Hình sựHỏi đáp pháp luật

Xem bói có vi phạm pháp luật không?

Trong trường hợp nào xem bói bị phạt?
210

Trong trường hợp nào xem bói bị phạt?

Vào những ngày đầu năm mới, người Việt thường có thói quen đi xem bói, xem quẻ đầu năm để xem trước “vận mệnh” của mình từ đó hóa giải những điều “hung”. Tuy nhiên xét về mặt pháp luật, Xem bói có vi phạm pháp luật không?

Hoatieu.vn xin trả lời câu hỏi trên theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Nghị định 158/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật liên quan khác.

1. Xem bói có vi phạm pháp luật không?

Các hình thức xem bói, xem quẻ trong các chùa chiền không vì mục đích trục lợi hay truyền bá những điều sai trái thì không vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên hiện nay có nhiều biến tướng của việc xem bói, nhiều người lợi dụng các dịp lễ, ngày quan trọng để nâng giá dịch vụ xem bói, lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm lời (ví dụ: tuyên bố trong vận mệnh của người đó có “hạn”, muốn giải được hạn này thì phải có các lễ vật…). Những hành vi trục lợi như thế này sẽ bị xử phạt, cụ thể:

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi;

Trục lợi là việc lợi dụng các hành vi trên để kiếm lợi cá nhân, mục đích thu lợi nhuận

Bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính, người có những hành vi nói trên còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi này.

Xem bói có vi phạm pháp luật không?

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

Trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, người có hành vi lợi dụng hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề mê tín dị đoan, quy định tại Điều 320 Bộ luật Hình sự năm 2015:

1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

2. Xem bói đầu năm có bị phạt gì không?

Như mục 1 đã phân tích, nếu việc xem bói không vì mục đích trục lợi, truyền bá lối sống sai lệch hay gây mất trật tự công cộng thì sẽ không bị xem là vi phạm pháp luật

Nếu hành vi xem bói thỏa mãn 1 trong 3 trường hợp mục 1 bài này đã nêu thì sẽ bị xử phạt với các mức phạt tương ứng.

3. Bói trên mạng có vi phạm không?

Hiện nay trên mạng xã hội đầy những clip “lên đồng” hay chữa bệnh bằng “thần chú”, “bề trên”… Những hành vi này chính là biểu hiện của việc hành nghề mê tín dị đoan để trục lợi.

Nhiều người nhẹ dạ cả tin nên đã tin tưởng vào các chiêu trò này, khiến cho bản thân tiền mất tật mang.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Xem bói có vi phạm pháp luật không? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm