Tài liệuVăn hóa

Đốt mã Rằm tháng 7 vào ngày nào?

40

Vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Đốt mã Rằm tháng 7 vào ngày nào. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ cách sắm vàng mã cúng Rằm tháng 7 cũng như cách đốt vàng mã Rằm tháng 7 đúng nhất để các bạn cùng tham khảo.

Sắm vàng mã cúng Rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành phong tục truyền thống của nhiều gia đình người Việt. Vậy vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì và đốt mã Rằm tháng 7 vào ngày nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Để hiểu rõ hơn về tục lệ đốt vàng mã trong ngày Rằm tháng 7, mời các bạn cùng theo dõi nội dung sau đây của Hoatieu.

1. Vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì

Vàng mã cúng thần linh, gia tiên ngày Rằm tháng 7

Theo phong tục truyền từ đời này sang đời khác, vàng mã cúng Rằm tháng 7 sẽ bao gồm: giấy tiền vàng mã, tiền âm phủ và một số vật dụng làm từ giấy tượng trưng cho các món đồ ở trần thế như quần áo, giầy dép, nhà cửa, xe cộ, ngựa, trang sức, thỏi vàng, điện thoại,…

Vàng mã cúng chúng sinh Rằm tháng 7

Khác với mâm cúng thần linh và gia tiên, người Việt thường sắm lễ vàng mã cúng Rằm tháng 7 cho chúng sinh như sau:

2. Rằm tháng 7 có nên đốt vàng mã

Các chuyên gia nghiên cứu phong tục Việt cho biết, đốt vàng mã Rằm tháng 7 là một tập tục bị ảnh hưởng bởi đạo giáo Trung Quốc. Họ quan niệm “trần sao âm vậy” nên hình thành thói quen đốt tiền, vàng mã cùng đồ dùng tự cắt với mong muốn người đã khuất có cuộc sống đủ đầy ở thế giới bên kia.

Song liên quan câu chuyện Rằm tháng 7 có nên đốt vàng mã không?”, các bậc cao tăng Phật giáo lại khẳng định trong giáo lý nhà Phật không có việc đốt vàng mã cúng tế người đã khuất. Phật giáo chỉ khuyên nên làm lễ xá tội vong nhân bằng một mâm cỗ chay và tụng kinh để họ sớm ngày thoát khỏi khổ đau mà hóa kiếp.

Ngày nay, các gia đình cũng tùy vào tín ngưỡng của bản thân mà quyết định. Đa số người theo chủ nghĩa hiện đại cùng đạo Phật đều lựa chọn không hóa vàng. Còn lại thì vẫn sắm lễ vàng mã cúng Rằm tháng 7 cho thần linh, ông bà tổ tiên và chúng sinh.

Cách đốt vàng mã Rằm tháng 7

3. Cách đốt vàng mã Rằm tháng 7

Đầu tiên, cần phải phân biệt đồ cúng cho ai, đốt theo thứ tự lễ cúng cho thần tiên, tổ tiên rồi mới đến chúng sinh.

Lựa chọn một góc vườn sạch sẽ hay tại sân nhà. Đối với các gia đình ở chung cư thì đến chỗ hóa vàng theo quy định của khu mình sinh sống. Điều quan trọng phải đảm bảo xung quanh không có vật gây cháy nổ.

Khi đốt nên chậm rãi, từ tốn, đốt lễ cho ai thì gọi tên người đó. Chẳng hạn như chúng con xin gửi chút quần áo, vàng tiền cho ông,…. Dân gian cho rằng làm như vậy sẽ tránh cho đồ lễ của người thần bị cô hồn khác cướp mất.

Bên cạnh đó, khi đốt, bạn không được dùng vật dụng gì chọc vào đám vàng mã đang đốt để tránh tro lửa bay khắp nơi, có thể gây ra cháy nổ.

Khi hóa vàng xong thì vẩy mấy giọt rượu cúng vào vì dân gian cho rằng làm như vậy mới thiêng, gia tiên mới nhận được đồ của con cháu hiếu kính.

Lúc đốt hết vàng mã thì mới dùng nước dội từ từ để dập tắt.

4. Đốt vàng mã Rằm tháng 7 vào ngày nào

Mỗi gia đình sẽ có hoàn cảnh khác nhau, có người thảnh thơi nhưng cũng có người bận rộn. Nên đốt vàng mã giờ nào sẽ tùy vào nhà đó nhưng đừng để qua 11h30 phút tối ngày 15/7 âm lịch. Bởi theo dân gian qua thời gian đó là lúc mọi vong linh, quỷ hồn phải trở lại địa phủ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm