Có thể bạn chưa biết?Tài liệu

Bộ câu hỏi cuộc thi Lá phiếu trách nhiệm tỉnh Đồng Nai

Đề cương Lá phiếu trách nhiệm tỉnh Đồng Nai
25

Đề cương Lá phiếu trách nhiệm tỉnh Đồng Nai

Bộ câu hỏi cuộc thi Lá phiếu trách nhiệm tỉnh Đồng Nai. Cuộc thi Lá phiếu trách nhiệm được tỉnh Đồng Nai tổ chức diễn ra đến ngày 22/5. Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc Đề cương Lá phiếu trách nhiệm tỉnh Đồng Nai.

1. Bộ câu hỏi cuộc thi Lá phiếu trách nhiệm tỉnh Đồng Nai

Bộ câu hỏi cuộc thi Lá phiếu trách nhiệm tỉnh Đồng Nai gồm 50 câu, các bạn có thể tải bản đầy đủ của bộ đề cương này tại phần tải về trong bài viết này.

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

CUỘC THI TRỰC TUYẾN VỚI CHỦ ĐỀ “LÁ PHIẾU TRÁCH NHIỆM” SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ LÝ LUẬN TRẺ QUÝ II/2021

Câu 1: Thông qua việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp để lựa chọn những đại biểu ưu tú, xứng đáng đại diện cho các tầng lớp dân cư, các thành phần xã hội vào Quốc hội, nhân dân ta đã thực hiện quyền gì của mình?

a. Quyền dân chủ

b. Quyền tự quyết

c. Quyền hiệp thương

Câu 2: Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cư quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước ta là cơ quan nào?

a. Quốc hội

b. Chính Phủ

c. Chủ tịch nước

Chương I, Điều 1, Khoản 1 Luật tổ chức Quốc hội quy định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 3: Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của địa phương là cơ quan nào?

a. Hội đồng nhân dân

b. Ủy ban Nhân dân

c. Ủy ban MTTQ

Câu 4: Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 là cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa mấy?

a. Khóa XIV

b. Khóa XV

c. Khóa XVI

Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nay là CHXHCN Việt Nam đã họp phiên đầu tiên của Nhiệm kỳ Quốc hội khoá I vào ngày 2 tháng 3 năm 1946. Kể từ

đó đến nay, Quốc hội đã trải qua tổng cộng 13 khóa và cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 2016-2021 là cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XIV.

Câu 5: Quốc hội có bao nhiêu chức năng chính?

a. 4

b. 5

c. 6

Chương I, Điều 1, Khoản 2 Luật tổ chức Quốc hội quy định Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Câu 6: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta được tiến hành theo bao nhiêu nguyên tắc?

a. 4

b. 5

c. 6

Chương I, Điều 1 Luật Bầu cử đại biểu quốc hội và Đại biểu HĐND quy định việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Câu 7: Tuổi ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân là bao nhiêu?

a. đủ 18 tuổi

b. đủ 21 tuổi

c. đủ 22 tuổi

Chương I, Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu quốc hội và Đại biểu HĐND quy định tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước CHXHCN Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử.

Câu 8: Ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất bao nhiêu ngày trước ngày bầu cử?

Đáp án: 115

Chương I, Điều 5 Luật Bầu cử đại biểu quốc hội và Đại biểu HĐND quy định ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử.

Bộ câu hỏi cuộc thi Lá phiếu trách nhiệm tỉnh Đồng Nai

Câu 9: Đại biểu Quốc hội có mấy tiêu chuẩn?

a. 3

b. 4

c. 5

Chương II, Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội quy định Đại biểu Quốc hội cẩn có các tiêu chuẩn sau đây.

1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

Câu 10: Đại biểu HĐND có mấy tiêu chuẩn?

a. 4

b. 5

c. 6

Chương I, Điều 7 Luật tổ chức Chính quyền địa phương quy định đại biểu HĐND cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.

4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

Câu 11: Số lượng tối đa đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND được bầu tại mỗi đơn vị bầu cử là bao nhiêu?

a. 3 và 4 b. 3 và 5

c. 4 và 3 d. 5 và 3

Chương II, Điều 10, Khoản 4 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định, mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội được bầu không quá ba đại biểu. Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu không quá năm đại biểu.

Câu 12: Việc xác định khu vực bỏ phiếu do cấp nào phê chuẩn?

a. Cấp xã

b. Cấp huyện

c. Cấp tỉnh

Chương II, Điều 11, Khoản 4 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định Việc xác định khu vực bỏ phiếu do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định và được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn. Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì việc xác định khu vực bỏ phiếu do Ủy ban nhân dân huyện quyết định.

Câu 13: Mỗi khu vực bỏ phiếu phục vụ tối thiểu bao cử tri? a. 300

b. 400

c. 500

Chương II, Điều 11, Khoản 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định Mỗi khu vực bỏ phiếu có từ ba trăm đến bốn nghìn cử tri. Ở miền núi, vùng cao, hải đảo và những nơi dân cư không tập trung thì dù chưa có đủ ba trăm cử tri cũng được thành lập một khu vực bỏ phiếu.

Câu 14: Có bao nhiêu trường hợp có thể thành lập khu vực bỏ phiếu riêng?

a. 3

b. 4

c. 5

Chương II, Điều 11, Khoản 3 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định các trường hợp có thể thành lập khu vực bỏ phiếu riêng gồm:

– Đơn vị vũ trang nhân dân;

– Bệnh viện, nhà hộ sinh, nhà an dưỡng, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, cơ sở chăm sóc người cao tuổi có từ năm mươi cử tri trở lên;

– Cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trại tạm giam.

Câu 15: Hội đồng bầu cử Quốc gia do ai/cơ quan nào thành lập?

a. Chính phủ

b. Quốc hội

c. Chủ tịch nước

Chương II, Điều 12, Khoản 1 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội thành lập, có từ mười lăm đến hai mươi mốt thành viên gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.

2. Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến Lá phiếu trách nhiệm tỉnh Đồng Nai

Cuộc thi Lá phiếu trách nhiệm được tỉnh Đồng Nai tổ chức diễn ra từ ngày 17/5 đến 16 giờ ngày 22/5. Cuộc thi trực tuyến Lá phiếu trách nhiệm diễn ra trên phần mềm Myaloha hoặc Fanpage của đoàn khối với cơ cấu giải thưởng:

Trên đây, Hoatieu.vn đã gửi đến bạn đọc Bộ câu hỏi Hội thi lá phiếu trách nhiệm tỉnh Đồng Nai

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm