Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức
Đạo đức nghề nghiệp là gì? Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức được quy định thế nào?
1. Đạo đức nghề nghiệp là gì?
Khái niệm đạo đức nghề nghiệp dưới góc độ pháp luật được hiểu thế nào?
Theo Luật Viên chức 2010, đạo đức nghề nghiệp là các chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.
2. Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức
Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức qua lời dạy của Bác được hiểu như sau:
Thứ nhất, rèn luyện phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp để luôn nhạy bén, sáng tạo trong tham mưu cho lãnh đạo
Thứ hai, phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, cương lĩnh, kỷ luật của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; chấp hành nghiêm túc các quy chế, quy định và nội quy, kỷ luật của cơ quan.
Sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật là đạo lý của công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; cùng với việc chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, cán bộ Văn phòng phải chấp hành nghiêm túc các quy chế, các quy định và nội quy, kỷ luật của cơ quan
Thứ ba, cán bộ Văn phòng phải ra sức học tập, rèn luyện; không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác.
Thứ tư, cán bộ văn phòng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, thận trọng, khiêm tốn trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Thứ năm, cán bộ công chức phải luôn rèn luyện để thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; không tham nhũng, tiêu cực, không lãng phí; không lợi dụng nghề nghiệp để trục lợi cá nhân và gây thiệt hại đến lợi ích xã hội, lợi ích của tập thể và của người khác.
Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật, ví dụ: Quyết định số 2659/QĐ-BTP về Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp.
=> Cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp phải đảm bảo các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp như sau:
3. Biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp có thể được thể hiện qua những khía cạnh sau:
– Làm việc có nguyên tắc:
Đây được coi là một trong những hành vi biểu hiện đạo đức nghề nghiệp quan trọng nhất. Khi làm bất cứ công việc gì thì tính nguyên tắc cũng phải được bảo đảm
Làm việc có nguyên tắc là khi làm việc cần có thái độ nghiêm túc với công việc mình đang làm, làm việc đầu tư sự tập trung và làm theo những nguyên tắc, quy định mà công việc đó đòi hỏi để không làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng của công việc và ảnh hưởng đến những cá nhân khác.
– Mối quan hệ với đồng nghiệp:
Chúng ta đang sống trong một cộng đồng và sức mạnh tập thể thì luôn lớn hơn sức mạnh của riêng một cá nhân. Đồng nghiệp chính là những người cùng hoạt động trong một lĩnh vực, ngành nghề nào đó, họ là người sẽ cũng hợp tác, giúp đỡ để giúp chúng ta đạt được hiệu quả tốt nhất trong công việc. Vì vậy chúng ta cần giữ mối quan hệ tốt đẹp với đông nghiệp, vừa là để tôn trọng họ, vừa để khẳng định giá trị về đạo đức của bản thân và giúp cho tập thể, tổ chức, một công ty trở nên co văn hóa hơn.
– Tính trung thực:
Không chỉ trong công việc nói chung mà kể cả ngoài cuộc sống hàng hàng ngày, đức tính trung thực luôn là đức tính tốt đẹp của con người và được xã hội tôn trọng. Trong công việc, sự trung thực được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh. Ví dụ như trung thực khi người khác hỏi đến trình độ chuyên môn của mình, trung thực trong lý do không hoàn thành công việc, hoặc trung thực khi vi phạm nội quy, quy chế của tổ chức, cơ quan…
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Đạo đức nghề nghiệp là gì? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại Hỏi đáp pháp luật.