Dành cho giáo viênTài liệu

Giáo án Mỹ thuật lớp 1 sách Cánh Diều học kỳ 2

Kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật lớp 1 sách Cánh Diều kỳ II
120

Kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật lớp 1 sách Cánh Diều kỳ II

Giáo án Mỹ thuật lớp 1 sách Cánh Diều học kỳ 2 theo chương trình GDPT mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.

Giáo án môn Mỹ thuật theo chương trình mới

CHỦ ĐỀ 5: SÁNG TẠO VỚI CÁC HÌNH CƠ BẢN, LÁ CÂY

Bài 10: NGÔI NHÀ THÂN QUEN

I. MỤC TIÊU

1. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trách nhiệm, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật ở HS. Cụ thể biểu hiện ở một số hoạt động sau:

– Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập đầy đủ.

– Biết giữ vệ sinh lớp học, bảo quản sản phẩm và đồ dùng học tập.

– Chia sẻ thẳng thắn suy nghĩ, cảm nhận của bản thân trong thảo luận, nêu ý kiến. Ý thức tôn trọng sản phẩm mĩ thuật do mình, do bạn bè và người khác tạo ra.

2. Năng lực

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

2.1. Năng lực mĩ thuật

– Nhận biết được các hình cơ bản: hình vuông, hình tròn, hình tam giác.

– Tạo được hình cơ bản; biết vận dụng các hình cơ bản đó để tạo sản phẩm theo ý thích. – Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

2.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; chủ động lựa chọn cách thực hành.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng họa phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.

2.3. Năng lực đặc thù khác

– Năng lực ngôn ngữ: Mạnh dạn tham gia trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét,… sản phẩm.

– Năng lực thể chất: Thực hiện các thao tác thực hành với sự vận động của bàn tay.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; giấy màu, kéo, bút chì; hình ảnh minh họa nội dung bài học. Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nếu có).

2. Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; giấy màu, màu vẽ, bút chì, tẩy, hồ dán, kéo. Sưu tầm đồ dùng, vật liệu sẵn có ở địa phương theo hướng dẫn của GV.

III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, luyện tập, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề.

2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, động não, bể cá, tia chớp.

3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Ổn định lớp và khởi động

– Tổ chức học sinh hát, kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng, vật liệu của học sinh.

– Giới thiệu một số đồ dùng học tập của HS hoặc ở trong lớp: cuốn sách, hộp bút, hộp phấn, bảng, đồng hồ, tờ giấy,…Đặt câu hỏi giúp HS gọi tên hình dạng các hình đó và liên hệ giới thiệu nội dung bài học.

Hoạt động 2: Quan sát, nhận biết

2.1. Nhận biết hình cơ bản

Tổ chức cho học sinh quan sát hình ảnh minh họa SGK và thảo luận:

– Hình ảnh trang 44 SGK (có thể kết hợp đồ dùng trực quan là các hình vuông, tròn,…). Nhiệm vụ: Hãy trả lời một số câu hỏi gợi ý sau:

+ Em đã làm quen, đã biết những hình này chưa?

+ Em đã nhìn thấy những hình này ở đâu?

+ Ở mỗi hình này thể hiện các nét thẳng, nét cong như thế nào?

– Hình ảnh trang 45 SGK và đưa ra nhiệm vụ:

+ Giới thiệu tên các hình ảnh.

+ Tìm các chi tiết có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật ở hình ảnh trực quan.

– Gọi đại diện các nhóm HS trình bày.

– Gợi nhắc: Đặc điểm của các hình vuông, hình tròn,

hình tam giác, hình chữ nhật.

2.2. Nhận biết hình dạng của hình cơ bản ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật

– Tổ chức cho học sinh quan sát hình ảnh hoặc đồ vật, sản phẩm thật.

+ Hình ảnh, đồ vật ở xung quanh. Ví dụ:

. Các đồ vật: đồng hồ, bàn ghế, cuốn sách,…

. Các hình ảnh trong tự nhiên: Mặt Trời, bông hoa, ngọn núi,…

+ Hình ảnh sản phẩm tác phẩm mĩ thuật:

. Tranh của họa sĩ Mát – lê – vích (họa sĩ người Nga) tranh: Ra đồng, Người nông dân trên cánh đồng.

. Công trình kiến trúc: Kim Tự Tháp (Ai Cập).

. Một số sản phẩm, tác phẩm khác.

– Tóm tắt nội dung quan sát, nhận biết; gợi mở, nêu vấn đề để kích thích HS mong muốn thực hành, sáng tạo với các hình cơ bản.

Hoạt động 3: Thực hành, sáng tạo

3.1. Tìm hiểu cách tạo các hình cơ bản

– Tổ chức HS làm việc nhóm và giao nhiệm vụ:

+ Quan sát hình minh họa ở trang 46 SGK hoặc do GV chuẩn bị.

+ Nêu thứ tự các bước thực hành tạo các hình cơ bản từ giấy.

– GV giới thiệu và thị phạm minh họa các bước, kết hợp vấn đáp, gợi mở và giảng giải cách thực hiện (dựa trên hình minh họa trang 46 SGK) như: gấp, kẻ, đếm số ô vuông, in, vẽ, cắt,…để tạo hình.

– Gợi mở HS: Có thể tạo hình cơ bản bằng cách: xếp que tính, cuộn sợi dây,…Chọn màu giấy theo ý thích cho màu hình cơ bản mình sẽ tạo ra.

3.2. Tổ chức HS thực hành

– Bố trí HS ngồi theo nhóm (6 HS)

– Giao nhiệm vụ cho HS: Vận dụng cách tạo các hình cơ bản ở trang 46 SGK để tạo các hình cơ bản cho riêng mình.

– Quan sát, hướng dẫn HS sử dụng công cụ, vật liệu, chất liệu giấy như: sử dụng kéo an toàn, cách đếm các ô tạo cạnh cho hình vuông,…kết hợp trao đổi, nêu vấn đề, gợi mở hướng dẫn HS thực hành và hỗ trợ khích lệ HS khi cần thiết.

Hoạt động 4: Cảm nhận, chia sẻ

– Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.

– Tổ chức HS quan sát, trao đổi, chia sẻ: Em đã làm thế nào để tạo sản phẩm của mình?…

– Chia sẻ, cảm nhận về sản phẩm.

Hoạt động 5: Tổng kết tiết học

– Nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, chuẩn bị bài của HS, liên hệ bài học với thực tiễn.

– Gợi mở nội dung tiết 2 của bài học và hướng dẫn HS chuẩn bị.

– Hát tập thể. Để đồ dùng lên bàn giáo viên kiểm tra.

– Quan sát, lắng nghe và trả lời câu hỏi. Nhắc đề bài.

– Thảo luận nhóm theo các nội dung giáo viên hướng dẫn.

– Đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

– Quan sát, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Tham gia tương tác cùng GV.

– Lắng nghe.

– Làm việc nhóm theo các nhiệm vụ giáo viên hướng dẫn.

– Quan sát, lắng nghe.

– Vị trí ngồi thực hành theo cơ cấu nhóm: 6 HS

– HS thảo luận nhóm: Quan sát các bạn trong nhóm thực hành, cùng trao đổi với bạn về quá trình thực hành như: lựa chọn giấy, cách tạo các hình,…

– Tạo sản phẩm cá nhân.

– Tập đặt câu hỏi cho bạn, trả lời, thảo luận, chia sẻ trong thực hành.

– Trưng bày sản phẩm theo nhóm.

– Giới thiệu sản phẩm của mình.

– Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình/ của bạn.

– Lắng nghe. Có thể chia sẻ suy nghĩ.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Ổn định lớp và giới thiệu nội dung tiết học

– Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài học.

– Giới thiệu nội dung tiết học.

Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết

– Tổ chức học sinh quan sát, tìm hiểu một số sản phẩm ngôi nhà và cảnh quan xung quanh được tạo nên từ các hình cơ bản và chia sẻ cảm nhận.

Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo sản phẩm

* Tổ chức cho HS tạo ngôi nhà và cảnh quan xung quanh

– Sắp xếp HS ngồi theo nhóm và yêu cầu HS:

+ Vận dụng các hình cơ bản đã tạo được của cá nhân sắp xếp tạo hình ngôi nhà.

+ Có thể xé, cắt, vẽ thêm: cây, mây, Mặt Trời, cỏ,… tạo cảnh quan xung quanh.

Lưu ý: Có thể tham khảo hình minh họa ở trang 47 SGK và hình ảnh do GV chuẩn bị. Có thể tạo hình ngôi nhà và không gian xung quanh theo ý thích, phản ánh chính ngôi nhà mình đang ở hoặc thực tế ở địa phương.

* Tổ chức HS tạo sản phẩm nhóm nếu thời gian cho phép thực hiện.

Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ

– Gợi mở hoặc cho HS lựa chọn nơi trưng bày sản phẩm. Ví dụ:

+ Dán trên bảng

+ Trưng bày ở các góc học tập trong lớp: góc Tiếng Việt, góc thư viện,…

+ Trưng bày theo nhóm học tập

– Tổ chức HS quan sát, trao đổi, chia sẻ. Gợi ý:

+ Bức tranh ngôi nhà của em gồm có những hình cơ bản nào? Em làm thế nào để tạo được các hình đó?

+ Nêu một số màu sắc có trong bức tranh của mình?

+ Em thích tranh của bạn nào? Vì sao?

– Đánh giá kết quả thực hành, kích thích HS nhớ lại quá trình thực hành, trao đổi; kết hợp gợi mở HS liên tưởng đến sáng tạo các hình ảnh khác các hình cơ bản.

Hoạt động 4: Vận dụng

– Tổ chức HS quan sát hình ảnh minh họa trang 48 SGK, hình ảnh sưu tầm và gợi mở HS nhận ra cách tạo hình cơ bản từ vật liệu.

– Giới thiệu cách thực hành và khuyến khích học sinh thực hiện ở nhà (nếu thích) hoặc tổ chức cho HS thực hành trên lớp nếu có thời gian.

Hoạt động 5: Tổng kết bài học

– Tóm tắt nội dung chính của bài.

– Nhận xét, đánh giá ý thức học tập, sự chuẩn bị bài học và mức độ tham gia thảo luận, thực hành của HS. (cá nhân, nhóm, lớp)

– Hướng dẫn HS chuẩn bị bài 11: Tạo hình với lá cây

– Suy nghĩ, chia sẻ.

– Lắng nghe, nhận xét, có thể bổ sung.

– Quan sát, suy nghĩ và chia sẻ cảm nhận.

– Vị trí ngồi thực hành theo cơ cấu nhóm: 6 HS

– Tạo sản phẩm cá nhân.

– Trưng bày sản phẩm.

– Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình/ của bạn.

– Lắng nghe, chia sẻ.

– Quan sát, lắng nghe.

– Chia sẻ mong muốn thực hành (nếu thích)

– Lắng nghe.

– Chia sẻ cảm nhận về bài học.

Vì nội dung giáo án rất dài, nên mời bạn tải file về để xem đầy đủ giáo án cánh diều kỳ 2.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm