Lễ, Tết cổ truyềnTài liệu

Cúng tất niên xong có hóa vàng không?

Những lưu ý khi cúng tất niên 2021
92

Những lưu ý khi cúng tất niên 2021

Cúng tất niên là một nghi thức ngày Tết, diễn ra vào những ngày cuối cùng của năm Âm lịch. nhiều người băn khoăn không biết cúng tất niên gồm những gì; cúng tất niên có hóa vàng hay không?

1. Cúng tất niên là gì?

Nhịp sống hiện đại không làm mất đi những nét đẹp văn hóa của người Việt. Đặc biệt là trong đời sống tâm linh. Lễ cúng tất niên là phong tục quen thuộc của mọi gia đình vào cuối năm. Ý nghĩa cúng tất niên không chỉ thể hiện nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình cùng quây quần bên nhau sau một năm tất bật. Chính vì vậy mà đến cuối năm; người người lại hỏi han nhau cúng tất niên gồm những gì để chuẩn bị lễ cúng tươm tất, đầy đủ nhất.

Cúng tất niên là một nghi thức để kết thúc một năm đã qua và chuẩn bị một năm mới sắp đến. Lễ cúng thường được diễn ra vào những ngày cuối cùng của năm Âm lịch. Ngày cúng có thể tùy thuộc vào truyền thống gia đình hoặc những yếu tố khác. Thông thường, người ta sẽ cúng vào ngày 30 tháng Chạp (năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (năm thiếu).

Cúng tất niên xong có hóa vàng không?

2. Cúng tất niên xong có hóa vàng không?

Hóa vàng, có thể hiểu là một hình thức dâng cúng các giá trị vật chất cho những người ở thế giới bên kia. Vì không thể dùng vật chất và tiền bạc thật để đốt; nên con người sử dụng tiền vàng mã và những vật dụng tượng trưng làm bằng giấy.

Tục hóa vàng của người dân ta được du nhập từ Trung Quốc. Thêm vào đó, nhiều người Việt thường có quan niệm “trần sao âm vậy”. Thế nên ngoài tiền, người ta còn có thêm những đồ vật cho người âm như quần áo, xe cộ, nhà cửa,… Tất cả những vật trên cũng được làm hoàn toàn bằng giấy.

Nói về tục hóa vàng, T.S Đinh Đức Tiến, giảng viên khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp HCM cho biết: “Ban đầu, tiền giấy không dùng để đốt mà chủ yếu được chôn cùng, treo xung quanh hoặc rải quanh mộ. Về sau; việc hóa vàng (đốt vàng mã) trở nên phổ biến và trở thành một tín ngưỡng trong dân gian.”

Vậy, cúng tất niên có hóa vàng không? Nếu có hóa vàng thì cần lưu ý những điều gì?

Theo tục lệ, sau khi cúng tất niên; gia chủ cần tiến hành hóa vàng rồi mới xin hạ mâm để thụ lộc. Thứ tự hóa vàng lần lượt là các gia thần. Sau đó mới đến đồ dùng của ông bà, tổ tiên. Và dựa theo quan niệm “trần sao âm vậy”; người ở dương thế đón Tết thì người âm cũng cần tiền bạc, vật dụng để chuẩn bị đón Tết. Nên việc hóa vàng đã trở thành việc quen thuộc của người dân khi tiến hành lễ cúng tất niên.

Biết rằng lễ cúng tất niên là một trong những lễ cúng quan trọng nhất trong dịp Tết. Nhưng nhiều người lại có quan niệm sai lầm rằng các đốt nhiều vàng mã càng tốt. Hóa vàng càng nhiều thì tổ tiên ông bà sẽ càng có nhiều tiền bạc để sử dụng ở cõi âm.

Thực tế, hành động trên chỉ dẫn đến sự lãng phí tiền của một cách không cần thiết mà thôi. Điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của gia chủ. Không nên quá mê tín gây tiêu tốn tiền tài. Không những thế, hóa vàng quá nhiều còn gây ảnh hưởng đến không khí chung của mọi người khu vực xung quanh.

T.S Đinh Đức Tiến khi nói về việc hóa vàng cũng khẳng định: “Chỉ cần hóa vàng một ít và hương khói, mâm cỗ đầy đủ trong những ngày quan trọng là đã đủ và đúng với truyền thống văn hóa nước ta. Việc đốt vàng mã số lượng lớn, đốt một cách bừa bãi chính là hủy hoại môi trường. Việc làm này không mang ý nghĩa tỏ lòng thành kính để tổ tiên chứng giám. Hóa vàng càng nhiều càng tốt là một quan niệm sai lầm.”

2. Bài khấn hóa vàng sau lễ cúng tất niên

Sau lễ cúng tất niên, khi bắt đầu hóa vàng mã, gia chủ cũng cần đọc một bài khấn đơn giản đủ ý gửi đến tổ tiên, thần linh.

Con Nam mô A Di Đà Phật (đọc lặp lại 3 lần, đồng thời chắp tay khấn vái 3 lần)

Con lạy chín phương trời, con lạy chư Phật mười phương

Con lại Hoàng Thiên Hậu Thổ, lạy chư vị tôn thần nơi đây

Con lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, các vị Táo quân, vị Long mạch Tôn Thần.

Con lạy các cụ tổ khảo, lạy các cụ tổ tỷ, các cụ tổ tiên nội ngoại.

Hôm nay là ngày 30 tháng chạp năm……….

Gia chủ chúng con là:………., năm nay ….. tuổi

Nay ngụ tại:……….

Nhân dịp năm cũ sắp qua, năm mới đang tới, chúng con thành tâm sửa biện các lễ vật, hương hoa kính cẩn dâng lên trước án, xin lễ tạ các bậc Tôn thần, tổ tiên.

Kính xin được phù hộ độ trì, mọi điều tốt lành, con cháu bình an được hưởng tài lộc trong năm mới. Với lòng thành kính dâng, cúi xin chứng giám soi xét cho chúng con.

Con Nam mô A Di Đà Phật (đọc lặp lại 3 lần kèm chắp tay vái 3 lạy)

Sau khi đọc xong bài khấn có thể tiến hành hóa vàng mã và thụ lộc khi nhang trên ban thờ đã cháy hết.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm