Dành cho giáo viênTài liệu

Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ mô đun 3 THCS

Giáo án minh họa môn Công nghệ module 3
40

Giáo án minh họa môn Công nghệ module 3

Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ mô đun 3 THCS là mẫu giáo án bài theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho học tập, nghiên cứu module 3. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.

Bài tập cuối khóa môn Công nghệ mô đun 3 THCS

KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6

CHỦ ĐỀ: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Thời lượng: 7 tiết

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Phẩm chất, năng lực

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Mã hóa

NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ

Nhận thức công nghệ

– Nhận biết được một số nhóm thực phẩm chính, dinh dưỡng từng loại, ý nghĩa đối với sức khỏe con người.

a2.2

– Nêu được vai trò, ý nghĩa của bảo quản, chế biến thực phẩm.

a2.4

Giao tiếp công nghệ

Trình bày được một số phương pháp bảo quản, chế biến thực phẩm phổ biến.

b2.1

Sử dụng công nghệ

– Lựa chọn và chế biến của món ăn đơn giản theo phương pháp không sử dụng nhiệt.

c2.2

– Hình thành thói quen ăn uống khoa học, chế biến thực phẩm an toàn vệ sinh.

c2.3

Đánh giá công nghệ

Tính toán sơ bộ được dinh dưỡng, chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình.

d2.2

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực tự chủ tự học

Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức kĩ năng đã học về bảo quản, chế biến thực phẩm vào thực tế đời sống.

TCTH.1.6

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Phẩm chất nhân ái

Trân trọng sức khỏe của bản thân và của người khác.

NA.1.1

Phẩm chất trách nhiệm

Có thói quen giữ gìn vệ sinh, chăm sóc sức khỏe.

TN.1.1

Phẩm chất chăm chỉ

Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào đời sống hàng ngày.

CC.1.3

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Hoạt động

Giáo viên

Học sinh

Hoạt động 1. Khởi động.

Máy chiếu, thang đánh giá.

Phiếu học tập số 1.

Hoạt động 2. Phân nhóm thức ăn.

– Các file trình chiếu minh họa về nhóm thức ăn.

– Giấy A0.

-.Bút lông, băng keo, kéo.

– Rubric.

– Phiếu học tập số 2.

– Tập ghi chép.

Hoạt động 3. Bảo quản và chế biến thực phẩm.

– Thẻ hình ảnh (mẫu vật, file trình chiếu minh họa).

– Giấy A0.

– Bút lông, băng keo, kéo.

– Bảng kiểm 1.

Tập ghi chép.

Hoạt động 4. Vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Các file trình chiếu minh họa

– Tổ chức kịch bản sơ cứu.

– Câu hỏi 1; thang đo.

Tập ghi chép.

Hoạt động 5. Bữa ăn khoa học.

– Các file trình chiếu minh họa

– Giấy A0.

– Bút lông, băng keo, kéo

– Câu hỏi 2; bảng kiểm 2.

– Phiếu học tập số 3.

– Tập ghi chép.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học

(thời gian)

Mục tiêu

Mã hóa

Nội dung dạy học

trọng tâm

PP/KTDH

chủ đạo

Phương án đánh giá

Hoạt động 1. Khởi động.

(15 phút)

Trò chơi

GV đánh giá.

– PPĐG: Quan sát.

– Công cụ ĐG: Thang đánh giá

Hoạt động 2. Phân nhóm thức ăn.

(60 phút)

a2.2

I. Phân nhóm thức ăn.

1. Ý nghĩa của việc phân nhóm thức ăn

2. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn

– Trực quan, vấn đáp.

– Dạy học hợp tác.

– Kĩ thuật phòng tranh

GV đánh giá.

– PP ĐG: Qua sản phẩm học tập của HS.

– Công cụ ĐG: Rubric

Hoạt động 3. Bảo quản và chế biến thực phẩm.

(90 phút)

a2.4

b2.1

c2.2

TCTH.1.6

II. Bảo quản và chế biến thực phẩm.

1. Vai trò, ý nghĩa của bảo quản, chế biến thực phẩm.

2. Một số phương pháp bảo quản, chế biến thực phẩm phổ biến.

3. Lựa chọn và chế biến được món ăn đơn giản theo phương pháp không sử dụng nhiệt.

Giao tiếp và hợp tác.

– PP ĐG: Qua sản phẩm học tập của HS.

– Công cụ ĐG: Bảng kiểm 1.

Hoạt động 4. Vệ sinh an toàn TP.

(60 phút)

c2.3

NA.1.1

TN.1.1

CC.1.3

III. Vệ sinh an toàn TP.

1. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

2. Biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm.

– Khăn trải bàn.

– Thực hành trải nghiệm

GV đánh giá.

– PP ĐG: Hồ sơ học tập của HS.

– Công cụ ĐG:

+ Câu hỏi 1.

+ Thang đo.

Hoạt động 5 Bữa ăn khoa học.

(90 phút)

d2.2

CC.1.3

IV. Bữa ăn khoa học.

1. Tác hại của việc ăn uống thừa, thiếu chất dinh dưỡng.

2. Xây dựng thực đơn.

– Trực quan, vấn đáp.

– Kỹ thuật phòng tranh.

GV đánh giá.

– PP ĐG: Đánh giá đồng đẳng của HS.

– Công cụ ĐG:

+ Câu hỏi 2.

+ Bảng kiểm 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động 1. Khởi động đoán ý đồng đội (15 phút)

1. Mục tiêu:

2. Tổ chức hoạt động

a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Mỗi nhóm cử 02 HS thực hiện trò chơi đoán ý đồng đội.

– 01 HS ngồi quay lưng về phía màn hình trình chiếu để đoán ý đồng đội. Giải mã 01 từ khóa (30s)

– 01 HS đứng quay lưng về phía máy chiếu để diễn đạt từ khóa cho đồng đội giải mã. (Lưu ý: Khi diễn đạt không được trùng với từ khóa)

– Giải mã từ khóa và giải thích từ khóa vào phiếu học tập số 1. (1 phút)

b. Thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV trình chiếu từ khóa trên màn hình Powerpoint (30s/1 từ)

+ Bảo quản thực phẩm

+ Chế biến thực phẩm

+ Ngộ độc thực phẩm

– HS thực hiện giải mã từ khóa và giải thích từ khóa (1 phút)

c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đưa ra đáp án đúng

– HS tự kiểm tra kết quả của nhóm

3. Sản phẩm học tập

Phiếu học tập số 1

4. Phương án đánh giá

GV đánh giá cho từng nhóm thông qua thang đánh giá.

Hoạt động 2. Phân nhóm thức ăn (60 phút)

1. Mục tiêu: Biết được một số nhóm thực phẩm chính, dinh dưỡng từng loại, ý nghĩa đối với sức khỏe con người.

2. Tổ chức hoạt động

a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Chia lớp thành 6 nhóm, phân chia cụ thể công việc cho từng nhóm

– GV trình chiếu hình ảnh minh họa thực phẩm của các nhóm thức ăn trên màn hình Powerpoint (2 phút)

– Mỗi nhóm hãy làm việc hợp tác và sử dụng kĩ thuật phòng tranh để hoàn thành trên giấy A0 sơ đồ tư duy về yêu cầu sau: (20 phút)

Thức ăn được phân chia thành mấy nhóm? Mỗi nhóm hãy liệt kê ít nhất là 5 loại thực phẩm minh họa?

– Các em hãy hoàn thành phiếu học tập số 2 trong thời gian 7 phút.

b. Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc cá nhân: Quan sát hình ảnh minh họa trong tài liệu học tập và trên các slide GV

– HS thảo luận nhóm để hoàn thành kĩ thuật phòng tranh về nội dung: phân nhóm thức ăn.

– GV: Đi xuống các nhóm, để quan sát và hỗ trợ HS trong việc hoàn thành kĩ thuật phòng tranh.

– HS trả lời vấn đáp thông qua phiếu học tập số 2.

+ HS khác nhận xét, đánh giá.

+ GV bổ sung, chốt kiến thức.

c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm HS tự kiểm tra và dán sản phẩm ở góc của nhóm.

– Đại diện 1 nhóm thuyết trình, các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét, trao đổi.

– GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có).

– HS: Ghi nội dung “Phân nhóm thức ăn” vào tập.

3. Sản phẩm học tập

– Sơ đồ tư duy.

– Bài thuyết trình.

– Phiếu học tập số 2.

4. Phương án đánh giá

– HS tự đánh giá.

– GV đánh giá cho từng nhóm thông qua rubric

Hoạt động 3. Bảo quản và chế biến thực phẩm (90 phút)

1. Mục tiêu:

– Vai trò, ý nghĩa của bảo quản, chế biến thực phẩm.

– Trình bày và lựa chọn được các phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm

2. Tổ chức hoạt động

a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm học sinh:

+ Quan sát slide và hình ảnh về bảo quản và chế biến thực phẩm

+ Hoàn thành sơ đồ tư duy

– GV trình chiếu hình ảnh minh họa việc bảo quản và chế biến thực phẩm trên màn hình Powerpoint (2 phút)

– Mỗi nhóm hãy hoàn thành sơ đồ tư duy trên giấy A0 (20 phút) về:

+ Vai trò, ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm.

+ Kể tên những phương pháp bảo quản thực phẩm thường sử dụng ở gia đình?

+ Trong cuộc sống gia đình em thường dùng những phương pháp nào bảo quản thực phẩm? Cho ví dụ?

b. Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc cá nhân: Quan sát hình ảnh minh họa trong tài liệu học tập và trên các slide của GV.

– HS thảo luận nhóm để hoàn thành sơ đồ tư duy.

– GV: Đi xuống các nhóm, để quan sát và hỗ trợ HS trong việc hoàn thành sơ đồ tư duy.

c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm HS tự kiểm tra và dán sản phẩm ở góc của nhóm.

– Đại diện 1 nhóm thuyết trình, các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét, trao đổi.

– GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có).

– HS: Ghi nội dung “Bảo quản và chế biến thực phẩm” vào tập.

3. Sản phẩm học tập

– Sơ đồ tư duy.

– Bài thuyết trình.

4. Phương án đánh giá

– HS tự đánh giá.

– GV đánh giá cho từng nhóm thông qua bảng kiểm 1.

Hoạt động 4. Vệ sinh an toàn thực phẩm (60 phút)

1. Mục tiêu:

Hình thành thói quen ăn uống khoa học, chế biến thực phẩm an toàn vệ sinh.

2. Tổ chức hoạt động

a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Đặt ra những câu hỏi cho HS trả lời về cá nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm và biểu hiện của ngộ độc thực phẩm.

– GV phát giấy A0 cho HS thực hiện hoạt động nhóm, mỗi các nhân sẽ đưa ra hướng xử lý của mình và ghi vào 1 phần giấy A0. Nhóm trưởng sẽ thống nhất phương án đúng nhất sau đó ghi vào giữa tờ giấy. Yêu cầu HS đại diện các nhóm trình bày.

– GV Phát phiếu đánh giá cho HS đánh giá lẫn nhau giữa các nhóm

– GV cho HS xem đoạn video ngắn về cách sơ cứu đơn giản khi bị ngộ độc thực phẩm.

– GV gọi đại diện các nhóm lên thực hiện lại thao tác sơ cứu.

– GV cho HS thảo luận để đưa ra biện pháp phòng tránh ngộc độc thực phẩm

– GV thu phiếu đánh giá và đi đến kết luận

b. Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc cá nhân: trả lời câu hỏi về nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn, biểu hiện của ngộ độc thức ăn.

– HS hoạt động nhóm: Thảo luận để thống nhất đáp án vào giấy A0 về phương án xử lý khi bị ngộ độc thức ăn

– GV quan sát tiến trình và hỗ trợ khi cần

– Đại diện các nhóm trình bày phương án đồng thời thực hiện phiếu đánh giá.

– HS làm việc cá nhân: Xem video và quan sát các thao tác sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn

– Đại diện HS lên thực hiện thao tác sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn.

– HS làm việc nhóm để đưa ra biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn và ghi vào bảng hệ thống kiến thức

– HS nộp phiếu đánh giá và lắng nghe kết luận từ GV.

c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Đại diện 6 nhóm thuyết trình, khi nhóm đại diện thuyết trình thì các nhóm khác lắng nghe và nhận xét, đánh giá vào bảng Rubris

– Các nhóm chấm điểm chéo nhau (nhóm 1- nhóm 2, nhóm 2 – nhóm 3, nhóm 3 – nhóm 4, nhóm 4 – nhóm 5, nhóm 5 – nhóm 6, nhóm 6 – nhóm 1)

– GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có).

– HS: Ghi nội dung: Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn và biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn vào tập

3. Sản phẩm học tập

– Bảng hệ thống kiến thức

– Đoạn video thực hành sơ cứu.

4. Phương án đánh giá

– HS đánh giá chéo giữa các nhóm

– GV đánh giá cho từng nhóm.

Hoạt động 5. Bữa ăn khoa học (90 phút)

1. Tác hại của việc ăn uống thừa, thiếu chất dinh dưỡng (45 phút)

1. 1. Mục tiêu:

Tính toán sơ bộ được dinh dưỡng, chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình.

1. 2. Tổ chức hoạt động

a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Chia lớp thành 6 nhóm, phân chia cụ thể công việc cho từng nhóm

– GV yêu cầu các nhóm quan sát video minh họa về tác hại của việc thừa, thiếu chất dinh dưỡng. (2 phút)

– Mỗi cá nhân tự trả lời các câu hỏi: (3 phút )

+ Nêu tác hại của việc ăn uống thừa chất đạm, chất đường bột, chất béo, chất khoáng và vitamin?

+ Nêu tác hại của việc ăn uống thiếu chất đạm, chất đường bột, chất béo, chất khoáng và vitamin?

– Sau khi làm việc cá nhân xong, các nhóm thảo luận để hoàn thành sơ đồ tư duy về tác hại của việc ăn uống thừa, thiếu chất dinh dưỡng. (10 phút )

b. Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc cá nhân: Quan sát video minh họa về tác hại của việc thừa, thiếu chất dinh dưỡng và hoàn thành câu hỏi.

– HS thảo luận nhóm để hoàn thành sơ đồ tư duy về về tác hại của việc ăn uống thừa, thiếu chất dinh dưỡng.

– GV: Đi xuống các nhóm, để quan sát và hỗ trợ HS trong việc hoàn thành sơ đồ tư duy.

– HS treo sơ đồ tư duy của nhóm.

c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Đại diện 1 nhóm thuyết trình, các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét, bổ sung.

– Các nhóm chấm điểm chéo nhau ( nhóm 1- nhóm 2, nhóm 2 – nhóm 3, nhóm 3 – nhóm4, nhóm 4 – nhóm 5, nhóm 5 – nhóm 6, nhóm 6 – nhóm 1)

– GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có).

– HS: Ghi nội dung “ Tác hại của việc ăn uống thừa, thiếu chất dinh dưỡng” vào tập.

1.3. Sản phẩm học tập

– Sơ đồ tư duy.

– Bài thuyết trình.

1.4. Phương án đánh giá

– HS tự đánh giá.

– GV đánh giá cho từng nhóm.

2. Thực đơn (45 phút)

2. 1. Mục tiêu:

– Tính toán sơ bộ được dinh dưỡng, chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình.

– Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào đời sống hàng ngày

2. 2. Tổ chức hoạt động

a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV đặt câu hỏi: Đặc điểm của một bữa ăn hàng ngày trong gia đình là gì?

– Đáp án:

+ Có từ 3 đến 4 món

+ Có món: Canh, mặn, xào ( 01 hoặc 2 món phụ như dưa chua, trộn,…)

+ Phương pháp chế biến đơn giản

+ Thực phẩm thông dụng

– Giáo viên đặt vấn đề: Bữa ăn hằng ngày của các em thường được lựa chọn thực phẩm theo thói quen và sở thích, nhưng có bao giờ em suy nghĩ thói quen và sở thích ăn uống đó có khoa học chưa?

b. Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm treo phiếu học tập số 3

– Các nhóm viết thực đơn hàng ngày vào phiếu học tập số 3

– Các nhóm phân tích bữa ăn ( ghi vào cột thực phẩm sử dụng, chất dinh dưỡng cung cấp của trên phiếu học tập số 3).

c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm treo phiếu học tập số 3 về góc làm việc của từng nhóm

– Các nhóm treo tháp 3 tầng lên khu vực trưng bày của nhóm

2.3. Sản phẩm học tập

Bảng báo cáo kết quả làm việc thảo luận nhóm (phiếu học tập số 3)

2.4. Phương án đánh giá

– Các nhóm đối chiếu tháp 4 tầng của nhóm với tháp dinh dưỡng của GV và đưa ra đánh giá cho nhóm và các nhóm khác.

– GV phát bảng đánh giá thực đơn bữa ăn.

+ Màu trắng: Nhóm tự đánh giá thực đơn của nhóm mình.

+ Màu vàng: Đánh giá thực đơn của nhóm khác.

– Phân công nhận xét đánh giá: Nhóm 1 à NHóm 2 à Nhóm 3 à Nhóm 4 à Nhóm 5 à Nhóm 1. ( thời gian 10 phút ).

– Các nhóm di chuyển đến xem sản phẩm của nhóm bạn, nhận xét ưu khuyết điểm. Chấm điểm vào bảng đánh giá thực đơn màu vàng đính tại nhóm đó. Đề xuất cách khắc phục (sửa trực tiếp bằng bút lông đỏ trên Phiếu học tập số 4).

– Các nhóm giải thích vì sao đánh giá như vậy.

– GV nhận xét đánh giá.

– Các nhóm sửa lại thực đơn lần nữa (nếu vẫn chưa hợp lí).

TÊN CHỦ ĐỀ: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

1.1. Nhóm giàu chất đạm.

1.2. Nhóm giàu chất đường bột.

1.3. Nhóm giàu chất béo.

1.4. Nhóm giàu vitamin, chất khoáng.

2.1. Giúp cho người tổ chức bữa ăn chuẩn bị đủ 4 nhóm thực phẩm cần thiết để đảm bảo cân bằng chất dinh dưỡng.

2.2. Khi thay đổi món ăn cần chọn đủ 4 nhóm thực phẩm để bổ sung cho nhau về mặt dinh dưỡng (đảm bảo đủ lượng, đủ chất).

3.1. Mỗi nhóm thức ăn có giá trị dinh dưỡng riêng.

3.2. Cần thường xuyên thay thế thức ăn lẫn nhau trong cùng nhóm để đảm bảo đủ lượng, đủ chất theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

4.1. Đảm bảo giữ thực phẩm được lâu

4.2. Ổn định được chất dinh dưỡng của thực phẩm

5.1. Các phương pháp chế biến thực phẩm

– Có sử dụng nhiệt: Kho, nấu, luộc, hấp, xào, rán, nướng.

– Không sử dụng nhiệt: Trộn, nộm, muối chua.

5.2. Các phương pháp bảo quản thực phẩm

– Phơi khô: Tôm khô, cá khô,…

– Sấy khô: Trái vải sấy, mít sấy, chuối sấy,…

– Đông lạnh: Cá, thịt, tôm, cánh gà, thit bò đông lạnh

– Đóng hộp: Cá mòi, bò hầm,…

IV. CÁC HỒ SƠ KHÁC:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Từ khóa

Giải thích

1.

2.

3.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu hỏi

Trả lời

Câu 1.

Thức ăn được chia làm mấy nhóm?

………………………….

………………………….

Câu 2.

Hãy xác định giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn.

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

Câu 3.

Cho biết ý nghĩa của các nhóm thức ăn đối với sức khỏe con người.

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

…………………………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (Giấy A0)

Thời gian: 10 phút

– Nhiệm vụ của các nhóm là lên 1 thực đơn món ăn buổi tối cho gia đình đảm bảo đủ dinh dưỡng.

– Phân tích rõ mỗi món ăn gồm có những thực phẩm gì và cung cấp chất dinh dưỡng gì?

STT

Tên món ăn

Thực phẩm sử dụng

Chất dinh dưỡng cung cấp

1

2

3

4

5

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm