- CV là gì?
- Tầm quan trọng của CV
- 1. CV mang tính giới thiệu bản thân
- 2. CV như một cầu nối giữa ứng viên và người tuyển dụng
- 3. CV giúp tăng cơ hội phỏng vấn cho ứng viên
- Nội dung của một CV tiếng anh
- 1. Thông tin cá nhân
- 2. Mục tiêu nghề nghiệp
- 3. Trình độ học vấn và bằng cấp
- 4. Kinh nghiệm làm việc
- 5. Sở thích & các thành tựu đạt được
- 6. Kỹ năng
- Những lưu ý để tạo một CV tiếng anh nổi bật
- 1. Không đặt tiêu đề
- 2. Viết câu văn ngắn gọn, súc tích
- 3. Sử dụng các động từ dưới dạng V_ing
- 4. Cấu trúc tiếng anh đơn giản
- 5. Cấu trúc câu không được quá “cộc lốc”
- 6. Tránh dùng đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất
- 7. Trình bày bắt mắt nhưng không màu mè
- 8. Tổng hợp một số lỗi cơ bản cần khắc phục
- Các mẫu CV theo từng ngành nghề
- 1. Bán hàng
- 2. Nhân sự
- 3. Lập trình viên
- 4. ERP Developer
- 5. Nhân viên sản xuất
- 6. Trưởng phòng QA
- 7. Trưởng nhóm QA/QC
- 8. Quản lý xuất nhập khẩu
- 9. Kế toán trưởng
- 10. Giám đốc tài chính
- 11. Trưởng công trình
- Tổng kết
- Tham khảo thêm chủ đề tiếng Anh thương mại
Home » Tiếng Anh thương mại
19/01/2021
Viết CV bằng tiếng anh là một trong những công việc khó khăn nhất trong quá trình xin việc đối với các bạn sinh viên mới ra trường. Viết CV cần phải chuẩn, bởi lẽ nếu không chuẩn nhà tuyển dụng có thể lướt qua một cách nhanh chóng để có thể loại trực tiếp CV của bạn. Bài viết này, Verbalearn sẽ giúp bạn có một số ý tưởng viết CV, các chuẩn cần nắm khi viết và đặc biệt là những mẫu CV tiếng anh có sẵn, chỉ cần điền vào là dùng được.
Mục lục1.CV là gì?2.Tầm quan trọng của CV3.Nội dung của một CV tiếng anh4.Những lưu ý để tạo một CV tiếng anh nổi bật5.Các mẫu CV theo từng ngành nghề6.Tổng kết7.Tham khảo thêm chủ đề tiếng Anh thương mại
CV là gì?
CV được viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae mang nghĩa là sơ yếu lý lịch. Hiểu sâu hơn thì CV là bảng tóm tắt khái quát lại những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm trong công việc và một số kỹ năng mà ứng viên muốn cho nhà tuyển dụng thấy. Do đó, hiểu theo nghĩa CV là tờ khai sơ yếu lý lịch là chưa đủ nghĩa.
Tầm quan trọng của CV
CV là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá theo cá nhân, cũng là cơ sở để nhà tuyển dụng có thể loại bỏ những ứng cử viên không phù hợp. Tầm quan trọng được đúc kết bởi các vai trò như sau:
1. CV mang tính giới thiệu bản thân
Trong quá trình tìm kiếm việc làm, CV giúp nhà tuyển dụng có thể tìm hiểu thông tin cá nhân của ứng viên một cách nhanh nhất. Dựa vào CV, ứng cử viên có thể công bố một số thông tin cá nhân như: Giới thiệu thông tin, sở thích, trình độ học vấn, kinh nghiệm, thành tựu đạt được,…Đây là bước đệm quan trọng trước khi nhà tuyển dụng xem xét đánh giá.
2. CV như một cầu nối giữa ứng viên và người tuyển dụng
Trong quá trình tuyển dụng, nhà tuyển dụng chỉ việc thông báo về nhu cầu của họ và không quan tâm bất cứ thông tin nào khác. Điều mà họ thực sự quan tâm là các bản CV của từng ứng cử viên, đối với họ đây là thứ cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác nhất. Riêng đối với các ứng cử viên, CV là thứ duy nhất giúp họ truyền đạt thông tin đến nhà tuyển dụng của họ.
3. CV giúp tăng cơ hội phỏng vấn cho ứng viên
CV là cầu nối giữa ứng viên và người tuyển dụng, bên cạnh đó nhờ CV mà ứng cử viên còn có cơ hội nhận được 1 suất phỏng vấn dễ dàng hơn. Trong CV đã bao gồm hầu hết thông tin đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, kể cả thông tin liên lạc hay hồ sơ cá nhân cơ bản.
Nội dung của một CV tiếng anh
Một CV tốt thường phải đảm bảo được 2 phần đó chính là nội dung và cách trình bày. Riêng về nội dung, CV cần có các mục như sau:
1. Thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân (Personal details) giúp người đọc CV biết được bạn là ai, địa chỉ và một số thông tin cơ bản khác. Ở mục này, bạn cần cung cấp các nội dung như sau:
- Họ và tên
- Ngày tháng năm sinh
- Địa chỉ
- Số điện thoại
Trong phần này, bạn cần có ảnh đại diện rõ mặt, nghiêm túc. Ngoài ra, bạn còn có thể thêm một câu châm ngôn yêu thích hay câu nói tâm đắc làm gây ấn tượng cho người đọc. Lưu ý chọn email cá nhân chuyên nghiệp, nghiêm túc thường được lấy từ tên riêng hoặc viết tắt tên riêng. Email phải được bạn kiểm tra thường xuyên tránh bỏ lỡ các thông tin quan trọng từ phía nhà tuyển dụng gửi cho bạn.
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp có thể giúp bạn giới thiệu sơ lược về bản thân cũng có thể giúp bạn thể hiện được sự mong muốn được tuyển dụng vào các vị trí công việc hiện tại. Ở phần này bạn có thể nêu một số ý như sau:
- Giới thiệu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và sơ lược về các thành tựu đạt được
- Đề ra các mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn
3. Trình độ học vấn và bằng cấp
Trình độ học vấn nên được viết một cách ngắn gọn, rõ ràng và chính xác. Trước khi gửi CV bạn có thể tinh chỉnh phần này để phù hợp với từng nhà tuyển dụng cũng như các côn việc khác nhau.
4. Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc giúp nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá bạn phù hợp với công việc nào, vị trí nào. Do đó phần kinh nghiệm cần được nêu chính xác để quá trình làm việc đôi bên trở nên dễ dàng hơn nếu bạn được tuyển dụng. trong quá trình nêu kinh nghiệm, cần chú ý các đặc điểm sau:
- Liệt kê các công việc theo thứ tự gần nhất trở về sau
- Nếu bạn có quá nhiều công việc, hãy chọn nhưng công việc tiêu biểu mà bạn đã làm thời gian dài hoặc làm tốt
- Tìm những công việc liên quan nhất đối với công việc mà bạn đang chuẩn bị ứng tuyển
Việc trình bày kinh nghiệm công việc đòi hỏi tính trung thực và sự khôn khéo. Nếu bạn nhảy việc quá nhiều thì cũng phải đúc kết lại những công việc có liên quan tới ngành nghề mà bạn đang ứng tuyển, giúp bạn tăng cơ hội được tuyển dụng hơn. Không nên ham số lượng, nhà tuyển dụng chỉ quan tâm chất lượng những công việc và khả năng bạn hoàn thành trong quá khứ để đánh giá hiện tại.
5. Sở thích & các thành tựu đạt được
Sở thích của bạn giúp bạn đạt được hiệu quả công việc cao hơn, có lý do để tiến về phía trước cũng như cảm thấy đỡ căng thẳng hơn. Ở phần này bạn cần lưu ý:
- Viết đầy đủ và ngắn gọn
- Liệt kê theo dạng list chứ không phải đoạn văn
- Hạn chế đưa sở thích dạng cá nhân, không có ý nghĩa trong công việc
- Liệt kê các thành tựu mà bạn đã được trước đây có liên quan đến công việc đang tuyển dụng
- Liệt kê chính xác, chân thực.
6. Kỹ năng
Kỹ năng ở đây chính là những khả năng mà bạn có ngoài chuyên môn. Các kỹ năng bao gồm như: kỹ năng mềm, kỹ năng lãnh đạo, giám sát,… Hãy liệt kê nhưng hãy chú trọng đến tính trung thực.
Những lưu ý để tạo một CV tiếng anh nổi bật
1. Không đặt tiêu đề
Bản thân của CV là một bản sơ yếu lý lịch đầy đủ, do đó việc đặt tiêu đề là không cần thiết. Thay vì đó, hãy sử dụng chính tên của mình làm tiêu đề. Để người đọc dễ dàng chú ý, bạn có thể đặt tên mình ở chính giữa trang giấy, font chữ to hơn và được in đậm.
2. Viết câu văn ngắn gọn, súc tích
Dù lượng thông tin có nhiều đến đâu thì cũng nên trình bày ngắn gọn. Với lượng thông tin giống nhau, nên để ở dạng liệt kê các ý chính, hạn chế từ nối giúp việc truyền đạt ý nhanh hơn. Đa số các nhà tuyển dụng đều đọc lướt qua CV nên đây là công việc vô cùng cần thiết.
3. Sử dụng các động từ dưới dạng V_ing
Để câu văn trở nên trang trọng hơn, bạn có thể bắt đầu bằng một động từ, đồng nhất về cách chia thì. Đa phần thường sử dụng động từ dưới dạng V_ing đặt đầu câu để triển khai các ý tiếp theo.
4. Cấu trúc tiếng anh đơn giản
CV cần đầy đủ thông tin nhưng không đồng nghĩa với sự rườm rà trong câu văn. Không dùng từ ngữ quá bóng bẩy, điều này sẽ gây khó cho bạn vì bạn sẽ không biết các từ ngữ đó có 100% sử dụng chính xác. Hơn thế nữa, từ ngữ càng đơn giản, càng dễ diễn đạt ý. Chú trọng vào cấu trúc thường gặp và sử dụng từ vựng chuyên ngành chính xác. Đó đã là một thành công khi viết CV.
5. Cấu trúc câu không được quá “cộc lốc”
Để xét trong trường hợp này, bạn có thể tìm hiểu ví dụ sau đây:
Cách 1: Having an excellent presentation skill
(Có kỹ năng thuyết trình tuyệt vời)
Cách 2: Presenting at many cinemas with groups of 50 to 500 people.
(Thuyết trình trước 50 – 500 người ở nhiều hội thảo).
Thay vì chỉ nêu một cách ngắn gọn về những kinh nghiệm của bản thân, bạn nên đan xen vào đó các số liệu cụ thể giúp tăng tính chân thực. Tuy nhiên không nên phóng đại bản thân quá mức, điều này sẽ dễ dàng bị chú ý khi phỏng vấn.
6. Tránh dùng đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất
Đây là một nguyên tắc cơ bản mà mỗi khi viết CV bạn đọc cần phải chú ý đến. Đơn giản hơn, CV là viết về bạn do đó việc sử dụng ngôi thứ nhất là điều không cần thiết. Nguyên tắc này đã loại rất nhiều ứng cử viên chưa tìm hiểu hoặc chưa bao giờ nghe đến nó.
7. Trình bày bắt mắt nhưng không màu mè
Ngoài nội dung đầy đủ, chi tiết thì hãy làm cho mỗi phần CV của bạn trở nên độc đáo hơn. CV là nơi để bạn dễ dàng thể hiện được khả năng sử dụng máy tính của mình, sự khoa học và sáng tạo nếu được sử dụng đúng nơi đúng chỗ sẽ gây ấn tượng lớn cho CV của mình.
8. Tổng hợp một số lỗi cơ bản cần khắc phục
- Chú ý lỗi chính tả, ngữ pháp trong CV xin việc tiếng Anh
- Không nên sao chép 100% thông tin tuyển dụng trên trang web
- Sử dụng địa chỉ email cá nhân trang trọng, nghiêm túc
- Trình bày rõ ràng kỹ năng bạn có
- Không nên viết CV dài quá 2 trang giấy A4
Các mẫu CV theo từng ngành nghề
1. Bán hàng
Mẫu CV này cần thể hiện các kỹ năng nổi bật liên quan đến ngành nghề bán hàng. Ngoài ra, nên trình bày các thành tích, kinh nghiệm cần thiết cho vị trí này.
TẢI XUỐNG
2. Nhân sự
Để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự, bạn cần phải là một con người chuẩn mực về giao tiếp đặc biệt là giao tiếp bằng văn bản. Do đó, CV của bạn cần trau chuốt về từ ngữ và tránh các lỗi sai không đáng có.
TẢI XUỐNG
3. Lập trình viên
Lập trình viên cần có đầu óc sáng tạo và phong cách làm việc không quá máy móc. Do đó, hãy tạo một CV thể hiện được hết các bản chất của con người bạn trong ngành lập trình viên này. Sự sáng tạo luôn là một điểm nhấn.
TẢI XUỐNG
4. ERP Developer
Để đáp ứng tốt vị trí này, CV của bạn cần phải thể hiện được trình độ chuyên môn liên quan đến khoa học máy tính và một số lĩnh vực có liên quan. Ngoài ra, hãy đề cập đến các nhiệm vụ quan trọng của công việc như:
- Phân tích hệ thống cho khách hàng
- Các phiên bản phần mềm
- Cấu trúc cơ sở dữ liệu
- Lập thời gian ước tính hoàn thành dự án
TẢI XUỐNG
5. Nhân viên sản xuất
Một số kỹ năng bạn cần đề cập trong CV khi muốn trở thành một nhân viên sản xuất bao gồm:
- procuring vendors (tìm kiếm nhà cung cấp)
- negotiating agreements (thỏa thuận đàm phán)
Ngoài ra thì bằng cấp liên quan đến công nghệ hoặc kỹ thuật công nghiệp cũng là việc cần thiết.
TẢI XUỐNG
6. Trưởng phòng QA
Theo dõi nhiều mẫu CV thành công cho vị trí trưởng phòng QA, bạn cần phải chứng minh được các khả năng chuyên môn của mình về các lĩnh vực như sau:
- quality assurance (đảm bảo chất lượng)
- attention to details (chú ý đến chi tiết)
- leadership (khả năng lãnh đạo)
- organization skills (kỹ năng tổ chức)
- teamwork (tinh thần đồng đội)
TẢI XUỐNG
7. Trưởng nhóm QA/QC
Trở thành trưởng nhóm QA/QC, bạn thường xuyên phải thực hiện các hành động như:
- Hướng dẫn
- Đào tạo
- Nâng cao hiệu quả
- Tổ chức lịch làm việc
- Ghi lại lỗi sản phẩm và phân bổ thời gian sửa chữa
Do đó, trong CV nên đề cập đến kinh nghiệm và một số thành tựu với các hoạt động này.
TẢI XUỐNG
8. Quản lý xuất nhập khẩu
Kiến thức chuyên môn là điều cần chú trọng trong CV về quản lý xuất nhập khẩu. Ngoài ra thì bạn nên trình bày các thành tựu mà mình đã đạt được liên quan đến ngành nghề xuất nhập khẩu.
TẢI XUỐNG
9. Kế toán trưởng
Công việc của một kế toán trưởng bao gồm phân tích, kiểm toán liên quan đến tiền mặt và các khoản tiền khác nhau. Để trở thành kế toán trưởng, kinh nghiệm là điều chắc chắn phải được nhắc đến trong CV. Ngoài ra, hãy liệt kê những nơi mà bạn đã từng làm việc cũng như quá trình tích lũy kinh nghiệm của bản thân như thế nào.
TẢI XUỐNG
10. Giám đốc tài chính
Giám đốc tài chính cần phải có kiến thức sâu rộng, ứng phó với mọi trường hợp xảy ra đối với các vấn đề về tài chính trong công ty. Các ý chính cần phải có trong CV bao gồm:
- Kiến thức tài chính
- Kinh nghiệm từ việc làm
- Các thành tựu trong quá khứ
- Kinh nghiệm thực tế
TẢI XUỐNG
11. Trưởng công trình
Đi đôi với kiến thức chuyên môn về công trình thì CV của bạn nên tập trung vào các kỹ năng như quản lý, giao tiếp, kinh nghiệm làm việc đội nhóm,…
TẢI XUỐNG
Tổng kết
Ngoài việc sử dụng các mẫu sẵn CV, bạn có thể tự tạo riêng cho mình một CV mang đậm chất cá nhân nhưng cần đảm bảo được các tiêu chí đề ra. CV không chỉ đầy đủ thông tin mà cần phải thể hiện được hết phẩm chất mà bạn muốn nhà tuyển dụng nhìn thấy. Do đó, hãy dành nhiều thời gian để tạo cho riêng mình một mẫu CV tiếng anh tốt nhất.