Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân

Thi tìm hiểu pháp luật thitimhieuphapluat.moj.gov.vn

Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” chính thức được mở thi trực tuyến từ ngày 1/4 trên http://thitimhieuphapluat.moj.gov.vn. Sau đây là chi tiết thể lệ thi Tìm hiểu pháp luật về bầu cử và gợi ý đáp án, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Đăng ký cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến

Để tham dự cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến, các bạn đăng nhập vào đường link sau:

http://thitimhieuphapluat.moj.gov.vn

Đáp án thi pháp luật trực tuyến

Sau khi truy cập vào giao diện trang chủ của cuộc thi -> Vào thi

Tiếp theo các bạn điền đầy đủ thông tin cá nhân theo như giao diện bên dưới, sau đó nhấn Bắt đầu để tham dự cuộc thi tìm hiểu pháp luật.

Đáp án thi pháp luật trực tuyến

2. Thể lệ dự thi Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân”

Tên gọi Cuộc thi: Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân”.

Đối tượng dự thi: Là công dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài.

Nội dung thi: Các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015; một số quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương có liên quan đến bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân.

Hình thức thi: Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại địa chỉ website http://thitimhieuphapluat.moj.gov.vn hoặc truy cập Chuyên mục Cuộcthi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hộiđồng nhân dân” trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp, Trang thông tin điện tửcủa Hội đồng bầu cử Quốc gia; Trang thông tin điện tử Truyền hình Quốc hội Việt Nam; Báo Điện tử Đại biểu nhân dân và Báo Pháp luật Việt Nam điện tử.

Thời gian thi: Cuộc thi diễn ra trong vòng 30 ngày (từ 0h00 ngày 01/4/2021đến 24h00 ngày 30/4/2021).

Cách thức thi:

– Người dự thi truy cập đăng ký dự thi theo hướng dẫn và thực hiện trả lời 20 câu hỏi (bao gồm 19 câu hỏi trắc nghiệm trực tiếp, 01 câu dự đoán số lượng người dự thi trả lời đúng tất cả các câu hỏi trắc nghiệm) trên máy tính và các thiết bị di động có kết nối internet.

– Trong quá trình diễn ra Cuộc thi, mỗi cá nhân được dự thi tối đa 03 lượt thi để có thể cải thiện kết quả, mỗi lượt thi kéo dài tối đa 20 phút.

Giải thưởng Cuộc thi:

Người đạt giải được Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Giấy chứng nhận kèm theo hiện vật (nếu có) và mức giải thưởng như sau:

+ 01 Giải Nhất: 6.000.000 đồng/giải (Sáu triệu đồng/giải);

+ 05 Giải Nhì: 3.000.000 đồng/giải (Ba triệu đồng/giải);

+ 10 Giải Ba: 2.000.000 đồng/giải (Hai triệu đồng/giải);

+ 20 Giải Khuyến khích: 1.000.000 đồng/giải (Một triệu đồng/giải).

Đề nghị các sở, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện quan tâm triển khai và tổng hợp kết quả thực hiện bằng văn bản (lồng ghép trong báo cáo về công tác phổ biến pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021), gửi về Sở Tư pháp – Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố trước ngày 20/11/2021 để tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân thành phố.

Trong quá trình tham gia Cuộc thi nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện phản ánh về Ban Tổ chức Cuộc thi – đồng chí Hoàng Mạnh An, số điện thoại: 024.62739468 để kịp thời tháo gỡ.

3. Đáp án Thi tìm hiểu về bầu cử HĐND và đại biểu Quốc hội 2021

Cuộc thi sẽ chính thức diễn ra vào 1/4/2021.

Chủ đề cuộc thi: Tìm hiểu pháp luật về bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân

Câu hỏi 1: Văn bản nào dưới đây quy định về cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta?

Câu hỏi 2: Ngày nào là ngày tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta?

Câu hỏi 3: Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 là ngày nào?

Câu hỏi 4: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc nào?

Câu hỏi 5: Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử, quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?

Câu hỏi 6: Trường hợp nào sau đây cử tri có thể nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu?

Câu hỏi 7: Trường hợp nào sau đây không tuân thủ nguyên tắc bầu cử trực tiếp theo quy định tại Điều 1 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân?

Câu hỏi 8: Khẳng định nào sau đây là đúng?

Câu hỏi 9: Khi tiến hành bỏ phiếu, do sơ suất anh A đã gạch nhầm tên người được bầu và anh muốn đổi phiếu bầu khác. Hỏi trong trường hợp này, phiếu bầu của anh A sẽ được xử lý thế nào?

Câu hỏi 10: Tại đơn vị bỏ phiếu X, sau khi kiểm phiếu, có 02 người ứng cử là A và B ở cuối danh sách trúng cử có số phiếu bầu bằng nhau và nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử là 01 người. Hỏi việc xác định ai là người trúng cử dựa theo nguyên tắc nào?

Giải thích: Theo Khoản 4, Điều 78 LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 2015:

4. Trường hợp cuối danh sách trúng cử có nhiều người được số phiếu bầu bằng nhau và nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.

Câu hỏi 11: Phiếu bầu nào sau đây được coi là hợp lệ?

Câu hỏi 12: Trong quá trình tổ chức bầu cử, Tổ bầu cử xử lý như thế nào đối với cử tri đang bị cách ly xã hội tập trung tại các cơ sở điều trị Covid-19 theo quy định của pháp luật?

Câu hỏi 13: Cơ cấu số lượng đại biểu Quốc hội khoá XV là người dân tộc thiểu số dự kiến chiếm ít nhất bao nhiêu phần trăm (%) trên tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội?

Câu hỏi 14: Điền cụm từ chính xác còn thiếu trong quy định về vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội: “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho … của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước”?

Câu hỏi 15: Nội dung nào sau đây không phải là tiêu chuẩn của người ứng cử đại biểu Quốc hội?

Câu hỏi 16: Tiêu chuẩn nào sau đây không phải là tiêu chuẩn của người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân?

Câu hỏi 17: Pháp luật quy định trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trong việc tiếp xúc cử tri như thế nào?

Câu hỏi 18: Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định cuối cùng trong giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến người ứng cử đại biểu Quốc hội?

Câu hỏi 19: Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền hủy bỏ kết quả bầu cử ở khu vực bỏ phiếu, đơn vị bầu cử có vi phạm pháp luật nghiêm trọng và quyết định ngày bầu cử lại ở khu vực bỏ phiếu, đơn vị bầu cử đó?

Câu 20: Dự đoán có bao nhiêu người trả lời đúng: 

Câu này các bạn tự điền dự đoán của mình.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn.


Comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *