Hỏi đáp pháp luật

Bạo hành trẻ em bị xử phạt như thế nào?

Quy định xử lý bạo hành trẻ em
39

Quy định xử lý bạo hành trẻ em

Bản in

Bạo hành trẻ em bị xử phạt như thế nào?

Trong những năm gần nay, nhiều vụ việc đánh đập, hành hạ, bạo hành trẻ em trong gia đình, trường mầm non, tiểu học, nơi giữ trẻ… diễn ra thường xuyên hơn, đến mức phải báo động. Pháp luật quy định mức án phạt cao nhất cho “tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác” là tù chung thân và mức án phạt cao nhất cho “tội cố ý giết người” là tử hình.

Xử lý hành vi bạo lực gia đình như thế nào?

Quyết định 363/QĐ-TTg năm 2016 Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình

Không còn xa lạ khi dư luận xã hội buộc phải lên tiếng đối với những hành vi bạo hành trẻ em như thế này. Theo thống kê, trẻ em bị bạo hành ngày càng gia tăng, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 4.000 vụ đánh đập, ngược đãi, bạo hành trẻ em. Trong đó có khoảng 100 trẻ bị thiệt mạng do bạo hành. Nhiều trường hợp không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thể xác, để lại thương tật nặng mà thậm chí còn gây tổn hại tâm lý hoặc dẫn đến tử vong cho các bé. Nghiên cứu cho thấy, nền kinh tế khó khăn, tệ nạn xã hội tràn lan… cũng là những nguyên nhân chính làm gia tăng hành vi bạo hành trẻ em.

bạo hành trẻ em pham tội gì?

Trong gia đình, người ta thường quan niệm “thương cho roi cho vọt”. Như vậy là đã sai. Người trong gia đình có quyền dạy bảo con cái, trẻ nhỏ nhưng không có quyền răn đe, đánh đập trẻ nhỏ. Có những cha mẹ vì một phút tức giận đã đánh đập, giết chết con cái của mình. Điều này cho thấy họ đã phạm vào tội bạo hành trẻ em được pháp luật quy định.

Bên ngoài xã hội cũng là nơi hiểm họa luôn rình rập và không an toàn cho các bé. Những vụ việc người giữ trẻ, giáo viên mầm non dọa nạt, đánh đập trẻ em không phải hiếm và thường xuyên xảy ra ngay trên ghế nhà trường.

Chứng kiến những hình ảnh đau thương mất mát, co rúm sợ hãi của những đứa trẻ… thử hỏi tình người, nhân phẩm và đạo đức của những kẻ bạo hành đã đặt ở đâu? Xã hội và pháp luật sẽ làm gì đối với những hành vi vi phạm pháp luật này? Tuổi thơ của các em phải chịu đựng bạo hành thì khi lớn lên các em có thể trở thành những kẻ phạm tội, gây thiệt hại xã hội và nền kinh tế nước nhà.Trẻ em chính là tương lai của đất nước, trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Với thực trạng bạo hành trẻ em hiện nay, Pháp luật đã nghiêm cấm, trừng trị và áp dụng những xử phạt đích đáng cho những hành vi vi phạm này. Tuy nhiên, chắc chắn vẫn còn một số vụ việc chưa được giải quyết do gia đình, người thân, hàng xóm hoặc người từng chứng kiến những hình ảnh đau thương của trẻ nhỏ, những hành vi vi phạm pháp luật của kẻ bạo hành mà đã không tố cáo.

Xử phạt hành vi bạo hành trẻ em

Tùy theo động cơ, mục đích và mức độ nghiêm trọng của hậu quả để lại, người thực hiện bạo hành trẻ em có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính (bồi thường tiền) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (ngồi tù, chung thân, tử hình). Cụ thể:

a) Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thể hiện rõ quan điểm tôn trọng và bảo vệ các quyền trẻ em:

Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, những hành vi được liệt kê cụ thể như trên có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

b) Pháp luật đã quy định hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các tội sau:

Ngoài ra, người thực hiện hành vi hành hạ, ngược đãi đối với trẻ em còn phải bồi thường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của các bé số tiền để bù đắp những tổn thất vật chất thực tế và tổn thất tinh thần.

Hãy cùng tay che chở và lên tiếng tố cáo những hành vi bạo hành trẻ em nhằm gìn giữ những hồi ức đẹp đẽ cho trẻ thơ, xây dựng một tương lai tốt đẹp và yêu thương!

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm