Quy định về kiêm nghiệm đối với giáo viên
Giáo viên ngoài thực hiện công việc giảng dạy thì còn có thể kiêm nghiệm nhiều chức danh khác nữa. Vậy, Giáo viên kiêm nhiệm là gì? Giáo viên được kiêm nhiệm bao nhiêu chức danh? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
1. Giáo viên kiêm nhiệm là gì?
Giáo viên kiêm nghiệm được hiểu là viên chức thực hiện công việc giảng dạy học sinh đang thực hiện công việc giảng dạy mà còn làm thêm một công việc nào đó nữa trong nhà trường như Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Công tác văn thư, Công tác đoàn đội…
2. Quy định về chế độ kiêm nhiệm chức danh của giáo viên
Căn cứ theo Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT và Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT 2017 về Chế độ kiêm nhiệm của giáo viên được quy định cụ thể như sau:
Trong đó, định mức tiết dạy của giáo viên được quy định tại Điều 6 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT 2017 như sau:
Điều 6. Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông.
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở.
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
2a.7 Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết.
3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.
Lưu ý: Theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT 2017 quy định mỗi giáo viên không làm kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất.
3. Cách tính phụ cấp kiêm nhiệm chức danh của giáo viên
Giáo viên khi kiêm nhiệm chức danh không được phụ cấp riêng về công việc kiêm nhiệm của mình mà chỉ được hỗ trợ giảm tiết học để đảm bảo hoàn thành công việc một cách tối đa nhất. Việc phụ cấp chỉ được áp dụng cho chức danh tổ phó/ tổ trưởng tổ chuyên môn; Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo Thông tư 33/2005/TT-BGDĐT như sau:
Đối với tiểu học
Hiệu trưởng : 0,30 – 0,50
Phó hiệu trưởng: 0,25 – 0,40
Tổ trưởng chuyên môn và tương đương : 0,20
Tổ phó chuyên môn và tương đương: 0,15
Đối với trung học cơ sở
Hiệu trưởng : 0,35 – 0,55
Phó hiệu trưởng: 0,25 – 0,45
Tổ trưởng chuyên môn và tương đương : 0,20
Tổ phó chuyên môn và tương đương: 0,15
Đối với trung học phổ thông
Hiệu trưởng : 0,45 – 0,70
Phó hiệu trưởng: 0,35 – 0,55
Tổ trưởng chuyên môn và tương đương : 0,25
Tổ phó chuyên môn và tương đương: 0,15
4. Một số câu hỏi khác liên quan đến kiêm nghiệm chức danh
4.1 Giáo viên được kiêm nhiệm bao nhiêu chức danh?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT 2017 quy định mỗi giáo viên không làm kiêm nhiệm quá 2 chức danh công việc.
4.2 Chủ nhiệm lớp có phải là kiêm nhiệm không?
Giáo viên chủ nhiệm lớp là kiêm nhiệm, bởi ngoài nhiệm vụ giảng dạy thì giáo viên còn phải thực hiện các công tác quản lý, quán triệt học sinh.
Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Quy định về luân chuyển giáo viên, Mẫu sổ dự giờ của giáo viên từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.