Vật Lý

Giải chi tiết đề thi thử Vật Lý – Sở GDĐT Thanh Hóa 2017

969

Đề thi và đáp án chi tiết đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật Lý 2017 – Sở GDĐT tỉnh Thanh Hóa ( 10/04/2017 )

Đề thi và đáp án chi tiết đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật Lý 2017 – Sở GDĐT tỉnh Thanh Hóa ( 10/04/2017 )

Ngày 10/04/2017 vừa qua sở GDĐT tỉnh Thanh Hóa Tổ chức thi thử cho các em học sinh để nâng cao kĩ năng làm đề thi, chuẩn bị tốt cho kì thi THPTQG 2017 sắp tới.

Đề thi môn Vật Lý trong bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên, thời gian làm bài 50p ,số câu trắc nghiệm 40 câu.

Link tải tài liệu: Giải chi tiết đề thi thử Vật Lý – Sở GDĐT Thanh Hóa 2017 

 

Tiếng Anh

Đề thi thử Tiếng Anh 2019 trường THPT Lý Thái Tổ – Bắc Ninh

592

Bổ sung thêm đề thi thử 2019 môn Tiếng Anh, Thích Tiếng Anh chia sẻ đề thi thử do trường THPT Lý Thái Tổ tỉnh Bắc Ninh tổ chức thi năm học 2018-2019, Đề thi bám sát cấu trúc đề thi chính thức của bộ GD-ĐT, chuẩn 50 câu hỏi trắc nghiệm, có đáp án và giải thích chi tiết từng câu hỏi, giúp bạn có kĩ năng làm các dạng bài, ôn lại kiến thức ngữ pháp Tiếng Anh.

TRÍCH TỪ ĐỀ THI

Choose A, B, C, or D that best completes each unfinished sentence, substitutes the underlined part

Câu 1: Many graffiti                                   without the permission of the owner of the wall.

 

  1. are writing          B. are written                C. is writing                   D. is written

Câu 2: You should be very                                           to your teachers for their help

 

  1. considerate B.  thankful                  C.    gracious                 D.    grateful

Câu 3: You can                       your shorthand ability by taking notes in shorthand during lectures.

  1. keep up B. keep back                C.    keep in                    D.    keep on

Câu 4: Scientists now understand _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

  1. how birds navigate over long distances
  2. how to navigate over long distances the
  3. How to distance the birds from navigating
  4. how long distances navigate the birds

Câu 5: “Which hat do you like best?” – “                                                    

  1. Yes, I like it best B. The one I tried on first
  2. Which one do you like? D. No, I haven’t tried any

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the underlined part that needs correction in each of the following questions.

Câu 6: The federal government recommends that all expectant women will not only refrain from smoking but also avoid places where other people smoke.

  1. expectant B. will not only refrain
  2. recommends that D. smoke

Câu 7: It took the mayor over an hour explanation to the other members of the board why he had missed the last meeting

  1. he had missed B. explanation                    C. over an                     D. of

Câu 8: I’m so glad that he spoke in my behalf because I felt awful that I couldn’t make it to the event.

  1. felt awful B. in my behalf                        C. make it                     D. the event

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word that differs from the other three in the position of primary stress in each of the following questions.

Câu 9:                      A. solution            B. energy            C.quality          D. compliment

Câu 10:                    A. secure               B. angry              C.polite             D. complete

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation in each of the following questions.

Câu 11:                    A. floor                  B. door                          C.    noodle                D.   board

Câu 12:                    A. visits                 B. destroys                    C.    believes              D. depends

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the sentence that is closest in meaning to each of the following questions.

Câu 13: They believe that burning fossil fuels is the main cause of air pollution.

  1. It is believed that air pollution is mainly to blame for burning fossil
  2. It is believed that burning fossil fuels is held responsible for air
  3. Burning fossil fuels is believed to result from air
  4. Burning fossil fuels is believed to have caused high levels of air

Câu 14: “I haven’t been very open-minded,” said the manager.

  1. The manager admitted not having been very open-minded.
  2. The manager denied having been very open-minded.
  3. The manager promised to be very open-minded.
  4. The manager refused to have been very open-minded.

Câu 15: Peter used to work as a journalist for a local newspaper.

  1. Peter has stopped working as a journalist for a local newspaper.
  2. Peter no longer likes the job as a journalist for a local
  3. Peter refused to work as a journalist for a local
  4. Peter enjoyed working as a journalist for a local

Mark the letter A, B, C, or D to indicate the word or phrase that is CLOSEST in meaning to the underlined part in each of the following questions.

Câu 16: My mom is always bad-tempered when I leave my room untidy.

  1. feeling embarrassed B. talking too much
  2. very happy and satisfied D. easily annoyed or irritated

 

Câu 17: I could see the finish line and thought I was home and dry.

  1. successful B. hopeful C. hopeless               D. unsuccessful

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word or phrase that is OPPOSITE in meaning to the bolded part in each of the following questions.

Câu 18: He didn’t bat an eyelid when he realized he failed the exam again.

  1. wasn’t happy2 B. didn’t want to see
  2. didn’t care D. didn’t show surprise

Câu 19: The US troops are using much more sophisticated weapons in far East.

  1. expensive B. complicated
  2. simple and easy to use D. difficult to operate
Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa Lí trường Lục Ngạn Số 3 lần 1

631

Dưới đây là đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa Lí trường Lục Ngạn Số 3 lần 1. Mời các em cùng tham khảo để nâng cao kiến thức cũng như đánh giá xem năng lực của mình tới đâu nhé.

Tải đề thi trong file đính kèm dưới đây:

Ngữ Văn

Đề thi thử số 8

1426

ĐỀ SỐ 8

 I./ PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5 :

 

Một hôm, ông tìm hiểu ba gia đình nghèo, cuộc sống rất khó qua ngày. Ông cảm thông cho hoàn cảnh của mấy gia đình này, quyết định quyên góp cho họ.

Một gia đình hết sức cảm kích, vui vẻ đón nhận lấy sự giúp đỡ của ông.

Một gia đình thì vừa do dự tiếp nhận, nhưng hứa là sẽ nhất định sẽ hoàn trả lại.

Một gia đình cảm ơn lòng hảo tâm của ông, nhưng lại cho rằng đây chỉ là một hình thức bố thí nên đã từ chối. »

Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính ?(0,5đ)
Vì sao người đàn ông trong văn bản trên lại quyết định quyên góp cho ba gia đình nghèo ?(0,5đ)
Hãy đặt tiêu đề cho văn bản.(0,5đ)
Anh chị có phản đối cách ứng xử nào trong số cách ứng xử của những gia đình nghèo trước hành động của người đàn ông trong văn bản trên không. Vì sao ?(0,5đ)
Nếu anh/chị ở vào hoàn cảnh nghèo túng, trước một hành động của ai đó tương tự như hành động của người đàn ông trong văn bản trên,anh /chị sẽ thể hiện thái độ và hành động như thế nào ? Hãy nêu câu trả lời trên khoảng 7 – 10 dòng. (1,0đ)
II./ PHẦN LÀM VĂN (7điểm).

Câu 1. Nghị luận xã hội.(2đ)

Từ văn bản trên anh / chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu hỏi sau : «Cần làm gì để trở thành người có ích.?»

Câu 2. nghị luận văn học. (5 đ)

Bàn về đặc điểm cái tôi trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Đó là cái tôi có khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt. Lại có ý kiến khẳng định: Bài thơ đã thể hiện một cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người.

 

Từ cảm nhận về cái tôi của nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

 

1. Phương thức biểu đạt chính : Tự sự. 0.5đ

2. Hai lí do mà ông đã quyên góp cho 3 gia đình nghèo :

– Ông đã tìm hiểu về hoàn cảnh 3 gia đình nghèo, ông thấy họ nghèo thật và họ thực sự cần được sự giúp đỡ của người khác.

– Ông vốn là người đối xử hào hiệp với người khác và luôn nhiệt tâm với sự nghiệp từ thiện.

0.5đ
3. Học sinh có thể đặt bằng nhiều cách nhưng phải dựa trên sự hiểu đúng về nội dung. Có thể đặt như sau : Lòng hảo tâm, Cách nhìn nhận về lòng hảo tâm, cách tiếp nhận lòng hảo tâm của người đời. 0.5đ
4. – Trả lời câu hỏi (HS có thể đưa ra nhiều phương án khác nhau) : đồng ý hay không đồng ý nhưng mỗi một phương án trả lời phải gắn liền với sự lý giải vì sao ? Sự lý giải phải có tính thuyết phục hợp lẽ.

+ Phản đối cách 1. Phấn khởi cảm kích sự hảo tâm giúp đỡ của người đàn ông mà không có sự băn khuăn áy náy, không bày tỏ sự cảm ơn nghĩa là đón nhận sự giúp đỡ như một điều đương nhiên.Với cách đón nhận sự giúp đỡ này cuộc sống tương lai của họ sẽ ra sao nếu như họ coi đó là sự mặc nhiên như vậy ? Và nếu như không có sự giúp đỡ thì họ sẽ đi vào ngõ cụt, bế tắc.Thái độ của họ, phản ứng của họ khiến ta luôn có sự lo lắng bất an cho gia đình này.

+ Phản đối cách 3. Gia đình thứ 3 cho rằng đó chỉ là sự bố thí nên từ chối. Cách này không ổn vì người ta giúp đỡ mình trên cơ sở người ta đã tìm hiểu kĩ, biết là gia đình khó khăn rất khó qua ngày. Ở tình trạng như vậy thì người ta mới giúp đỡ để vượt qua tình trạng trước mắt. Việc từ chối đó sẽ dẫn đến hai hậu quả : Một là tổn thương lòng tốt của người khác, hai là tổn thương tới chính gia đình mình bởi gđ đang rất khó khăn đang rất cần nhận được sự giúp đỡ vậy mà từ chối lòng tốt nghĩa là mình với gđ mình đi vào ngõ cụt.

5. Viết khoảng 7 – 10 dòng, bám vào nội dung văn bản. Cần đạt các ý sau :

+ Có thể chọn cách ứng xử của gđ thứ 2 : Tiếp nhận nhưng hứa sẻ trả lại. Như vậy là họ đã có một phương án cần phải tổ chức cho hiện tại và tương lai của mình như thế nào đó để vượt qua mọi khó khăn và để không còn gặp khó khăn nữa.

+ Đáp trả lại lòng tốt của người khác chứ không nhận đương nhiên, không nhận mãi, không trông chờ, ỷ lại.

+ Cảm ơn lòng tốt khi được giúp đỡ.

 

0.5đ

1.0đ

II Làm văn: 7.0đ
1
Nghị luận xã hội.(2đ) Từ văn bản trên anh / chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu hỏi sau : «Cần làm gì để trở thành người có ích.?

Yêu cầu chung.

– Đảm bảo nguyên tắc viết đoạn văn khoảng 200 chữ bằng một đoạn : Không tách đoạn, xuống dòng. Đảm bào bố cục 3 phần.

– Lập luận chặt chẽ, lý lẽ rõ ràng, diễn đạt thuyết phục, mạch lạc. không mắc lỗi chính tả,dùng từ đặt câu.

Nội dung cần đạt.

a.Giải thích .

Sống có ích: Là lối sống đẹp, tích cực phù hợp với thời đại, sống hòa hợp với mọi người xung quanh, được nhiều người thừa nhận. Sống có ích còn phải có những hành động việc làm (giá trị vật chất), những tình cảm tốt đẹp (giá trị tinh thần) đem lại hiệu quả thiết thực cho cá nhân cũng như cho cộng đồng.

b. Nêu biểu hiện và giải pháp.

-Những yếu tố cần có và cần làm của bản thân mỗi người.

+ Sống có ích là khi chúng ta biết nghĩ đến người khác, biết hi sinh những cái nhỏ nhặt, biết từ bỏ những cám dỗ của xã hội và biết rộng mở vòng tay để có chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh .

+Sống có ích đến từ những hành động thiết thực nhất: biết cách đối nhân xử thế, nếu sai phải biết cách xin lỗi thật lòng, biết chịu trách nhiệm trước sai lầm của mình, biết cư sử, ứng sử có văn hoá, văn minh. Biết bảo vệ môi trường. sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

+Phải biết vượt qua hoàn cảnh, giàu nghị lực và ý chí vươn lên.

+ Biết tôn trọng ý kiến người khác, biết lắng nghe học hỏi để trau dồi, tu dưỡng, nâng cao hiểu biết của bản thân.

– Trong gia đình người lớn cần làm gương và tạo những suy nghĩ tích cực cho con trẻ.

– Đối với nhà nước.

Luật pháp chứa đựng những bài học, chuẩn mực hướng công dân có những hành động đúng đắn và thực thi nghiêm minh, công bằng đối với tất cả các công dân trong cộng đồng.

c.Bài học cho bản thân

Hãy là một tấm gương, hãy tìm một mục đích sống của mình để sống có ích từng ngày từng giờ, hãy luôn làm tốt nhất những gì là có thể trong bổn phận, sứ mệnh của mình, không làm bất kỳ việc gì làm xấu đi hình ảnh của bản thân, lãng phí thời gian vô ích.

 

2 Cảm nhận về cái tôi của nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng. 5.0đ
1 Giới thiệu chung: 0.5đ

– Là một trong những người viết thơ tình có sức hấp dẫn nhất trong thơViệt Nam sau năm 1945, Xuân Quỳnh vừa chinh phục bạn đọc bằng một tiếng nói dung dị,chân thành vừa giàu trực cảm vừa lắng sâu trải nghiệm.

– Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh viết năm 1967 tại biển Diêm Điền Thái Bình, in trong tập “Hoa dọc chiến hào” . Đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.

– Trích dẫn 2 ý kiến.
2 Cảm nhận về cái “tôi” trong bài thơ làm sáng tỏ 2 ý kiến: 3.50đ
a Giải thích 2 ý kiến: 0.5đ

– Cái tôi là cái bản ngã, là tâm trạng, cảm xúc, là thế giới tâm hồn riêng

của nhà thơ trước hiện thực khách quan. Qua cái tôi, ta có thể thấy được những suy nghĩ, thái độ, tư tưởng… của nhà thơ trước cuộc đời.

– Khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt: là những mong muốn, khát khao trong cuộc sống và tình yêu được đẩy lên đến cao độ, nồng nàn.

– Cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người: là cái tôi tinh tế trong cảm nhận, trăn trở suy tư khi nhận ra sự mong manh trong tình yêu và sự ngắn ngủi của đời người.

=> 2 ý kiến, 2 góc nhìn khác nhau song đều hướng vào khám phá thế giới tâm hồn của nhà thơ.
b Cảm nhận về cái tôi trong bài “Sóng”: 2.5đ

Hình ảnh cái tôi Xuân Quỳnh được thể hiện song hành, gắn bó với hình tượng

“sóng”, khi tách rời, khi nhập vào làm một.

* Cái tôi có khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt:

– Cái tôi với nhiều cung bậc cảm xúc trong tình yêu giống như qui luật của sóng trên biển cả: lúc mạnh mẽ lúc dịu dàng, đầy nữ tính: dữ dội và dịu êm/ ồn ào và lặng lẽ. Cái tôi ấy luôn khát khao được sống đúng với cá tính của mình, được thấu hiểu và được yêu thương nên đã dấn thân vào hành trình gian truân tìm kiếm hạnh phúc, hướng tới tình yêu chân thành, đích thực: sông không hiểu nổi mình/ sóng tìm ra tận bể.

– Cái tôi còn khát vọng khám phá bản chất, nguồn gốc của tình yêu, để rồi nhận ra rằng tình yêu là bí ẩn như là sóng và không thể nào lí giải được.(Khổ 3,4)

– Cái tôi mang nỗi nhớ nồng nàn da diết vượt qua mọi khoảng cách không gian, mọi giới hạn thời gian, không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi cả vào trong tiềm thức, xâm nhập cả vào những giấc mơ. (Khổ 5,6)

– Cái tôi khát vọng và tin tưởng tình yêu chung thuỷ sẽ vượt qua những biến động của cuộc sống, những thăng trầm của cuộc đời để đến được bến bờ hạnh phúc. (Khổ 7,8)

* Cái tôi nhạy cảm day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người:

– Giả thiết: “dẫu xuôi”, “dẫu ngược” chất chứa dự cảm về những trắc

trở trong tình yêu. “Phương Bắc”, “phương Nam”: gợi không gian xa cách, ẩn giấu những phấp phỏng lo âu về sự cách trở. Như vậy, ngay cả khi tình yêu nồng nàn, mãnh liệt, say đắm, lòng người phụ nữ vẫn không tránh khỏi những dự cảm không lành.

– Cái tôi tìm cách hoá giải nghịch lý và nỗi day dứt ấy bằng khát vọng hoá thân vào sóng, hoà nhập vào biển lớn tình yêu để tình yêu được bất tử hóa, vượt qua sự hữu hạn của đời người. (Khổ 9)

* Nghệ thuật thể hiện:

– Cái tôi trong Sóng được thể hiện bằng thể thơ ngũ ngôn với nhịp thơ linh hoạt, giọng điệu chân thành, da diết, riêng khổ 5 là khổ duy nhất trong bài gồm 6 câu thơ, như một sự phá cách để thể hiện một trái tim yêu tha thiết, nồng nàn.

– Ngôn ngữ bình dị với thủ pháp nhân hoá, ẩn dụ, các cặp từ tương phản, đối lập, các điệp từ; cặp hình tượng sóng và em vừa sóng đôi, vừa bổ sung hoà quyện vào nhau cùng diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của cái tôi thi sĩ.

3 Bình luận, lí giải 2 ý kiến: 1.0đ

– Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau thể hiện sự nhìn nhận toàn diện về cái tôi của thi sĩ; giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

Đặt bài thơ vào hoàn cảnh ra đời của nó – đó là những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang vô cùng căng thẳng và đặt trong cảnh ngộ riêng của nhà thơ – từng đổ vỡ trong tình yêu, chúng ta sẽ thấu hiểu vì sao trong cái tôi Xuân Quỳnh lại có những thái cực cảm xúc tưởng chừng đối lập như vậy.

.

3. Kết bài:

– Khái quát về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.

– Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. Với trái tim yêu nồng nàn, tha thiết, Xuân Quỳnh mãi là nhà thơ tình được nhiều độc giả trong và ngoài nước yêu thương, mến mộ

0.5đ

Tin tuyển sinh

Chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Y dược Cần Thơ năm 2016

366

 

Đại học Y dược Cần Thơ công bố thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2016. Theo đó, trong năm nay trường tuyển 1300 chỉ tiêu.

Chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Y dược Cần Thơ năm 2016

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ Mã ngành Môn xét tuyển Chỉ tiêu
Các ngành đào tạo đại học: 1.300
Y đa khoa (học 6 năm) D720101 Toán, Sinh, Hóa  640
Y học dự phòng (học 6 năm) D720103 Toán, Sinh, Hóa  120
Y học cổ truyền (học 6 năm) D720201 Toán, Sinh, Hóa  120
Y tế công cộng (học 4 năm) D720301 Toán, Sinh, Hóa  40
Xét nghiệm y học (học 4 năm) D720332 Toán, Sinh, Hóa  80
Dược học (học 5 năm) D720401 Toán, Sinh, Hóa  140
Răng – Hàm – Mặt (học 6 năm) D720601 Toán, Sinh, Hóa  80
Điều dưỡng (học 4 năm) D720501 Toán, Sinh, Hóa  80

– Vùng xét tuyển: tuyển thí sinh có hộ khẩu ở các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, miền Nam Trung bộ và Đông Nam bộ.

– Phương thức tuyển sinh: xét tuyển kết quả Kỳ thi THPT quốc gia của ba môn Toán, Sinh và Hóa (không nhân hệ số). Nếu nhiều thí sinh đồng điểm xét tuyển, ưu tiên chọn môn Hóa xét tuyển từ điểm cao xuống thấp theo chỉ tiêu.

– Chỉ tiêu xét tuyển: khu vực ĐBSCL tối thiểu 85%, khu vực còn lại tối đa 15% (trong đó có 520 đào tạo theo địa chỉ sử dụng theo đề án, nhu cầu các tỉnh vùng ĐBSCL…,65 từ dự bị Dân tộc). Chỉ tiêu từng ngành có thể thay đổi 10% để phù hợp mức điểm chung của khối ngành.

Bí quyết học thi

Cách học và ôn thi hiệu quả 100%

549

 

1. Học phải có thái độ, động cơ học tập rõ ràng

– Cho dù thời gian bạn dành cho việc học nhiều hay ít thì đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc học của bạn. Bạn sẽ không thể nào học được một cách hiệu quả nhất nếu không có được một thái độ học tập đúng. PGS.TS. Tâm lý học Lê Đức Phúc cho rằng thái độ học tập, trong đó động cơ là yếu tố quyết định. Có động cơ bên trong và động cơ từ bên ngoài. Người đi thi bị áp lực từ gia đình, bạn bè, thậm chí cả dòng họ. Tuy nhiên, các bạn nên tự xác định cho mình một động cơ đúng đắn, tự giải đáp các câu hỏi như: “Học để làm gì? Học cho ai?” Học để phát triển toàn diện nhân cách, để có sự thành đạt cá nhân và do đó, cống hiến có hiệu quả cho cộng đồng chứ không phải để lấy được cái bằng ĐH để hợp thức hóa việc xin việc và thăng tiến sau này. Nếu không có thái độ đúng, bạn sẽ không thể nỗ lực hết mình và vượt qua được mọi khó khăn.

Vậy thế nào là một thái độ học tập tốt?

a. Lạc quan tích cực: đây là yếu tố then chốt. Đây cũng là yếu tố góp phần quan trọng vào thành công của rất nhiều con người thành đạt.

b. Có mục đích: nếu bạn lấy mục đích học vì điểm số thì việc học đối với bạn sẽ chỉ là một công việc cực nhọc mà thôi. Mỗi bạn đương nhiên sẽ có một mục đích riêng, nhưng bạn không nên học vì điểm, học vì bố mẹ bắt học. Hãy xác định mục đích cho việc học của mình, ví dụ như khi học tiếng Anh thì xác định mình học nó để tiếp cận nền tri thức đồ sộ của nhân loại, học để giao lưu với bạn quốc tế. Khi học lịch sử thì xác định học để tìm hiểu về lịch sử dân ta, để có vốn kiến thức văn hóa nền tảng để có thể giới thiệu quê hương, đất nước mình với bạn bè năm châu. Còn khi học toán, lý, hóa, bạn xác định học để rèn luyện cho mình được đầu óc tư duy logic tổng hợp…

2. Có phương pháp học hiệu quả

a. Có mục tiêu và kế hoạch cụ thể

– Theo quy luật 90/10, cứ 10 phút bạn bỏ ra để lập kế hoạch thì bạn sẽ tiết kiệm được 90% thời gian hoàn thành và hiệu quả công việc.

– Từ bây giờ bạn hãy lấy một tờ giấy và xác định lại mục tiêu của mình:
+ Bạn định thi đỗ trường nào?
+ Số điểm dự kiến là bao nhiêu?
+ Bạn thực sự muốn chiến thắng?

– Sau đó bạn hãy lên lịch cho từng công việc cụ thể để tiến tới mục tiêu đó. Có ai đó đã nói rằng chúng ta không bao giờ có đủ thời gian để làm tất cả mọi việc, nhưng luôn có đủ để làm những việc quan trọng nhất. Mỗi ngày bạn đừng tham lam làm hết tất cả mọi việc, ôn hết tất cả các môn mà hãy lập ra một bảng ưu tiên các môn và kế hoạch ôn từng ngày.

Khi bạn thi đại học, đương nhiên các môn thi đại học vẫn là ưu tiên hàng đầu, nhưng bạn cũng đừng có bỏ quá nhiều thời gian vào đó. Khoa học đã chứng minh rằng, nếu bạn học một môn liên tục quá 45 phút thì khả năng nhớ sẽ giảm rất nhanh trong thời gian sau đó. Tóm lại bạn hãy lên một cái lịch cụ thể cho hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, vài tháng. Định ra việc gì là quan trọng hơn thì làm trước.

b. Cách tư duy hiệu quả

Tại sao có người học kém? Tại sao có người học giỏi? Thực ra học kém hay giỏi không phải là bản chất, mà phần nhiều là do họ chưa biết cách điều khiển bộ não của mình mà thôi. Não bạn có 2 bán cầu, não trái chủ yếu cho tư duy logic, ngôn ngữ còn não phải là cho tưởng tượng hình ảnh. Từ trước đến giờ người ta dạy các bạn là đa số tác động vào não trái, tức là giảng toàn chữ nên trong giờ học, não phải của bạn không có việc làm, cứ tưởng tượng mông lung dẫn đến không tập trung gì cả.

Vì vậy, muốn học hiệu quả chúng ta phải tìm cách vận dụng cả 2 não của mình. Một phương pháp đơn giản nhất giúp học các môn học thuộc dễ hơn cả chính là tưởng tượng. Từ bây giờ bạn hãy tìm cách tưởng tượng thật nhiều vào.

c. Cách ghi nhớ hiệu quả

Làm sao để nhớ cả bảng hệ thống tuần hoàn? Nhớ tất cả các sự kiện lịch sử trong sách? Bạn hãy thực hiện theo cách sau:

– Ghi thành dàn bài:

Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần – 2 lần – hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Sau đó, bạn tóm tắt bài đó thành 1 dàn bài đại cương gồm nhiều mục như 1, 2, 3; trong các mục này lại có các ý nhỏ hơn được đánh dấu bằng a, b, c… Mỗi mục này bạn đều phải đặt tiêu đề cho nó.

– Nhẩm trong óc:

+ Lần đầu tiên, bạn hệ thống bài bằng cách “nhẩm trong óc” nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài.

+ Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn. Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn.

+ Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem.

– Ghi ra giấy:

Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Khi ghi, bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách. Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời gan vô ích mà lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ – ghi chép – và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất.

d. Cách học hiệu quả

Về mặt nhận thức, thí sinh nên cố gắng tập trung vào những kiến thức cơ bản. Khối kiến thức này thường tập trung ở một số mảng, ví dụ: khái niệm, giả thuyết, quy luật, lý luận… Khi học, cần hiểu rõ bản chất của vấn đề, vì thế người học phải xác định các đặc điểm, cách thức vận dụng những khái niệm, quy luật, lý thuyết… trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể.

Từ đó, yêu cầu tiếp theo là phải luyện tập để hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề (đề thi cũng là một dạng vấn đề cụ thể cần giải quyết). Có hai dạng: vận dụng theo mẫu và vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt. Khi ôn, nên chú ý vận dụng theo cả hai tuyến:

– Theo chiều dọc: trong phạm vi cùng loại vấn đề, cùng chuyên môn, lĩnh vực…

– Theo chiều ngang: trong phạm vi những chương mục, môn học khác nhau nhưng có liên quan đến nhau…

Sau khi đã học xong lý thuyết, nên tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung ôn thi để kiểm tra trình độ của mình. Đó cũng là một cách để nhớ lâu và tạo cơ sở để tăng dung lượng trí nhớ làm việc (working memory).

e. Về thời gian học

Thời gian học hiệu quả thường khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Và nếu bạn cảm thấy quên kiến thức thì cũng đừng có cố gắng quá để nhớ lại nó làm gì cả. Nguyên tắc của học hiệu quả là phải để cho đầu óc thư giãn, rồi tự kiến thức nó sẽ về. Nếu bạn muốn ôn lại bài thì hãy ôn lại sau đó 10 phút, rồi 1 ngày, rồi 1 tuần, và một tháng.

Xác định thời điểm học cũng rất quan trọng. Khả năng lao động trí óc của con người tăng dần từ sáng sớm tới gần trưa, sau đó giảm dần – sau bữa ăn trưa nên có ngủ trưa chút ít từ 20-30 phút cũng được. Hiệu suất học buổi trưa còn cao hơn buổi sáng, đặc biệt đối với những môn học khó. Buổi chiều có hơi giảm vào giờ ăn tối. Sau đó, dường như có một chu kỳ mới và khả năng trí óc lại tăng dần cho tới khoảng 21 giờ, sau đó lại giảm. Không nên thức sau 22 giờ – vì đầu óc sau một ngày làm việc dường như đã bão hòa, không còn tiếp thu thêm được nữa. Lúc rời bàn học, các em có thể lật qua, lướt mau những dòng đầu của các bài đã ôn từ đầu để xác định mình đã học được tới đâu. Làm như vậy cũng tựa như mình gởi tất cả vào tiềm thức bộ nhớ trước khi đưa não vào giấc ngủ.

f. Về không gian học

Hãy ngồi gần cửa sổ, càng tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và luồng không khí lưu thông đều trong phòng, bạn càng khỏe. Nếu có thể, bạn hãy tìm loại nhạc Baroque để làm nền khi học. Người ta nói rằng loại nhạc này có thể rút ngắn thời gian học tiếng anh hiệu quả từ 3 năm xuống còn 3 tháng.

3. Đảm bảo sức khỏe khi ôn thi

a. Không nên học ngay sau bữa ăn.

b. Trong một buổi học, tránh học liên tục 3-4 giờ liền. Cũng giống như ở lớp, sau 45 phút – 1 giờ cần có giải lao. Những phút giải lao này có mục đích làm thư giãn thần kinh, trí óc. Nên đi đi, lại lại, giải trí bằng trò chơi nhẹ nhàng, vui vẻ, tránh vận động nhiều và mạnh.

c. Ngủ cho ra ngủ, khoảng 8 tiếng một ngày, nhiều nhất là về đêm, để cho ấn tượng ngày hôm trước dịu nhạt, những ấn tượng ngày mới chưa hình thành, sáng sớm tỉnh dậy có một bộ óc “mới tinh”, có khả năng hoạt động tốt nhất. Vả lại, có ngủ được say thì trong giấc ngủ vào giai đoạn có giấc mơ, cũng là lúc mà các kích thích tố tăng trưởng được tiết ra giúp các em mau lớn thêm nữa.

d. Vấn đề ăn uống cũng rất quan trọng vì chỉ còn giai đoạn này (tuổi dậy thì) để đạt tới chiều cao và phần nào cân nặng của người trưởng thành. Cần phải ăn nhiều hơn người lớn, cả về lượng lẫn về chất. Không bỏ qua bữa nào, nhất là bữa điểm tâm, vì bữa chiều hôm trước cách xa tới khoảng 10 tiếng, nếu nhịn ăn thì khi học không ngáp cũng ngủ gật, đôi khi mệt quá sẽ bị xỉu! Nói chung, con gái cần đạt 2500 calo (người nữ lớn chỉ cần 2000), con trai 2900 calo (người nam trưởng thành cần khoảng 2600).

Toán Học

5 bí quyết từ chuyên gia để đạt điểm cao trắc nghiệm môn Toán

608
Thiquocgia giới thiệu với những chia sẻ của TS. Lê Đình Định, Trưởng ban Đánh giá năng lực, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nắm chắc 5 bí quyết của chuyên gia môn Toán để làm tốt bài thi trắc nghiệm trong kỳ thi THPT Quốc gia

Thiquocgia.vn xin giới thiệu với những chia sẻ của TS. Lê Đình Định, Trưởng ban Đánh giá năng lực, Đại học Quốc gia Hà Nội. Thông qua những chia sẻ này thầy cô và các bạn sĩ tử sẽ có một phương pháp ôn thi và làm bài hiệu quả nhất

1. Những phương án nhiễu trong đề thi trắc nghiệm

Bài toán trắc nghiệm khách quan có nhiều dạng, tuy nhiên trong bài thi THPT quốc gia sẽ chỉ xuất hiện câu hỏi dạng lựa chọn 1 trong 4 phương án. Tức là cho trước bốn phương án lựa chọn, đáp số bài toán là 1 trong 4 phương án A, B, C hoặc D. Trong đó, có 1 phương án đúng, 3 phương án còn lại là các phương án nhiễu, yêu cầu thí sinh chọn ra phương án đúng mà không cần trình bày các bước giải.

Lưu ý, có hai loại phương án nhiễu:

Loại 1 – nhiễu xa: phương án này tách biệt với phương án đúng, thí sinh dễ dàng tìm được đáp án ngay, ví dụ: đồ thị hàm bậc ba có 4 điểm cực trị.
Loại 2 – nhiễu gần: phương án này gần giống phương án đúng, có khả năng gây “rối” cao cho thí sinh. Để loại được phương án này thí sinh cần phải có kiến thức cơ bản tốt và suy luận tốt.

2. Phân bố thời gian làm bài

Trắc nghiệm khách quan: khó khăn lớn nhất là áp lực thời gian, bởi thí sinh phải vận dụng cả kiến thức và kỹ năng để tìm ra đáp án đúng trong khoảng thời gian tương đối ngắn. Có 3 dạng câu hỏi:

Câu hỏi dễ: thời gian làm bài là 1 phút
Câu hỏi trung bình: thời gian làm bài là 2 phút
Câu hỏi khó, cực khó: thời gian làm bài là 3,5 phút

Nếu không chọn được chính xác phương án đúng ở một câu hỏi bất kỳ, thí sinh có thể chọn ngẫu nhiên một đáp án mà vẫn có thể có cơ hội được điểm ở câu hỏi đó.

3. Cấp độ nhận thức

4. Một số hướng chính giải bài thi trắc nghiệm

5. Chiến thuật làm bài thi trắc nghiệm

Làm một lượt cả đề, với những câu dễ, chắc chắn về đáp án có thể khoanh luôn. Gặp câu khó, đừng quá mất thời gian mà hãy tạm bỏ qua và chuyển sang làm câu khác. Sau khi làm xong một lượt đề thi thì mới quay lại để làm tiếp câu đó.

Làm được điều này sẽ giúp các em không bị bỏ sót và mất điểm ở những câu dễ do đã mất nhiều thời gian cho câu khó. Nên nhớ, dù là câu khó hay câu dễ thì thí sinh chỉ có thể được tối đa 0,2 điểm cho 1 câu.

Đối với các câu hình học ở mức độ đơn giản cần hạn chế vẽ hình và nếu phải vẽ thì cũng không cần vẽ quá cầu kỳ vì sẽ rất tốn thời gian, cố gắng tưởng tượng là chính.

Ưu tiên làm trước các câu hỏi mà có sử dụng được máy tính Casio.

Tăng cường rèn luyện các dạng bài mà sử dụng kỹ năng loại trừ để tìm ra được đáp án.

Toán Học

Phương Pháp giải nhanh Bài toán Mặt cầu ngoại tiếp Hình chóp

529

Tài liệu giúp các em luyện tập với dạng bài Toán mặt cầu ngoại tiếp hình chóp. Những hướng dẫn chi tiết và ví dụ cụ thể các em có thể thông hiểu và vận dụng tốt trong bài tập tự luyện.

Tài liệu giới thiệu đến các em phương pháp giải nhanh bài toán mặt cầu ngoại tiếp hình chóp, cung cấp cho các em công thức cần nhớ, phương pháp giải giúp nhận biết và thông hiểu, vận dụng tốt trong bài tập tự luyện có đáp án. Từ đó các em có thể giải tốt các dạng toán tính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp.

Các em có thể tải link dưới đây: Phương pháp giải nhanh bài toán mặt cầu ngoại tiếp hình chóp

Tiếng Anh

CÁC LOẠI CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG BÀI THI ĐỌC HIỂU TIẾNG ANH CHO HỌC SINH THPT

1414

Kỳ thi trung học phổ thông sắp đến gần và thí sinh thì đang gấp rút hoàn thành kiến thức để chinh phục công cuộc vượt vũ môn của mình. Như đã biết, tiếng anh không phải là một môn học lợi thế của nhiều bạn, đặc biệt là những bạn không có điều kiện học tập từ nhỏ. Vậy các bạn sẽ ứng phó ra sao với bài thi tiếng anh trong kì thi trung học phổ thông này? Bài viết sẽ củng cố và đưa ra các loại câu hỏi thường gặp trong bài đọc hiểu tiếng Anh giúp các bạn có thể tìm hiểu và học tập dễ hơn nhé.

Các loại câu hỏi thường gặp trong bài đọc hiểu tiếng Anh 1

 

 

Câu hỏi về ý chính của đoạn văn

Trong loại câu hỏi này, người ra đề có thể đặt câu hỏi về ý chính của đoạn văn nhỏ hoặc ý chính của cả đoạn văn lớn. Các câu hỏi thường được đưa ra dưới dạng:
– What is the topic of this passage? – Bài viết nói về chủ đề gì?
– What is the main idea expressed in this passage? – Ý chính của bài viết là gì?
– Which title best reflects the main idea of the passage? – Tiêu đề nào phản ánh ý chính của bài viết tốt nhất?
Với loại câu hỏi này bạn cần phải làm gì? Không cần phải nói, điểm đầu tiên bạn cần nhìn đó là quan sát xem bài viết có để tiêu đề hay không? Tuy nhiên, thực tế rất ít bài viết có để lại tiêu đề cho chúng ta. Tiếp theo, nếu không có tiêu đề bạn nên tìm ý chính của đoạn ở các vị trí như: 1-2 câu đầu đoạn, 1-2 câu cuối đoạn. Tuy nhiên đôi khi các câu mang ý chính của đoạn lại ở giữa đoạn. Vì vậy, bạn hãy nên đọc 1-2 câu đầu và 1-2 câu cuối đoạn trước sau đó mới đọc những đoạn khác.
Ý chính của bài biết cần phải thể hiện được tổng quát ý của toàn bộ bài chứ không phải chỉ là nội dung thông tin của 1 đoạn. Ngoài ra, để hiểu rõ hơn bài viết trước khi điền đáp án, bạn có thể để câu này để làm cuối cùng.
Câu hỏi tìm kiếm thông tin trong đoạn văn nhỏ
Câu hỏi này thường yêu cầu bạn phải tìm kiếm thông tin trong từng đoạn phù hợp với mục đích câu hỏi. Các dạng câu hỏi này bao gồm:
– According to the passage, why/ what/ how…? – Theo đoạn văn, tại sao/ Cái gì/ Như thế nào…?
– According to the information in paragraph 1, what…? – Theo thông tin như trong đoạn 1, cái gì…?
Kiểu câu hỏi này khiến bạn phải khá vất vả đi tìm thông tin ở trong từng đoạn. Thường thì thứ tự câu hỏi và thứ tự đoạn xuất hiện theo 1 trình tự nhất định. Khi làm dạng bài này, bạn cần gạch chân keyword trong câu hỏi và trong bài để không bị lẫn lộn. Điểm khó ở dạng bài này là đôi khi keyword ở câu hỏi và đoạn văn không giống nhau mà là hai từ đồng nghĩa.
Câu hỏi sử dụng từ phủ định – đối lập
Ở dạng bài này, người ra đề thường sử dụng những từ phủ định, đối lập như: Except, not mention, least likely, not…
Dạng bài này thường đánh lừa thị giác của thí sinh, thí sinh nào không đọc kỹ đề bài sẽ bị làm sai đáp án. Vì vậy, dạng bài này yêu cầu thí sinh phải cẩn thận trong quá trình làm bài.
Câu hỏi về độ khó của từ vựng
Ở loại câu hỏi này, người ta thường sử dụng những từ đồng nghĩa, trái nghĩa để hỏi chúng ta. Câu hỏi đại loại sẽ là:
– The expression in line … could best replaced by…
– The word in line … is closest meaning to…
Nếu thí sinh có thể hiểu được nghĩa từ trong câu hỏi thì không cần phải lo lắng điều gì. Tuy nhiên, nếu như thí sinh không biết nghĩa của từ thì có thể đọc hiểu đoạn văn để đoán nghĩa của từ cần tìm.

Các loại câu hỏi thường gặp trong bài thi đọc hiểu tiếng Anh cho học sinh THPT 2

 

Câu hỏi liên quan đến liên hệ về từ vựng
– It/ They , Them, Those… in line … refers to …
Từ It/ They, Them, Those… ở dòng… để ám chỉ…
Đây là câu tương đối đơn giản, đáp án chính xác được thay thế bởi các từ như trên, nên chỉ nằm rất gần với các từ này. Thí sinh đọc kỹ câu văn hoặc các câu có liên quan để tìm ra đáp án đúng.
Câu hỏi yêu cầu sự suy diễn của thí sinh
– It is probable that… Có thể là…
– It can be inferred from the passage that… Có thể được suy ra từ đoạn là…
– In the paragraph 2, the author implies/ suggests that… Trong đoạn 2, tác giả ngầm ám chỉ/ gợi ý rằng…
Câu hỏi này khá khó, đòi hỏi thí sinh cần phải có kỹ năng và từ vựng để đọc hiểu. Chỉ khi đọc hiểu được bài viết bạn mới có thể trả lời câu hỏi được chính xác.
Câu hỏi về mục đích viết bài của tác giả
– Why does the author mention ____ ? Tại sao tác giả đề cập đến…?
– The author’s main purpose in paragraph 2 is to… Mục đích chính của tác giả trong đoạn 2 là để…
Đáp án của câu hỏi này có thể là phần trả lời để làm gì của ý chính của bài viết đã tìm ở câu hỏi ý chính. Nếu không có bạn cần phải tự suy luận đáp án sao cho phù hợp với bài viết.

Các loại câu hỏi thường gặp trong bài thi đọc hiểu tiếng Anh cho học sinh THPT 3

 

Câu hỏi về thái độ của tác giả
– What is the author’s opinion / attitude of ____? – Ý kiến/ thái độ của tác giả thể hiện trong bài là gì?
– Which of the following most accurately reflects the author’s opinion of ____? – Điều nào dưới đây phản ánh chính xác nhất ý kiến/ thái độ của tác giả?
Một số đáp án có thể được đưa ra như: Positive (tích cực); Negative (tiêu cực); Neutral (trung lập); Supportive (ủng hộ); Skeptical (nghi ngờ)…
Trong bài viết luôn luôn có 1 đoạn văn nhỏ để tác giả bày tỏ thái độ. Bạn chỉ cần tìm đúng đoạn văn đó sẽ có thể trả lời được đáp án.
Nguồn gốc của bài viết
– Where is this passage most likely seen/ found? Bài viết có thể được nhìn thấy/ tìm thấy ở đâu?
Thông thường nguồn gốc của bài viết có thể từ tạp chí, khoa học, sách… Vì vậy bạn hãy căn cứ vào chúng để lựa chọn được đúng đáp án nữa.
Không phải bài thi nào cũng sẽ hỏi hết tất cả các câu hỏi trên nhưng học thừa còn hơn làm thiếu phải không ạ? Kỳ thi trung học phổ thông là cực kỳ quan trọng đối với các bạn học sinh. Vì vậy, đừng bỏ lỡ những cơ hội này nhé! Chúc các bạn thành công!
Tin tuyển sinh

Điểm chuẩn 2017: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

551

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thông báo Điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1 vào đại học hệ chính quy năm 2017 của Học viện như sau (mức điểm công bố dưới đây áp dụng cho học sinh phổ thông ở khu vực 3; mức điểm chênh lệch ưu tiên theo đối tượng là 1,0 điểm và theo khu vực là 0,5 điểm):

TT Ngành đào tạo Mã ngành Điểm chuẩn trúng tuyển Thứ tự nguyện vọng (TTNV) trúng tuyển khi bằng mức điểm trúng tuyển (*)
CƠ SỞ ĐÀO TẠO PHÍA BẮC (mã BVH)
1. KT Điện tử truyền thông 52520207 22,50 TTNV <= 3
2. Công nghệ KT Điện, điện tử 52510301 21,75 TTNV <= 2
3. Công nghệ thông tin 52480201 25,00 TTNV = 1
4. An toàn thông tin 52480299 24,00 TTNV <= 4
5. Công nghệ đa phương tiện 52480203 23,25 TTNV = 1
6. Truyền thông đa phương tiện 52320104 23,75 TTNV <= 8
7. Quản trị kinh doanh 52340101 21,50 TTNV <= 3
8. Marketing 52340115 22,50 TTNV <= 4
9. Kế toán 52340301 21,50 TTNV = 1
CƠ SỞ ĐÀO TẠO PHÍA NAM (mã BVS)
1. KT Điện tử truyền thông 52520207 19,50 TTNV <= 5
2. Công nghệ KT Điện, điện tử 52510301 19,00 TTNV <= 5
3. Công nghệ thông tin 52480201 23,25 TTNV <= 8
4. An toàn thông tin 52480299 21,75 TTNV <= 6
5. Công nghệ đa phương tiện 52480203 21,75 TTNV <= 6
6. Quản trị kinh doanh 52340101 20,50 TTNV <= 3
7. Marketing 52340115 21,25 TTNV <= 5
8. Kế toán 52340301 19,75 TTNV <= 4

Ghi chú (*): Thực hiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 của Quy chế tuyển đại học hệ chính năm 2017 của Bộ GD&ĐT, trong trường hợp số thí sinh đạt ngưỡng điểm trúng tuyển (bằng mức điểm chuẩn trúng tuyển) còn vượt chỉ tiêu thì các thí sinh có mức điểm xét tuyển bằng nhau ở cuối danh sách trúng tuyển sẽ xét ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn.

XÁC NHẬN NHẬP HỌC:

Các thí sinh đạt điểm trúng tuyển mà Học viện đã công bố phải nộp Giấy chứng nhận kết quả thi (bản gốc có đóng dấu đỏ) về Học viện trong thời gian quy định để xác nhận việc nhập học của mình.

Chỉ có các thí sinh trúng tuyển và đã nộp Giấy chứng nhận kết quả thi mới được Học viện gửi Giấy báo nhập học.

Các thí sinh không nộp Giấy chứng nhận kết quả thi, coi như không có nguyện vọng học tại Học viện và sẽ không được gọi nhập học.

Thời gian nhận Giấy chứng nhận kết quả thi: Từ thời điểm công bố điểm trúng tuyển đến 17h00 ngày 7/8/2017 (tính theo dấu bưu điện trên bì thư).

Hình thức nộp Giấy chứng nhận kết quả thi: thí sinh có thể nộp trực tiếp tại các Cơ sở đào tạo của Học viện hoặc nộp qua đường Bưu điện (chuyển phát nhanh EMS) theo các địa chỉ dưới đây:

Cơ sở đào tạo Phía Bắc (mã trường BVH): Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Km10, đường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, Hà Nội; Điện thoại: 024.33528122, 024.33512252; Email: tuyensinh@ptit.edu.vn.

Cơ sở đào tạo Phía Nam (mã trường BVS): Học viện Công nghệ BCVT – Cơ sở Tp. Hồ Chí Minh; Số 11 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; Điện thoại: 028.38297220; Hotline: 1900 7110; Email: tuyensinh@ptithcm.edu.vn.

Từ ngày 01/8, thí sinh có thể tra cứu kết quả xét tuyển của mình tại địa chỉ: http://tracuu.ptit.edu.vn hoặc mục Tra cứu kết quả trên cổng thông tin tuyển sinh của Học viện tại http://tuyensinh.ptit.edu.vn.