Tin tuyển sinh

Đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2017 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

120
Nội dung bài viết

    HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

    HỒ CHÍ MINH

    HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

    Số: 589/ĐA-HVBCTT-ĐT

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    Hà Nội, ngày 10 tháng 2 năm 2017

     ĐỀ ÁN TUYỂN SINH NĂM 2017 (Tóm tắt)

     

    1. Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.

    Thí sinh là người nước ngoài được tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    2. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước

    3. Phương thức tuyển sinh

    Học viện xét tuyển theo 4 nhóm ngành/ngành

    – Nhóm 1: Ngành Báo chí;

    – Nhóm 2 gồm các ngành: Triết học, Kinh tế, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Chính trị học, Xuất bản, Xã hội học, Công tác xã hội;

    – Nhóm 3: Ngành Lịch sử;

    – Nhóm 4 gồm các ngành: Quan hệ quốc tế, Quan hệ công chúng, Quảng cáo, Ngôn ngữ Anh.

    Trong từng nhóm ngành, Học viện quy định môn bắt buộc và môn tự chọn để xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia. Riêng nhóm 1 (ngành Báo chí) tổ chức thi bổ sung môn: Năng khiếu báo chí.

    Học viện sử dụng kết quả miễn thi THPT quốc gia bài thi môn Tiếng Anh để tuyển sinh.

    Môn bắt buộc và môn tự chọn để xét tuyển, căn cứ kết quả thi THPT quốc gia được quy định cho từng nhóm ngành như sau:

    Nhóm ngành

    Môn bắt buộc (A)

    Môn tự chọn (B) (chọn 1 trong các bài thi/môn thi dưới đây)

    Môn Năng khiếu (C)

    Điểm xét tuyển

    1

    Ngữ văn

    Toán, Lịch sử, Tiếng Anh, Vật lý

    Năng khiếu báo chí

    A + B + C

    2

    Ngữ văn + Toán

    Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Giáo dục công dân

    A + B

    3

    Ngữ văn + LỊCH SỬ (hệ số 2)

    Địa lý, Toán, Tiếng Anh, Giáo dục công dân

    A + B

    4

    Ngữ văn + TIẾNG ANH (hệ số 2)

    Toán, Lịch sử, Địa lý, Vật lý

    A + B

     

    4. Chỉ tiêu tuyển sinh, mã ngành/chuyên ngành và tổ hợp bài thi/môn thi xét tuyển:

     

    TT

    Ngành học

    Mã ngành

    Mã chuyên ngành

    Tổ hợp bài thi/môn thi xét tuyển

    Chỉ tiêu

      HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN (HBT)

    1550

     1

    Báo chí, chuyên ngành Báo in, Báo phát thanh, Báo truyền hình, Báo mạng điện tử

    600

    – Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Toán (M14)

    – Ngữ văn, Năng khiếu báo chí,  Tiếng Anh (M15)

    – Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Vật lý (M16)

    – Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Lịch sử (M17)

    355

    2

    Báo chí, chuyên ngành Ảnh báo chí

    603

    – Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Toán (M18)

    – Ngữ văn, Năng khiếu  Ảnh báo chí,  Tiếng Anh (M19)

    – Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Vật lý (M20)

    – Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Lịch sử (M21)

    40

    3

    Báo chí, chuyên ngành Quay phim truyền hình

    606

    – Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Toán (M22)

    – Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình,  Tiếng Anh (M23)

    – Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Vật lý (M24)

    – Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Lịch sử (M25)

    40

    4

    Triết học, chuyên ngành Triết học Mác – Lênin

    524

    Nhóm 2:

    – Ngữ văn, Toán, Lịch sử (C03)

    – Ngữ văn, Toán, Địa lý (C04)

    – Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân (C14)

    – Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01)

    40

    5

    Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học

    525

    40

    6

    Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị

    526

    40

    7

    Kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế

    527

    40

    8

    Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế và Quản lý (chất lượng cao)

    528

    40

    9

    Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước

    52310202

    50

    10

    Chính trị học, chuyên ngành Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa

    530

    50

    11

    Chính trị học, chuyên ngành Chính trị phát triển

    531

    50

    12

    Chính trị học, chuyên ngành Quản lý xã hội

    532

    50

    13

    Chính trị học, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh

    533

    40

    14

    Chính trị học, chuyên ngành Văn hóa phát triển

    535

    45

    15

    Chính trị học, chuyên ngành Chính sách công

    536

    50

    16

    Chính trị học, chuyên ngành Khoa học Quản lý nhà nước

    537

    50

    17

    Xuất bản, chuyên ngành Biên tập xuất bản

    52320401

    50

    18

    Xã hội học

    52310301

    50

    19 Công tác xã hội

    52760101

    50

    20

    Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

    52220310

    Nhóm 3:

    – Ngữ văn, LỊCH SỬ, Địa lý (C00)

    – Ngữ văn, LỊCH SỬ, Toán (C03)

    – Ngữ văn, LỊCH SỬ, Tiếng Anh (D14)

    – Ngữ văn, LỊCH SỬ, Giáo dục công dân (C19)

    40

    21

    Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Thông tin đối ngoại, chuyên ngành Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế

    612

    Nhóm 4:

    – TIẾNG ANH, Ngữ văn, Toán (D01)

    – TIẾNG ANH, Ngữ văn, Lịch sử (D14)

    – TIẾNG ANH, Ngữ văn, Địa lý (D15)

    – TIẾNG ANH, Ngữ văn, Vật lý (D11)

    100

    22

    Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu (chất lượng cao)

    614

    40

    23

    Quan hệ công chúng, chuyên ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp

    615

    80

    24

    Quan hệ công chúng, chuyên ngành Truyền thông marketing (chất lượng cao)

    616

    40

    25

    Quảng cáo

    52320110

     

    40

    26

    Ngôn ngữ Anh

    52220201

     

    40

    5. Điều kiện nhận đăng ký xét tuyển

    Thí sinh cần thỏa mãn các điều kiện sau:

    – Có kết quả xếp loại học lực từng năm học trong 3 năm Trung học phổ thông đạt 6,0 trở lên;

    – Hạnh kiểm 3 năm Trung học phổ thông xếp loại Khá trở lên;

    Thí sinh chịu trách nhiệm về điều kiện nộp hồ sơ (học lực, hạnh kiểm) theo quy định của Học viện. Trong trường hợp thí sinh đạt điểm xét tuyển nhưng không đáp ứng yêu cầu về điều kiện nộp hồ sơ, Học viện không công nhận trúng tuyển.

    6. Các thông tin cần thiết khác:

    – Xác định điểm trúng tuyển:

    + Ngành Báo chí, Quan hệ quốc tế (chuyên ngành Thông tin đối ngoại và chuyên ngành Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế) xét điểm trúng tuyển theo ngành. Thí sinh trúng tuyển sẽ được phân chuyên ngành căn cứ kết quả học tập các học phần đại cương và cơ sở ngành (sau 2 năm học), kết quả kiểm tra Năng khiếu chuyên ngành và nguyện vọng của thí sinh. Riêng thí sinh dự tuyển ngành Báo chí chuyên ngành Quay phim truyền hình, Báo ảnh được xác định chuyên ngành ngay từ đầu khóa học, căn cứ nguyện vọng đăng ký trong hồ sơ dự thi và kết quả tuyển sinh.

    + Các ngành Triết học, Kinh tế, Chính trị học, Quan hệ công chúng, Quan hệ quốc tế chuyên ngành Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu xét điểm trúng tuyển theo chuyên ngành dựa trên tổng điểm các môn thi quy định cho từng nhóm ngành xếp từ cao xuống thấp. Các môn thi thuộc nhóm ngành 1, 2 tính hệ số 1, môn Lịch sử thuộc nhóm ngành 3, môn Tiếng Anh thuộc nhóm ngành 4 tính hệ số 2.

    7. Tổ chức tuyển sinh:

    a. Thời gian nhận hồ sơ và tổ chức thi Năng khiếu báo chí

    – Lịch xéttuyểncác nhóm ngành 2, 3, 4: Theo lịch xét tuyển đợt 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    – Lịch thi tuyển ngành Báo chí:

    + Nhận hồ sơ đăng ký dự thi từ ngày 15/5 đến hết ngày 15/6/2017.

    + Thông báo danh sách thí sinh, số báo danh và phòng thi trên Website Học viện vào ngày 18/6/2017.

    + Thi môn Năng khiếu báo chí ngày 08/7 và 09/7/2017:

    Sáng 08/7: tiếp sinh, phổ biến Quy chế thi, phát thẻ dự thi cho thí sinh;

    Chiều 08/7: thi trắc nghiệm: tất cả thí sinh; thi tự luận: đối với thí sinh đăng ký dự tuyển các chuyên ngành Báo in, Báo phát thanh, Báo truyền hình, Báo mạng điện tử.

    Sáng 09/7: thi Năng khiếu chuyên ngành Ảnh báo chí.

    Chiều 09/7: thi Năng khiếu chuyên ngành Quay phim truyền hình.

    + Công bố kết quả thi Năng khiếu báo chí:ngày 13/7/2017.

    Thí sinh có thể đăng ký 3 nguyện vọng vào ngành Báo chí.

    b. Hình thức nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển: Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển ngành Báo chí theo các cách sau:

    – Qua đường bưu điện bằng chuyển phát nhanh;

    – Nộp trực tiếp tại Học viện:

    Phòng Tuyển sinh và Quản lý chương trình, Ban Quản lý Đào tạo

    Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

    8. Chính sách ưu tiên:

    8.1. Xét tuyển thẳng

    8.1.1. Đối tượng xét tuyển thẳng

    a) Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học.

    b) Người đã trúng tuyển vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét nhận vào học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Nếu việc học tập bị gián đoạn từ 3 năm trở lên và các đối tượng được tuyển thẳng có nguyện vọng, Học viện sẽ xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị để ôn tập trước khi vào học chính thức.

    c) Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kĩ thuật quốc tế đã tốt nghiệp trung học phổ thông được tuyển thẳng vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh.

    d) Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp trung học, được tuyển thẳng vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo đúng ngành hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đã đoạt giải.

    đ) Đối với thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định: Giám đốc Học viện căn cứ vào kết quả học tập THPT của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định cho vào học.

    e) Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại Học viện: Giám đốc Học viện căn cứ kết quả học tập THPT của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và tiếng Việt theo quy định của Học viện để xem xét, quyết định cho vào học.

    g) Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ. Những thí sinh thuộc đối tượng này được Giám đốc Học viện xem xét, quyết định xét tuyển thẳng nếu xếp loại học lực các năm lớp 10, 11, 12 đạt loại Giỏi, tốt nghiệp Trung học phổ thông đạt loại Giỏi, 3 năm Trung học phổ thông xếp loại hạnh kiểm Tốt.

    Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Giám đốc Học viện quy định.

    8.1.2. Hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng

    Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng tại Sở Giáo dục Đào tạo trước ngày 20/5/2017.

    – Hồ sơ của thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng theo quy định tại các điểm a, b, c, d, trong Quy định này gồm:

    + Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng (theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

    + Ít nhất một trong các bản photocopy sau: chứng nhận là thành viên tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế hoặc chứng nhận là thành viên đội tuyển tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế (có tên trong danh sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo); Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn Học sinh giỏi quốc gia; Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia và giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên tuyển thẳng khác;

    + Bản photocopy học bạ 3 năm học Trung học phổ thông;

    + Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh; hai ảnh chân dung cỡ 4 x 6.

    – Hồ sơ của thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng theo quy định tại điểm g Quy định này gồm:

    + Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng (theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

    + Bản photocopy học bạ 3 năm học Trung học phổ thông;

    + Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh; hai ảnh chân dung cỡ 4 x 6;

    + Bản photocopy hộ khẩu thường trú.

    8.1.3. Chỉ tiêu xét tuyển thẳng

    Xét tuyển thẳng không hạn chế số lượng cho các ngành sau:

    – Ngành Báo chí: Tuyển thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn;

    – Ngành Lịch sử, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước: Tuyển thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử;

    – Ngành Ngôn ngữ Anh, Quan hệ công chúng, Quảng cáo, Quan hệ quốc tế, các chương trình chất lượng cao: Kinh tế và Quản lý, Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu, Truyền thông marketing: Tuyển thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh;

    – Ngành Kinh tế: Tuyển thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia môn Toán.

    8.2. Ưu tiên xét tuyển

    8.2.1. Đối tượng ưu tiên xét tuyển

    Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia không sử dụng quyền tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển, nếu hoàn thành kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia, có kết quả thi đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

    8.2.2. Hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển

    Thí sinh thuộc diện ưu tiên xét tuyển nộp hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển cho Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 20/5/2017. Hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển gồm:

    + Phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển (theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

    + Ít nhất một trong các bản photocopy sau: Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn Học sinh giỏi quốc gia; Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia, quốc tế;

    + Bản sao công chứng học bạ 3 năm Trung học phổ thông.

    8.2.3. Chỉ tiêu ưu tiên xét tuyển: Không hạn chế.

    8.3. Các điều kiện bổ sung về xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển

    Thí sinh tham dự xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền cần thỏa mãn các điều kiện sau:

    – Có kết quả xếp loại học lực từng năm học trong 3 năm Trung học phổ thông đạt 6,0 trở lên;

    – Hạnh kiểm 3 năm Trung học phổ thông xếp loại Khá trở lên;

    – Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng diện 30a, ưu tiên xét tuyển ngành Báo chí phải tham dự kỳ thi Năng khiếu báo chí và đạt điểm 5,0 trở lên (theo thang điểm 10).

    – Thí sinh dự tuyển chuyên ngành Quay phim truyền hình phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh, dị tật về mắt, ngoại hình phù hợp (nam cao 1m65, nữ cao 1m60 trở lên).

    – Thí sinh dự tuyển các chuyên ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) không nói ngọng, nói lắp, không bị dị tật về ngoại hình.

    Kết quả xét tuyển thẳng sẽ được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được gửi cho các Sở Giáo dục và Đào tạo để thông báo cho thí sinh trước 17h00 ngày 15/7/2017 và được thông báo trên Website Học viện http://ajc.hcma.vn/.

    Sau khi có thông báo trúng tuyển của trường, thí sinh phải nộp bản chính giấy chứng nhận đoạt giải để xác nhận nhập học trước ngày 20/7/2017 (thời gian tính theo dấu bưu điện nếu nộp qua bưu điện bằng thư chuyển phát nhanh)

    9. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển

    – Lệ phí xét tuyển: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    – Lệ phí thi tuyển ngành Báo chí: 300.000đ/hồ sơ.

    Thí sinh đăng ký 02 nguyện vọng ngành Báo chí: 500.000đ/hồ sơ

    Thí sinh đăng ký 03 nguyện vọng ngành Báo chí: 500.000đ/hồ sơ

    10. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy: 214.500/tín chỉ đến 364.300/tín chỉ đối với chương trình đại trà; 695.500/tín chỉ đến 732.300/tín chỉ đối với chương trình chất lượng cao.

    11. Các nội dung khác

    a. Các chuyên ngành đào tạo:

    – Ngành Triết học gồm 2 chuyên ngành: Triết học Mác – Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học;

    – Ngành Kinh tế gồm 3 chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mác – Lênin; Quản lý kinh tế; Kinh tế và Quản lý (chất lượng cao);

    – Ngành Chính trị học gồm 7 chuyên ngành: Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa; Chính trị phát triển; Quản lý xã hội; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Văn hóa phát triển; Chính sách công; Khoa học quản lý nhà nước;

    – Ngành Báo chí gồm 6chuyên ngành: Báo in; Ảnh báo chí; Báo phát thanh; Báo truyền hình; Quay phim truyền hình; Báo mạng điện tử;

    – Ngành Quan hệ quốc tế gồm 3chuyên ngành: Thông tin đối ngoại; Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế; Quan hệ quốc tế và truyền thông toàn cầu (chất lượng cao);

    – Ngành Quan hệ công chúng gồm 2 chuyên ngành: Quan hệ công chúng chuyên nghiệp; Truyền thông marketing (chất lượng cao)

    Khi đăng ký dự thi, thí sinh cần đăng ký mã chuyên ngành dự thi.

    Các chuyên ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) được miễn học phí. Thí sinh dự thi các chuyên ngành này không nói ngọng, nói lắp, không bị dị tật về ngoại hình. Thí sinh dự thi chuyên ngành Quay phim truyền hình phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh, dị tật về mắt, ngoại hình phù hợp (nam cao 1m65, nữ cao 1m60 trở lên).

    b. Tổ chức thimôn Năng khiếubáo chí tại trường(đối với thí sinh đăng ký thi ngành Báo chí):

    Bài thi Năng khiếu báo chí gồm 2 phần:

    – Phần thứ nhất (3 điểm): Tất cả thí sinh dự thi ngành Báo chí làm bài thi trắc nghiệm gồm 30 câu hỏi, thời gian làm bài 30 phút: kiểm tra hiểu biết chung (nội dung đề thi nằm trong các môn học:Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn của chương trình Trung học phổ thông, chủ yếu là lớp 12).

    – Phần thứ hai (7 điểm):

    + Đối với thí sinh dự thi chuyên ngành Quay phim truyền hình, Ảnh báo chí:

    (1) Xem hình ảnh (ảnh chụp, video clip) và viết bình luận không quá 500 chữ về hình thức, kỹ thuật, nội dung hình ảnh được xem, thời gian làm bài 30 phút (3 điểm);

    (2) Trả lời phỏng vấn trực tiếp để thể hiện hiểu biết về lĩnh vực quay phim truyền hình, ảnh báo chí;kiến thức về tạo hình và bố cục, tư duy hình ảnh;ý tưởng sáng tạo;khả năng giao tiếp… (4 điểm)

    + Đối với thí sinh dự tuyển các chuyên ngành khác của ngành Báo chí: Làm bài thi tự luận gồm 2 câu hỏi, thời gian làm bài 120 phút.

    Câu 1 (3 điểm): Đánh giá năng lực xử lý, biểu đạt thông tin và sử dụng ngôn ngữ trong xây dựng, hoàn thiện văn bản. Dạng thức đề thi có thể là: Cung cấp một văn bản báo chí có lỗi sai (về quan điểm chính trị, cấu trúc văn bản, về tính logic, về văn phong, về cách sử dụng ngôn từ…) yêu cầu thí sinh sửa chữa và hoàn thiện văn bản theo cách của mình.

    Câu 2 (4 điểm): Đánh giá năng lực phát hiện vấn đề và thể hiện quan điểm cá nhân. Dạng thức đề thi có thể là: Cung cấp thông tin về một vấn đề, một sự kiện, yêu cầu thí sinh viết một bài luận tối đa là 500 từ.

    Bài thi Năng khiếu báo chí do Học viện ra đề và tổ chức chấm thi.

    c. Chương trình đào tạo chất lượng cao

    Các ngành Kinh tế, Quan hệ quốc tế, Quan hệ công chúng: Tuyển sinh chương trình đào tạo chất lượng cao, chỉ tiêu 40 sinh viên/ngành. Thí sinh đạt giải quốc gia môn Tiếng Anh và có kết quả thi THPT quốc gia đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo được xét vào học các chương trình đào tạo chất lượng cao. Thông tin chi tiết về điều kiện tuyển sinh chương trình đào tạo chất lượng cao xem tại website http://ajc.hcma.vn/

    d. Xét tuyển thí sinh dự bị dân tộc vào ngành Báo chí

    Thí sinh hoàn thành chương trình dự bị đại học tại các trường dự bị dân tộc có nguyện vọng dự tuyển ngành Báo chí phải tham dự kỳ thi Năng khiếu báo chí do Học viện tổ chức. Điểm xét tuyển đối với các thí sinh này được xác định căn cứ vào điểm trung bình chung các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh, Vật lý của năm học dự bị đại học kết hợp với điểm thi môn Năng khiếu báo chí theo từng tổ hợp xét tuyển đã công bố của Học viện.

                                                                                                                  GIÁM ĐỐC, CHỦ TỊCH HĐTS

     

                                                                                                                       (đã ký)    

     

                                                                                                                      PGS, TS. Trương Ngọc Nam 

     

    0 ( 0 bình chọn )

    Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

    https://thiquocgia.vn
    Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

    Bài viết liên quan

    Bài viết mới

    Xem thêm