Mức xử phạt Covid19 ở Hà Nội mới nhất
Ngày 24/7 Sở tư pháp TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 1996/STP-PBGDPL về việc phổ biến pháp luật về phòng, chống COVID-19 trong thời gian giãn cách. Theo đó Công văn 1996 có quy định cụ thể một số mức xử phạt vi phạm về Covid-19 tại thành phố Hà Nội, mời các bạn cùng theo dõi.
Ngày 23/7 chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị 17 về việc thực hiện giãn cách xã hội trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội từ 24/7/2021. Theo đó người dân cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo đúng các Chỉ thị, hướng dẫn của UBND thành phố. Nếu vi phạm người dân có thể bị xử phạt hành chính rất nặng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
STT |
Hành vi |
Mức phạt |
Căn cứ |
1 |
– Không đeo khẩu trang nơi công cộng – Không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc; – Ra ngoài khi không cần thiết |
Đến 03 triệu đồng |
Khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP |
2 |
Vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định |
– Vứt tại nơi công cộng: Đến 01 triệu đồng. |
– Điểm c, điểm d khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP. – Điểm a khoản 18 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP. |
– Vứt ra vỉa hè, đường phố: Đến 02 triệu đồng. |
|||
3 |
Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời bản thân hoặc người khác mắc bệnh |
Đến 20 triệu đồng. |
Điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 117 |
4 |
Không xét nghiệm theo yêu cầu trong quá trình giám sát dịch bệnh |
Đến 03 triệu đồng. |
Điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 117 |
5 |
Không tạm đình chỉ hoạt động cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch |
Cá nhân: Đến 20 triệu đồng; Tổ chức: Đến 40 triệu đồng |
Khoản 5 Điều 4; điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định 117 |
6 |
Không hạn chế tập trung đông người Không tạm dừng kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch |
Cá nhân: Đến 20 triệu đồng; Tổ chức: Đến 40 triệu đồng |
Khoản 5 Điều 4; điểm c khoản 3 Điều 12 Nghị định 117 |
7 |
Không kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra/vào vùng có dịch |
Đến 30 triệu đồng |
Điểm a khoản 4 Điều 12 Nghị định 117 |
8 |
– Trốn khỏi nơi cách ly; – Không tuân thủ quy định về cách ly; – Từ chối, trốn tránh cách ly, cưỡng chế cách ly y tế để phòng, chống dịch |
Phạt tiền: Đến 20 triệu đồng Phạt tù: Đến 12 năm và có thể bị phạt tiền tối đa 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 01-05 năm. |
– Điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 117 – Điểm 1.1 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC – Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015 |
9 |
Gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí của: – Trốn khỏi nơi cách ly; – Không tuân thủ quy định về cách ly; – Từ chối, trốn tránh cách ly, cưỡng chế cách ly y tế để phòng, chống dịch |
Phạt tù: Đến 12 năm và có thể bị phạt tiền đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 01-05 năm. |
– Điểm 1.2 mục 1 Công văn 45 – Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015 |
10 |
Không khai báo y tế khai báo không đầy đủ hoặc gian dối gây lây truyền Covid-19 cho người khác |
Phạt tù: Đến 12 năm và có thể bị phạt tiền tối đa 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 01-05 năm. |
– Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015 – Điểm 1.1 mục 1 Công văn 45 |
11 |
Dưa lên mạng thông tin giả mạo, xuyên tạc về tình hình Covid-19 có thể bị phạt tiền tối đa 15 triệu đồng hoặc bị xử lý theo điều 288 Bộ luật Hình sự; |
Phạt tiền: Đến 15 triệu đồng Phạt tù: Đến 07 năm và có thể bị phạt tiền đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 01-05 năm. |
– Điểm a khoản 3 Điều 99 và Điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP – Điểm 1.4 mục 1 Công văn 45. – Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015 |
12 |
Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh |
Phạt tù: Đến 07 năm |
– Điểm 1.9 mục 1 Công văn 45. – Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 |
13 |
Chủ cơ sở kinh doanh vẫn hoạt động khi có quyết định tạm dừng để phòng, chống Covid-19, gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh |
Phạt tù: Đến 12 năm và có thể bị phạt tiền đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 01-05 năm. |
– Điểm 1.3 mục 1 Công văn 45. – Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015 |
14 |
Lợi dụng dịch bệnh để mua vét hàng hóa đã được công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính |
Phạt tù: Đến 15 năm và còn có thể bị phạt tiền đến 200 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 01-05 năm. |
– Điểm 1.8 mục 1 Công văn 45. – Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 |
15 |
Lợi dụng dịch bệnh đưa ra thông tin không đúng sự thật về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng, chống dịch bệnh nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác |
Phạt tù: Đến 20 năm hoặc chung thân và còn có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản |
– Điểm 1.6 mục 1 Công văn 45. – Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 |
16 |
Người có trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh nhưng không triển khai hoặc triển khai không kịp thời, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gây hậu quả nghiêm trọng |
Phạt tù: Đến 12 năm và còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm. |
– Điểm 1.10 mục 1 Công văn 45. – Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015 |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của Thiquocgia.vn.