôn bán với nhiều nước trên thế giới.
  3. Nước ta bộc lộ những hạn chế về vốn, công nghệ trong quá trình phát triển sản xuất.
  4. Tất cả các điều kiện trên.

Câu 69: Giải quyết tốt vấn đề lương thực- thực phẩm là cơ sở để:

  1. Đảm bảo đời sống nông dân.
  2. Ngành chăn nuôi phát triển ngang bằng với ngành trồng trọt.
  3. Ngành chăn nuôi tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn ngành trồng trọt.
  4. Thu được ngoại tệ nhờ xuất khẩu lương thực.

Câu 70: Tài nguyên giữ vị trí quan trọng nhất Việt Nam hiện này là:

  1. Tài nguyên sinh vật.
  2. Tài nguyên nước.
  3. Tài nguyên khoáng sản.
  4. Tài nguyên đất.

Câu 71: Đậu tương, lạc, thuốc lá được trồng nhiều nhất trên loại đất nào?

  1. Đất nhiễm mặn
  2. Đất bạc màu
  3. Đất phù sa
  4. Đất xám

Câu 72: Trung tâm công nghiệp nào dưới đây có các ngành chuyên môn hoá chủ yếu là dệt, may mặc, chế biến lương thực, thực phẩm, hoá chất, điện tử, cơ khí, đồ chơi trẻ em?

  1. Hà Nội
  2. Thành phố Hồ Chí Minh
  3. Vũng Tàu
  4. Quảng Ninh

Câu 73: Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng hiện nay là:

  1. Còn nhiều khả năng.
  2. Khoảng 10 nghìn ha đất hoang hoá có thể cải tạo được.
  3. Không thể mở rộng được.
  4. Rất hạn chế.

Câu 74: Trong các ngành giao thông vận tải sau, ngành nào có ý nghĩa quan trọng đối với Vận tải quốc tế?

  1. Đường biển, đường sông
  2. Đường biển, đường hàng không
  3. Đường bộ, đường hàng không
  4. Đường sắt, đường biển

Câu 75: Trong một thời gian dài, tồn tại lớn lnhất trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta là:

  1. Thị trường không mở rộng
  2. Chưa đầu tư khai thác tốt các tài nguyên du lịch
  3. Cơ chế quản lý chưa đổi mới được bao nhiêu
  4. Mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu

Câu 76: Đối với các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long thì vấn đề cần quan tâm nhất trong sự nghiệp giáo dục hiện nay là:

  1. Nâng cao trình độ học vấn cho người dân.
  2. Đa dạng hoá loại hình đào tạo.
  3. Xây dựng hệ thống giáo dục hoàn chỉnh
  4. Xoá mù và phổ cập tiểu học.

Câu 77: Cây công nghiệp truyền thống ở nước ta là:

  1. Dâu tằm
  2. Cói
  3. Bông
  4. Đay

Câu 78: Ưu thế của công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản là:

  1. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú
  2. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn
  3. Có sự đầu tư lớn
  4. Có nguồn nhân lực dồi dào

Câu 79: Tài nguyên rừng Việt Nam bị suy thoái nghiêm trọng thể hiện ở:

  1. Mất dần nhiều loại động thực vật quý hiếm.
  2. Diện tích rừng suy giảm, chất lượng rừng suy thoái.
  3. Diện tích đồi núi trọc tăng lên.
  4. Độ che phủ rừng giảm

Câu 80: Trong sản xuất nông nghiệp ngành chăn nuôi đang từng bước trở thành ngành chính là do:

  1. Vấn đề lương thực đã được giải quyết tốt.
  2. Chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển.
  3. Ngành chăn nuôi đem lại lợi nhuận cao.
  4. ý thức của người dân về ngành chăn nuôi thay đổi.

Câu 81: Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, Duyên Hải miền Trung là vùng chuyên canh các loại cây:

  1. Chè, cao su, cà phê
  2. Hồ tiêu, thuốc lá
  3. Lạc, đay, cói, dâu tằm, mía, thuốc lá
  4. Quế, hồi, dừa

Câu 82: Những khó khăn của nền nông nghiệp nước ta hiện nay là:

  1. Thiên tai dịch bệnh
  2. Thiếu phân bón, thuốc trừ sâu, thiéu vốn.
  3. Diện tích không được mở rộng.
  4. ý a và b đúng

Câu 83: Nơi có tỷ lệ thiếu việc làm cao nhất ở Việt Nam là:

  1. Tây Nguyên
  2. Đồng bằng Duyên hải miền Trung.
  3. ĐBSCL.
  4. ĐBSH.

Câu 84: Vùng dẫn đầu cả nước về trồng đậu tương, mía và cây ăn quả là:

  1. Đồng bằng sông Cửu Long
  2. Đồng bằng sông Hồng
  3. Đồng bằng Duyên Hải miền Trung
  4. Đông Nam Bộ

Câu 85: Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên Việt Nam khác hẳn với thiên nhiên các nước có cùng vĩ độ ở Tây á, Đông Phi và Tây Phi?

  1. Do đất nước hẹp ngang, trải dài trên nhiều vĩ độ.
  2. Do cả ba nguyên nhân trên
  3. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa
  4. Việt Nam có bờ biển dài, khúc khủy

Câu 86: Vùng Duyên Hải miền Trung là vùng có thế mạnh về:

  1. Trồng cây công nghiệp
  2. Chăn nuôi lợn, gia cầm
  3. Chăn nuôi trâu bò, nuôi trồng thủy sản
  4. Sản xuất lúa nước.

Câu 87: Để nâng cao chất lượng về mặt văn hoá trong đời sống văn hoá- xã hội thì cần phải:

  1. Ngăn chặn tình trạng xuống cấp của các bệnh viện.
  2. Đưa văn hoá về tận vùng sâu, vùng sa.
  3. Nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy tinh hoa văn hoá dân tộc.
  4. Tuyệt đối không cho du nhập văn hoá nước ngoài.

Câu 88: Dân số Việt Nam thuộc loại trẻ vì có cơ cấu các nhóm tuổi trong tổng thể dân số như sau: (năm 1989)

  1. Dưới độ tuổi lao động: 41,2%

Trong độ tuổi lao động: 43,5%

Ngoài độ tuổi lao động: 15,3%

  1. Dưới độ tuổi lao động: 41,2%

Trong độ tuổi lao động: 50,5%

Ngoài độ tuổi lao động: 8,3%

  1. Dưới độ tuổi lao động: 36,5%

Trong độ tuổi lao động: 43,5%

Ngoài độ tuổi lao động: 10%

  1. Dưới độ tuổi lao động: 36,5%

Trong độ tuổi lao động: 50,5%

Ngoài độ tuổi lao động: 13%

Câu 89: Năm 1993, sản lượng dầu thô của nước ta khai thác được là:

  1. 6,5 triệu tấn
  2. 6,3 triệu tấn
  3. 7 triệu tấn
  4. 7,2 triệu tấn

Câu 90: Sản lượng cây thuốc lá tập trung nhiều nhất ở:

  1. Miền núi trung du phía Bắc
  2. Duyên Hải miền Trung
  3. Đông Nam Bộ
  4. ý 1 và 2 đúng.

Câu 91: Để thuận lợi cho quá trình chỉ đạo và quản lý các hoạt động kinh tế, hướng phát triển mạng lưới thông tin liên lạc nước ta hiện nay quan trọng nhất là:

  1. Ưu tiên xây dựng mạng lưới thông tin quốc tế
  2. Hoàn thiện mạng lưới thông tin liên lạc trong nước
  3. Hiện đại hoá các phương tiện thông tin liên lạc.
  4. Chú ý tới chất lượng thông tin.

Câu 92: Trong thời đại hiện nay, việc phát triển kinh tế xã hội phụ thuộc chặt chẽ vào:

  1. Trình độ người lao động
  2. Sự hiện đại của phương tiện giao thông vận tải
  3. Tiếp thu khoa học kỹ thuật mới
  4. Nguồn thông tin mới và kịp thời

Câu 93: Kinh tế đối ngoại là:

  1. Các hoạt động ngoại thương xuất- nhập khẩu
  2. Hợp tác quốc tế về đầu tư và lao động
  3. Tất cả các ý trên
  4. Du lịch quốc tế và các dịch vụ thu ngoại tệ khác

Câu 94: Để tạo nên những chuyển biến về mặt kinh tế- xã hội, vấn đề chủ yếu đối với ngành GTVT là:

  1. Phát huy tối đa vai trò của các phương tiện GTVT.
  2. Ưu tiên xây dựng, phát triển mạng lưới GTVT phục vụ giao lưu quốc tế.
  3. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật, kiện toàn hệ thống GTVT trong cả nước.
  4. Mở những tuyến đường tới vùng sâu vùng sa.

Câu 95: Nguyên nhân chính làm cho Việt Nam có nguồn  tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú là:

  1. Việc khai thác luôn đi đôi với việc tái tạo và bảo vệ.
  2. Vị trí địa lý, lịch sử hình thành lãnh thổ lâu dài và thuận lợi.
  3. Cấu trúc địa chất.
  4. Điều kiện khí hậu thuận lợi.

Câu 96: Tài nguyên khoáng sản cảu Việt Nam tập trung nhiều nhất ở:

  1. MiềnNam
  2. Miền đồng bằng
  3. Miền Bắc
  4. Miền Trung

Câu 97: Trong các nguồn lực sau, nguồn lực nào là quan trọng để thực hiện các chiến lược kinh tế đối ngoại?

  1. Tài nguyên khoáng sản đặc biệt là dầu khí
  2. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
  3. Tất cả các nguồn lực trên
  4. Nguồn nhân lực

Câu 98: Năm 1992 số dân của đồng bằng sông Hồng là:

  1. 12 triệu người
  2. 13 triệu người
  3. 13,5 triệu người
  4. 14 triệu người

Câu 99: Cây thuốc lá được trồng nhiều nhất ở:

  1. Miền núi, trung du phía Bắc
  2. Duyên Hải miền Trung
  3. Đồng bằng Bắc Bộ
  4. Đông Nam Bộ

Câu 100: Hướng chuyên môn hoá của trung tâm công nghiệp Hà Nội là:

  1. Cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt, điện tử.
  2. Lương thực, thực phẩm, điện tử.
  3. Luyện kim, cơ khí, hoá chất.
  4. Khai khoáng và công nghiệp nhẹ.

———————————————–

ĐÁP ÁN:  các bạn cho mình đáp án với nhé. THANKs

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm