Hình sựHỏi đáp pháp luật

Cải tạo không giam giữ là gì?

Quy định về cải tạo không giam giữ
41

Quy định về cải tạo không giam giữ

Cải tạo không giam giữ là 1 trong 7 hình phạt chính đối với người phạm tội mà Bộ luật Hình sự 2015 đưa ra.

Vậy, Cải tạo không giam giữ là gì?

1. Cải tạo không giam giữ là gì?

Cải tạo không giam giữ là một trong những hình phạt chính được quy định tại Điều 36 BLHS năm 2015. Hình phạt này nặng hơn hình phạt tiền và hình phạt cảnh cáo. Hình phạt này không buộc người bị kết án phải cách li khỏi xã hội, mà được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội

2. Quy định về hình phạt cải tạo không giam giữ

Điều 36 BLHS năm 2015 quy định về hình phạt cải tạo không giam giữ như sau:

1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.

2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.

Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.

4. Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.

Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.

Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.

Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự.

3. Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?

Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?

Pháp luật không có điều luật nào cấm người đang chấp hành án cải tạo không giam giữ không được đi làm

=> Người đang chấp hành án cải tạo không giam giữ vẫn được đi làm tuy nhiên phải chấp hành các quy định của pháp luật về cải tạo không giam giữ

4. Cải tạo không giam giữ có được đi nước ngoài không?

Theo quy định tại điều 21 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BCA, Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự

=> Người đang chấp hành án cải tạo không giam giữ thì không được đi nước ngoài

5. Cải tạo không giam giữ có phải là tiền án không?

Người có tiền án (hay người có án tích) là người đã bị tòa án ra quyết định kết án và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án tích.

=> Cải tạo không giam giữ là một hình phạt của Bộ luật Hình sự Việt Nam, người phải chịu hình phạt này sẽ được xem là có án tích, nếu chưa được xóa án tích thì sẽ bị xem là có tiền án

6. Án treo và cải tạo không giam giữ hình phạt nào nặng hơn?

Cải tạo không giam giữ là hình phạt còn án treo thì không phải là hình phạt mà là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.

Vì vậy nếu xét theo mặt lý thuyết thì cải tạo không giam giữ nặng hơn án treo.

Tuy nhiên khi xét về mặt thời gian thì chúng ta có thể thấy cải tạo không giam giữ có thời gian chịu phạt ngắn hơn (06 tháng đến 03 năm, án treo có thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm)

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho bạn đọc các quy định của pháp luật hiện hành về Cải tạo không giam giữ. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm