Kế hoạch bài dạy môn Toán sách Chân trời sáng tạo kỳ II
Giáo án Toán lớp 1 sách Chân trời sáng tạo học kỳ 2 theo chương trình GDPT mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.
Giáo án môn Toán lớp 1 theo chương trình mới
CHỦ ĐỀ 4: CÁC SỐ ĐẾN 20
BÀI: CÁC SỐ ĐẾN 20
Thời lượng: 3 tiết
I. Mục tiêu
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng
– Lập số, đếm, đọc, viết các số từ 10 đến 20.
– Phân tích cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm vi 20.
– So sánh các số trong phạm vi 20 (trên cơ sở mở rộng cách so sánh các số trong phạm vi 10).
– Vận dụng thứ tự các số trong dãy số từ 1 đến 20, dự đoán qui luật, viết dãy số.
2. Năng lực
– Năng lực tư duy và lập luận toán học
– Năng lực giao tiếp toán học.
– Năng lực mô hình hóa toán học.
– Sử dụng công cụ, phương tiện toán học.
3. Phẩm chất
– HS chăm chỉ, trách nhiệm, tích cực hăng say, tự giác thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao
– Yêu nước: HS kính trọng, biết ơn 18 vị vua Hùng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
– Giáo viên: quả bằng nhựa (trò chơi khởi động), 20 khối lập phương, bảng đồ (để giúp HS xác định vị trí tỉnh Phú Thọ khi giới thiệu đền Hùng)
– Học sinh: Bảng con, bút long, sách giáo khoa, khối lập phương.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 1. Khởi động: Trò chơi “Truyền quả (3 phút) * Mục tiêu: Tạo bầu không khí hứng khởi để bắt đầu bài học * PP: Trò chơi * HT: Cả lớp * Dự kiến sản phẩm HS: HS tham gia tích cực, đếm đúng số * Cách thực hiện: – GV cho HS vừa đếm số từ 1 đến 20 vừa chơi truyền quả lần lượt cho từng bạn, bạn nào nhận được quả sẽ đếm số tiếp theo số của bạn, đếm đến 20 thì quay lại từ 1. – GV nhận xét trò chơi, dẫn giới thiệu bài “Các số đến 20”. 2. Bài học và thực hành Giới thiệu số 12, số 17 (10 phút) Mục tiêu: Biết lập số, đếm, đọc, viết số 12, 17 PP: Trực quan, Hỏi- đáp, Giảng giải, luyện tập theo mẫu HT: Cả lớp Dự kiến sản phẩm HS: HS đếm, lập số, viết số, câu trả lời của HS. Cách thực hiện: Số 12 – GV cho HS quan sát và hỏi: Tranh vẽ gì ? Có bao nhiêu chiếc xe ? – GV cùng HS vừa đếm vừa làm dấu bằng cách đặt 1 khối lập phương vào 1 chiếc xe. Nói: Có 12 chiếc xe. – Gv xếp 10 khối lập phương vào một cột, 2 khối lập phương vào một cột khác – Gv nói: Gộp 10 và 2 được 12. 12 gồm 10 và 2. – GV giới thiệu cách viết số 12: số 12 được viết bởi hai chữ số,chữ số 1 và chữ số 2 – Cho HS luyện viết số 12. GV nhận xét Số 17 – GV hướng dẫn cho HS tự thao tác với các khối lập phương của mình lập số 17. – GV hỏi: Gộp 10 và mấy được 17? – Cho HS luyện viết số 17. – GV nhận xét – GV chốt, chuyển hoạt động * Giới thiệu các số từ 10 đến 20 (10 phút) Mục tiêu: Lập số, đếm, đọc, viết các số từ 10 đến 20 PP: Thảo luận HT: Cả lớp Dự kiến sản phẩm HS: HS biết lập số, đếm, viết đúng dãy số từ 10 đến 20 Cách thực hiện: – Bắt đầu từ 10, GV tiếp tục sử dụng các khối lập phương hướng dẫn HS để HS đọc các số tiếp theo đến 20. Khi HS đọc đến 15, GV lưu ý HS: Đọc 15 là mười lăm, không đọc mười năm – Cho HS đọc lại dãy số nhiều lần để ghi nhớ. – Cho HS thảo luận nhóm 4, viết các số từ 10 đến 20. – Cho các nhóm trình bày bảng. – Hỏi: nhận xét xem các số từ 10 đến 19 có gì giống nhau? – GV nhận xét. – Cho HS nhìn, đọc lại dãy số Thực hành: Lập số – đọc, viết số – phân tích, tổng hợp số (10 phút) Mục tiêu: Phân tích cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm vi 20. PP: Trò chơi HT: Cả lớp Dự kiến sản phẩm HS: HS lập số, đọc, viết, phân tích đúng số trong dãy số từ 10 đến 20 Cách thực hiện: – GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “Tôi là số mấy?” – Cho cả lớp điểm danh từ 10 đến 20. – Mỗi HS xác định số của mình. – Dùng các khối lập phương lập số đó. – Viết số ra bảng con. – Khi GV gọi tới bạn nào, bạn đó giơ bảng viết số lên và nêu: (VD: GV làm mẫu trước số 14) + Tôi là số mười bốn. + Tôi gồm 10 và 4 (kết hợp chỉ tay: một tay thanh 10 khối, một tay thanh 4 khối). + Gộp 10 và 4 được tôi (thể hiện thao tác gộp hai thanh). – Tiến hành chơi. – Nhận xét, tuyên dương HS. TIẾT 2 3. Luyện tập Mục tiêu: đọc, viết, phân tích đúng cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm vi 20. PP: Trực qua, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành HT: Nhóm, cá nhân, cả lớp Dự kiến sản phẩm HS: HS đọc, viết, phân tích đúng số trong dãy số từ 10 đến 20 Cách thực hiện: Bài 1. Số ? – GV cho HS quan sát tranh, hỏi + Tranh vẽ gì? (Tích hợp TV: cầu thủ là từ chỉ chung các vận động viên thể thao hoạt động với trái bóng, bao gồm: … Nhắc đến “cầu thủ” thường được hiểu là cầu thủ bóng đá. Thủ môn là cầu thủ đứng ở vị trí cuối cùng, giữ khung thành) + Đội bóng có mấy người? Gồm ai với ai? + Gv nói: Gộp 10 cầu thủ và 1 thủ môn được 11 người. vậy em viết vào ô vuông số 11. – Cho HS thảo luận nhóm 4 thực hiện với các tranh còn lại. – Gọi đại diện nhóm trình bày. Khi HS trình bày, GV khuyến khích để HS nói theo cách tách gộp số. + Tranh b: Tích hợp + Liên hệ cs: Vỉ đựng trứng được làm từ giấy hoặc nhựa để giữ trứng khó vỡ. thường 1 vỉ đựng 10 trứng để dễ đếm. – Sau khi HS trình bày, GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận. Bài 2. Số? – GV hướng dẫn: Đếm, xác định đủ 10 rồi đếm tiếp, viết số vào ô vuông, đọc số. – Cho HS làm bài cá nhân. – Gọi HS trình bày. Khi HS trình bày, GV hỏi để HS nêu: + Em viết số mấy vào ô vuông? + Tại sao viết số 16? – GV nhận xét. 4. Đất nước em *Mục tiêu: Giới thiệu di tích lịch sử đền Hùng nằm ở tỉnh Phú Thọ; biết đền thờ 18 vị vua Hùng, ghi nhớ ngày giỗ tổ vua Hùng là 10/3 âm lịch, xác định vị trí của tỉnh Phú Thọ trên bản đồ Việt Nam, qua đó giáo dục HS kính trọng, biết ơn 18 vị vua Hùng *PP: Giảng giải, hỏi- đáp *HT: Cả lớp *Dự kiến sản phẩm HS: HS biết đền thờ 18 vị vua Hùng, xác định vị trí của tỉnh Phú Thọ trên bản đồ Việt Nam * Cách thực hiện: – GV đưa hình ảnh và giới thiệu về đền Hùng: là quần thể đền chùa, thớ kính 18 vị vua Hùng và tôn thất của các vua trên núi Nghĩa Lĩnh, tỉnh Phú Thọ. Hằng năm tại đây vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch đều tổ chức lễ hội đền Hùng để kính nhớ các vị tổ tiên đã có công dựng nước – GV hỏi: + Đên Hùng ở tỉnh nào của nướ ta? + Đền thờ bao nhiêu vị vua Hùng? + Ngày giỗ tổ các vua Hùng là ngày nào? + Các vua Hùng đã có công dựng nước, chúng ta phải làm gì? – GV treo bản đồ cho HS xem giúp HS xác định vị trí tỉnh Phú Thọ trên bản đồ Việt Nam – Hỏi: Nơi em ở có con đường/thôn xã … nào mang tên Hùng Vương? – GV nhận xét, chốt ý TIẾT 3 5 .Thực hành – Luyện tập Mục tiêu: đọc, viết, phân tích đúng cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm vi 20. So sánh đúng các số trong phạm vi 20 (trên cơ sở mở rộng cách so sánh các số trong phạm vi 10). PP: Trực qua, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành HT: Nhóm, cá nhân, cả lớp Dự kiến sản phẩm HS: HS đọc, viết, phân tích và so sánh đúng số trong phạm vi 20 Cách thực hiện: Bài 3. Số ? – GV cho HS đếm và viết số ô vuông trong mỗi hình – Gv hỏi: +Em có nhận xét gì về số ô vuông ở hình sau so với số ô vuông hình trước? + Vậy số sau như nào so với số trước? + So sánh 7 với 10. + GV cho HS so sánh tiếp các số còn lại. – Gv viết lên bảng dãy số từ 0 đến 20: Các số được sắp xếp theo thứ tự nào? – Gv nêu: Trong dãy số từ 0 đến 20: Số bên trái bé hơn số bên phải, số bên phải lớn hơn số bên trái. Số một chữ số bé hơn số có hai chữ số. – Cho HS chơi “Đố bạn”: GV cho cặp số bắt kì, 1 bạn hỏi- 1 bạn đáp só sánh 2 số đó. – GV nhận xet Bài 4. Số ? – GV cho HS xem bài mẫu, nhận xét: +có tất cả mấy chấm tròn? + Bên trái có mấy chấm tòn? + Bên phải có mấy chấm tròn? + Gọi HS nói số 13 theo sơ đồ tách gộp. – Gv nêu: Số chấm tròn mỗi bảng phù hợp với sơ đồ tách gộp số. – GV gọi HS nêu với các bảng còn lại. – Gv nhận xét. 6 .Mở rộng Mục tiêu: Vận dụng thứ tự các số trong dãy số từ 1 đến 20, dự đoán qui luật, viết dãy số PP: Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm HT: Nhóm Dự kiến sản phẩm HS: HS viết đúng dãy số theo quy luật Cách thực hiện: Bài 5. Số ? – GV cho HS quan sát, nhận xét: + Tranh vẽ gì? + Trên con đường/khungt long có đặc điểm gì? + Vậy nhiệm vụ của chúng ta là gì? – Yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách làm bài. Dự đoán qui luật của dãy số: + Ô gạch (0- 1- 2…)? + Khủng long (8- ..- 12- …- 16, 13- 15- …- 19) – Gọi HS lên bảng hoàn thành dãy số. – Nhận xét, tuyên dương. 7.Củng cố (5 phút) *Mục tiêu: Ôn lại nội dung bài học *PP: Hỏi – đáp *HT: Cả lớp *Dự kiến sản phẩm HS: Câu trả lời của HS * Cách thực hiện: – GV gọi HS: + Đếm số từ 1 đến 20. + Đọc theo sơ đồ tách gộp lần lượt các số: 15, 19, 16 + Đền Hùng ở đâu? + Đền Hùng thờ ai ? *Hoạt động ở nhà: Gv nhắc HS về nhà: – Đếm xuôi từ 1 đến 20, đếm ngược từ 20 về 1. Kể chuyện đền Hùng, cùng người thân tìm vị trí của tỉnh Phú Thọ trên bản đồ Việt Nam (SGK trang 157). *Nhận xét tiết học |
– Cả lớp tham gia – HS lắng nghe, nhắc lại – HS quan sát và trả lời: Tranh vẽ xe ô tô và có 12 chiếc xe – Quan sát, đếm cùng GV. – Quan sát thao tác của GV. HS nhắc lại – HS viết vào bảng con – Tự đánh giá, đánh giá bạn – đọc số “mười hai”. – HS tự thao tác theo hướng dẫn, lập số 17 – Gộp 10 và 7 được 17. 17 gồm 10 và 7. – HS viết 17 – đọc số “mười bảy”. – HS quan sát GV thao tác và đọc tiếp: 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 – HS đọc số. – HS thảo luận nhóm, viết số từ 10 đến 20. – Trình bày. Nhận xét – Các số từ 10 đến 19 có chữ số 1 đứng trước giống nhau – Đọc số – HS điểm danh – Xác định, ghi nhớ số của mình. – Thao tác theo hướng dẫn của GV – Quan sát, trả lời: + Tranh a: Vẽ một đội bóng/ các cầu thủ và thủ môn. + Có 11 người. Gồm 10 cầu thủ và 1 thủ môn. + HS quan sát, lắng nghe. – Thảo luận nhóm làm bài. – Trình bày – Tự đánh già – Đánh giá bạn – Nghe hướng dẫn. – Làm bài. – Trình bày: +Viết số 16. + Em đếm được 16 hình tròn/ Có 10 hình tròn và 6 hình tròn nên có 16 hình tròn… – HS quan sát, lắng nghe. – HS trả lời +Đền ở tỉnh Phú Thọ. + Thờ 18 vị vua Hùng. + Ngày 10 tháng 3 âm lịch. + Phải luôn ghi nhớ công ơn, ra sức học tập để mai sau xây dựng đất nước. – HS thảo luận xác định vị trí tỉnh Phú Thọ. – HS liên hệ trả lời. – HS đếm và viết: 7, 10, 12, 15, 18, 20 – Quan sát, nhận xét: + số ô vuông ở hình sau nhiều hơn số ô vuông hình trước + Số sau lớn hơn số trước + 7 bé hơn 10. + HS nêu: 7 bé hơn 10, 10 bé hơn 12…bé hơn 20. 20 lớn hơn 18, 18 lớn hơn 15… lớn hơn 7 – Các số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn – Quan sát, lắng nghe, ghi nhớ. – HS chơi theo cặp – Quan sát, nhận xét: + Có tất cả 13 chấm tròn. + Có 10 chấm tròn. + Có 3 chấm tròn + 13 gồm 10 và 3. Gộp 10 và 3 được 13. – Quan sát, lắng nghe. – HS nêu. – Quán sát, nhận xét: + Con đường, khủng long có sừng, khủng long cổ dài. + Có các ô gạch, có ô đã đánh số, có ô chưa đánh số. Mỗi nhóm khủng long: có con đã đánh số, có con chưa đánh số. + Đánh số ô gạch, đánh số khủng long – HS dự đoán qui luật: + Thêm 1. + Thêm 2. – HS thực hiện – HS trả lời: + Đếm + Đọc theo sơ đồ tách gộp. + Phú Thọ + Thờ 18 vị vua Hùng – Lắng nghe, ghi nhớ. |
Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút để xem đầy đủ Giáo án Toán lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo kỳ 2 nhé.
Mời các bạn tham khảo các bài khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.