Mức lương cơ sở mới nhất
Bản in
Mức lương cơ sở là mức lương được dùng làm căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác nhau theo quy định của Pháp luật. Mời các bạn tham khảo Bảng lương cơ sở năm 2020 mà chúng tôi đã cập nhật.
Toàn bộ quy định mới về tiền lương áp dụng trong năm 2018
09 nhóm đối tượng được tăng lương, phụ cấp từ 01/7/2018
Phụ lục Bảng lương bậc lương cán bộ, công chức, viên chức 2019
1. Lương cơ sở là gì
Lương cơ sở là mức lương dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức; tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí; tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Lương cơ sở 2020
Tại Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước 2019, dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ Ngân sách Trung ương 2020, Chính phủ đã đề xuất tăng lương cơ sở năm 2020 lên 1,6 triệu đồng/tháng.
Nếu đề xuất này được Quốc hội thông qua thì mức lương cơ sở năm 2020 sẽ tăng thêm 110.000 đồng/tháng so với hiện tại là 1,49 triệu đồng/tháng.
Đây sẽ là mức tăng cao nhất trong một vài năm trở lại đây. Tính từ năm 2016 đến năm 2019, lương cơ sở chỉ tăng cao nhất từ 90.000 đồng/tháng – 100.000 đồng/tháng.
Khi lương cơ sở tăng, mức lương thực tế và một số khoản phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức cũng sẽ được tăng lên tương ứng.
Tuy nhiên, năm 2020 là năm cuối cùng mức lương cơ sở còn tồn tại. Theo lộ trình cải cách tiền lương được Bộ Chính trị đề ra tại Nghị quyết 27, từ năm 2021, mức lương cơ sở và hệ số lương sẽ được bãi bỏ, thay vào đó là 05 bảng lương mới với cán bộ, công chức, viên chức.
3. Cách tính lương cơ bản cho cán bộ, công nhân viên chức thuộc khu vực Nhà nước
Theo mục đối tượng áp dụng ở trên, cán bộ thuộc khu vực Nhà nước sẽ được áp dụng mức lương cơ sở. Vì vậy, công thức tính toán lương cơ bản xây dựng dựa vào lương cơ sở và hệ số lương.
Ví dụ mức lương cơ sở 2019:
Lương cơ bản = Lương cơ sở x hệ số lương. Lương cơ sở sử dụng theo quy định mới nhất (thời điểm từ 01/07/2019 trở đi là 1.490.000VNĐ).
4. Đối tượng áp dụng lương cơ sở
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 38/2019/NĐ-CP có quy định về đối tượng áp dụng mức lương cơ sở bao gồm:
Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.
Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.
Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật viên chức năm 2010.
Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
5. Bảng lương cơ sở 2019
Giai đoạn |
Mức lương |
Cơ sở pháp lý |
Từ ngày 01/01 đến ngày 30/6/2019 |
1.390.000 đồng/tháng |
– Khoản 7 Điều 3 Nghị quyết 49/2017/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 do Quốc hội ban hành. – Khoản 2 Điều 3 Nghị định 72/2018/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. |
Các văn bản hướng dẫn: – Thông tư 06/2018/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và hội do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành. – Thông tư 68/2018/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định 88/2018/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. – Thông tư 88/2018/TT-BQP hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với đối tượng đang hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước trong cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng. |
||
Từ ngày 01/7 đến ngày 31/12/2019 |
1.490.000 đồng/tháng (dự kiến) |
Dự kiến trong tháng 11/2018, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019. |
6. Bảng lương cơ sở 2018
Giai đoạn |
Mức lương |
Căn cứ pháp lý |
Từ 01/01 – 30/6/2018 |
1.300.000 đồng/tháng |
– Khoản 10 Điều 2 Nghị quyết 27/2016/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 Nghị quyết 27/2016/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 do Quốc hội ban hành. – Khoản 2 Điều 3 Nghị định 47/2017/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. |
Các văn bản hướng dẫn: – Thông tư 67/2017/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định 76/2017/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. – Thông tư 145/2017/TT-BQP hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với đối tượng đang hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng. – Thông tư 02/2017/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và hội do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành. |
||
Từ 01/7 – 31/12/2018 |
1.390.000 đồng/tháng |
– Khoản 7 Điều 3 Nghị quyết 49/2017/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 do Quốc hội ban hành |