Bói toán mê tín dị đoan phạt thế nào?
Người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng đều tin vào sức mạnh của thần linh, của các thế lực siêu nhiên. Nhiều người lợi dụng lòng tin này để hành nghề bói toán, mê tín, dị đoan để trục lợi cá nhân
Trong bài viết này, Hoatieu.vn trả lời câu hỏi Hành nghề bói toán, mê tín dị đoan bị xử lý như thế nào? theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, Nghị định 158/2013/NĐ-CP
1. Tội hành nghề mê tín dị đoan là gì?
Mê tín dị đoan là có niềm tin vào những thứ mơ hồ, không có thật và không phù hợp với quy luật tự nhiên, chủ yếu xuất hiện trong lĩnh vực tâm linh và dẫn tới những hậu quả xấu không chỉ đối với cá nhân, gia đình mà còn lan ra cả cộng đồng về thời gian, tài sản, sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm tới cả tính mạng con người.
Mê tín, dị đoan mang ý nghĩa tiêu cực, khác với ý nghĩa tích cực của việc thờ cúng ông bà tổ tiên và các vị thần linh từ bao đời nay của người Việt.
Liên quan đến hành vi hành nghề mê tín dị đoan Bộ luật Hình sự 2015 quy định Tội hành nghề mê tín, dị đoan tại điều 320 với mức phạt cao nhất của tội này là 10 năm tù.
2. Hành nghề bói toán, mê tín dị đoan bị xử lý như thế nào?
Người nào hành nghề bói toán, mê tín dị đoan phải chịu các hình thức xử phạt sau:
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi;
Trục lợi là việc lợi dụng các hành vi trên để kiếm lợi cá nhân, mục đích thu lợi nhuận
Bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính, người có những hành vi nói trên còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi này.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
Trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, người có hành vi lợi dụng hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề mê tín dị đoan, quy định tại Điều 320 Bộ luật Hình sự năm 2015:
1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
3. Quy định pháp luật về tội hành nghề mê tín dị đoan
Các quy định pháp luật về hành vi mê tín, dị đoan được quy định tại:
4. Mức xử phạt người hành nghề mê tín dị đoan
Người hành nghề mê tín dị đoan có thể chịu các mức phạt từ xử phạt hành chính đến phạt tù tùy theo mức độ nghiêm trọng của hậu quả
5. Các dấu hiệu tội hành nghề mê tín, dị đoan
Tội hành nghề mê tín, dị đoan có các dấu hiệu sau:
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Hành nghề bói toán, mê tín dị đoan bị xử lý như thế nào? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật