Địa lý

ĐỀ THI THỬ MÔN ĐỊA THPT NĂM 2019 TRƯỜNG THPT YÊN LẠC – VĨNH PHÚC LẦN 3

373
Đề thi thử môn Địa THPT năm 2019 trường THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc lần 3, luyện đề thi thử để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới.

Đề thi thử môn Địa THPT năm 2019 trường THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc lần 3 là một trong những tài liệu ôn tập hữu ích dành cho các thầy cô và các em học sinh lớp 12 trong quá trình chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Đề bao gồm 40 câu trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài 50 phút được biên soạn bám sát cấu trúc đề tham khảo môn Địa 2019 do Bộ Giáo dục và Đào tạo từng công bố.

Dưới đây là đề thi thử môn Địa THPT năm 2019 của trường THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc lần 3 kèm đáp án:

ĐỀ THI THỬ THPT MÔN ĐỊA NĂM 2019 TRƯỜNG THPT YÊN LẠC – VĨNH PHÚC LẦN 3

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 

(Đề thi có 40 câu)

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 3 NĂM HỌC 2018 – 2019 

MÔN: ĐỊA LÍ

Thời gian làm bài : 50 Phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 41: Việt Nam có chung Biển Đông với bao nhiêu nước?

A. 7 nước.
B. 9 nước.
C. 8 nước.
D. 10 nước.

Câu 42: Mưa phùn là loại mưa :

A.    Diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc.
B. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông.
C. Diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.
D. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.

Câu 43: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình của đồng bằng sông Hồng?

A.    Do phù sa sông Hồng và sông Tiền bồi đắp.
B. Bị chia cắt mạnh bởi hệ thống đê điều.
C. Cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.
D. Vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, ngoài đê được bồi tụ phù sa hàng năm.

Câu 44: Đặc trưng khí hậu từ Bạch Mã trở vào là:
A. có hai mùa: một mùa nóng và một mùa lạnh.
B. nhiệt độ trung bình năm trên 250C và không có tháng nào dưới 200C.
C. có hai mùa: mùa mưa ít và mùa mưa nhiều.
D. không có mùa đông rõ rệt, chỉ có hai thời kỳ chuyển tiếp.

Câu 45: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là

A. Khu vực I và III cao, khu vực II thấp.
B. Khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao
C. Khu vực I rất thấp, khu vực II và III cao
D. Khu vực II rất cao, khu vực I và III thấp.

Câu 46: Gia tăng tự nhiên dân số nước ta từ giữa thế kỉ XX trở về trước thấp là do

A. tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp.
B. tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử cao.
C. tỉ suất tăng cơ học thấp.
D. tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử cũng cao.

Câu 47: Sự đối lập về mùa mưa và mùa khô của Tây Nguyên và Đông Trường Sơn là biểu hiện của sự phân hóa thiên nhiên

A. theo Bắc – Nam.
B. theo mùa.
C. theo Đông – Tây.
D. theo độ cao.Câu 48: Sự phát triển của các ngành công nghiệp nào sau đây góp phần quyết định việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ?

A.    Điện, luyện kim, cơ khí.
B. Điện, chế tạo máy, cơ khí chính xác.
C. Điện tử, luyện kim, cơ khí chính xác.
D. Điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất máy móc tự động.

Câu 49: yếu tố ảnh hưởng trực tiếp khiến phần lớn sông ngòi ở nước ta mang đặc điểm nhỏ, ngắn và độ dốc lớn là

A. hình dáng lãnh thổ và khí hậu.
B. hình dáng lãnh thổ và sự phân bố địa hình.
C. khí hậu và sự phân bố địa hình.
D. địa hình, sinh vật và thổ nhưỡng.

Câu 50:  Các nước đang phát triển phụ thuộc vào các nước phát triển ngày càng nhiều về

A. Vốn, khoa học kĩ thuật – công nghệ.
B. Thị trường.
C. Lao động.
D. Nguyên liệu.

Câu 51: Nguyên nhân cơ bản khiến tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta còn khá cao là

A. tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, nghề phụ kém phát triển.
B. tốc độ phát triển ngành kinh tế chưa tương xứng tốc độ tăng dân số.
C. thu nhập của người dân thấp, chất lượng cuộc sống không cao.
D. cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông kém phát triển.

Câu 52: Cho biểu đồ:

Đề thi thử môn Địa THPT năm 2019 trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc lần 3 ảnh 1
TỈ LỆ THẤT NGHIỆP VÀ THIẾU VIỆC LÀM CỦA CÁC VÙNG NƯỚC TA NĂM 2012 

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của các vùng năm 2012?

A.    Tây Nguyên có tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao hơn cả nước.
B. Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất cả nước.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất cả nước.
D. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm khác nhau giữa các vùng.

Câu 53:  Nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên là do sự gia tăng chủ yếu của chất khí nào trong khí quyển?

A. O3.
B. CH4
C. CO2.
D. N2O

Câu 54: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, cho biết vùng nào ở nước ta có nhiều bãi cát nhất?

A. Bắc Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Duyên hải NamTrung Bộ.

Câu 55: Có bao nhiêu phát biểu đúng về đặc điểm dân cư – xã hội của các châu lục và khu vực

1.    Châu Phi có gia tăng tự nhiên cao, trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục, xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật.
2. Mĩ La Tinh có tỉ lệ dân cư nghèo đói cao, khu vực có sự phân hóa giàu rât lớn, tỉ lệ dân thành thị thấp dưới 50%
3. Tây Nam Á dân cư chủ yếu theo đạo Thiên Chúa, thời cổ đại xuất hiện nhiều quốc gia có nền văn minh rực rỡ.
4. Trung Á là khu vực đa dân tộc, có mật độ dân số thấp, từng có “con đường tơ lụa đi qua”.

A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.

Câu 56: Chất lượng nguồn lao động nước ta ngày càng được nâng cao là nhờ

A. phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.
B. số lượng lao động làm việc trong các công ti liên doanh tăng lên.
C. những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
D. mở thêm nhiều trung tâm đào tạo, hướng nghiệp.

Câu 57: Biện pháp nào sau đây nhằm  nâng cao chất lượng nguồn lao động nước ta?

A.    Nâng cao thể trạng người lao động.
B. Bố trí lại nguồn lao động giữa các vùng cho hợp lí.
C. Tăng cường xuất khẩu lao động.
D. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo người lao động.

Câu 58: Mùa đông đỡ lạnh, mùa hạ nóng, thường có mưa to, bão là đặc điểm khí hậu của

A. đảo Kiu-xiu.
B. các đảo nhỏ phía bắc Nhật Bản.
C. đảo Hôn – su.
D. đảo Hô-cai-đô.

Câu 59: Thổ nhưỡng trên các đai cao cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa chủ yếu là

A. đất xám và đất feralit nâu đỏ.
B. đất đen và đất phù sa cổ.
C. đất feralit có mùn và đất mùn thô.
D. đất feralit có mùn và đất đen.

Câu 60: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với tháp dân số của nước ta?

A.    Tỉ lệ người trên 65 tuổi năm 2007 ít hơn năm 1999.
B. Cơ cấu dân số của tháp dân số năm 1999 là dân số trẻ.
C. Cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng già hóa.
D. Tỉ lệ người từ 0 – 14 tuổi năm 1999 nhiều hơn năm 2007.

Câu 61: Phía Đông là hệ thống núi cao đồ sộ, phía Tây là các núi trung bình, ở giữa là các dãy núi thấp và sơn nguyên. Đó là đặc điểm địa hình của vùng:

A. Đông Bắc.
B. Trường Sơn Nam.
C. Trường Sơn Bắc.
D. Tây Bắc.

Câu 62: Đường biên giới của nước ta dài 4600 km giáp với các nước:

A. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia.
B. Lào, Thái Lan, Campuchia.
C. Trung Quốc, Campuchia, Lào.
D. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào.

Câu 63:  Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?

A. Đầu tư nước ngoài tang nhanh.
B. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đang bị giảm sút
C. Thương mại thế giới phát triển mạnh
D. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

Câu 64: Nhân tố ảnh hưởng sâu sắc nhất đến tính thời vụ trong nông nghiệp là

A. địa hình.
B. giống cây trồng, vật nuôi.
C. đất.
D. khí hậu.

Câu 65: Có bao nhiêu phát biểu đúng về đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp?

1.    Điểm công nghiệp có quy mô nhỏ, là hình thức đơn giản, gồm từ 1 đến 2 xí nghiệp.
2. Trung tâm công nghiệp gắn với các đô thi vừa và lớn,có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.
3. Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới rõ ràng, sản xuất các sản phẩm vừa để tiêu dùng, vừa để xuất khẩu.
4. Vùng công nghiệp là 1 vùng rộng lớn có có các xí nghiệp hạt nhân

A. 3.
B. 1.
C. 4
D. 2.

Câu 66: Cho biểu đồ:

Đề thi thử môn Địa THPT năm 2019 trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc lần 3 ảnh 2
QUY MÔ VÀ CƠ CẤU DIỆN TÍCH LÚA THEO MÙA VỤ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 – 2015

Căn cứ vào biểu đồ trên, hãy cho biết những nội dung nào sau đây đúng?

A. Tên biểu đồ.
B. Giá trị trên biểu đồ.
C. Chú thích.
D. Khoảng cách năm.

Câu 67: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho dân số nước ta tập trung nhiều ở nông thôn?

A. Địa hình khá bằng phẳng, giáp biển.
B. Trình độ phát triển kinh tế còn thấp.
C. Nông nghiệp thâm canh cần nhiều lao động.
D. Đô thị chưa tạo ra được sức hút lao động.

Câu 68: Hiện tượng khác nhau về thời gian ngày và đêm trong câu ca dao “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng; ngày tháng mười chưa cười đã tối” không xảy ra ở khu vực nào sau đây?

A.    chí tuyến Nam.
B. chí tuyến Bắc.
C. vòng cực.
D. Xích đạo.

Câu 69: Đặc điểm không đúng với hoạt động của bão ở Việt Nam là

A. mùa bão thường bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11.
B. mùa bão chậm dần từ Nam ra Bắc.
C. 70% số cơn bão trong mùa tập trung vào các tháng 8,9,10.
D. trung bình mỗi năm có 3 – 4 con bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta.

Câu 70: Người Việt Nam ở nước ngoài tập trung nhiều nhất ở các quốc gia và khu vực là:

A. Hoa Kì, Ôxtrâylia, châu Âu.
B. Bắc Mĩ, châu Âu, Nam Á.
C. Bắc Mĩ, Ôxtrâylia, Đông Á.
D. châu Âu, Ôxtrâylia, Trung Á.

Câu 71: Tỉ trọng các ngành công nghiệp nào sau đây của Hoa Kì có xu hướng tăng?

A. Gia công đồ nhựa, điện tử.
B. Hàng không- vũ trụ, luyện kim.
C. Luyện kim, gia công đồ nhựa.
D. Hàng không – vũ trụ, điện tử.

Câu 72: Đặc điểm nào sau đây không đúng với quá trình đô thị hoá ở nước ta?

A. Diễn ra chậm chạp, còn ở mức rất thấp so với các nước trên thế giới.
B. Diễn ra phức tạp và lâu dài.
C. Tỉ lệ dân thành thị thấp.
D. Lối sống thành thị phát triển chậm hơn tốc độ đô thị hoá.

Câu 73: Vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga có đặc điểm nổi bật là

A. phát triển đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản.
B. có dải đất đen phì nhiêu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
C. các ngành luyện kim, cơ khí, khai thác và chế biến dầu khí phát triển.
D. một vùng kinh tế có sản lượng lương thực, thực phẩm lớn.

Câu 74: Cho bảng số liệu:

Đề thi thử môn Địa THPT năm 2019 trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc lần 3 ảnh 3
DIỆN TÍCH VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1943 – 2014 

Để thể hiện diện tích rừng của nước ta trong thời gian trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ đường.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ cột.
D. Biểu đồ kết hợp.

Câu 75: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Hồng có diện tích lưu vực nằm chủ yếu ở những vùng nào của nước ta?

A.    Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ
B. Trung du miền núi bắc bộ, đồng bằng sông Hồng.
C. Trung du miền núi bắc bộ, Bắc Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ và Duyên hải nam trung bộ.

Câu 76: Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây giúp Đông Nam Á phát triển mạnh cây lúa nước?

A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.
B. Có nhiều cao nguyên đất đỏ badan màu mỡ.
C. Có dân số đông, nhu cầu tiêu thụ lớn.
D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc với lượng nước dồi dào.

Câu 77: Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam trang 15, quy mô dân số đô thị ở Đông Nam Bộ năm 2007 sắp xếp theo thứ tự giảm dần là

A.    TP. HCM, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
B. TP. HCM, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu.
C. TP. HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
D. TP. HCM, , Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.

Câu 78: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết gió tháng 7 của trạm Đà Lạt có hướng chủ yếu là hướng nào?

A. Tây nam.
B. Tây.
C. Đông Nam
D. Đông bắc.

Câu 79:  Khó khăn của EU khi sử dụng đồng tiền chung là

A.    Gây nên tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.
B. Gây trở ngại cho việc chuyển giao vốn trong EU.
C. Tăng tính rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
D. Làm phức tạp hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

Câu 80: Cho bảng số liệu:

Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm (Đơn vị; tỉ USD) 

Năm 1990 1995 2000 2004 2010 2014
Xuất khẩu 287,6 443,1 479,2 565,7 833,7 815,5
Nhập khẩu 235,4 335,9 379,5 454,5 768,0 958,4

Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về ngoại thương của Nhật Bản?

A.    Giá trị xuất khẩu tăng 2,83 lần, giá trị nhập khẩu giảm 4,1 lần.
B. Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng liên tục và tăng 2,39 lần.
C. Từ 1990 đến 2010, cán cân xuất nhập khẩu có sự biến động.
D. Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2019 MÔN ĐỊA TRƯỜNG THPT YÊN LẠC – VĨNH PHÚC LẦN 3

41 C 51 B 61 D 71 D
42 D 52 A 62 C 72 D
43 A 53 C 63 B 73 A
44 B 54 A 64 D 74 C
45 B 55 B 65 D 75 B
46 D 56 C 66 C 76 A
47 C 57 D 67 B 77 C
48 D 58 A 68 D 78 B
49 B 59 C 69 B 79 A
50 A 60 A 70 A 80 C

Trên đây là đề thi thử môn Địa THPT năm 2019 trường THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc lần 3 với những dạng bài thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia môn Địa. Với việc ôn luyện đề thi thử, các em học sinh sẽ có thêm kiến thức, kỹ năng và hành trang vững vàng để bước vào kì thi quan trọng vài tháng tới. Chúc các em học và thi thật tốt!

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm