Địa lý

Khai thác Atlat – Cách đơn giản để ‘gỡ’ điểm môn Địa lí

156

Năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiều thay đổi về hình thức và phương thức thi THPT Quốc gia. Vì vậy, số lượng thí sinh đăng ký bài thi thứ tư là Khoa học xã hội tăng đột biến và chiếm tỉ lệ rất cao.

Nhiều thí sinh lựa chọn bài thi này mới chuyển nguyện vọng thi bài khoa học tự nhiên sang nên thời gian ôn tập khá ít. Mặt khác, không ít thí sinh có tâm lí chủ quan, cho rằng bài thi khoa học xã hội dễ hơn bài thi khoa học tự nhiên, nhất là môn Địa lý do được sử dụng tài liệu là Atlat Địa lí. Điều này đúng nhưng không hoàn toàn chính xác. Bởi, dù dễ nhưng không học, không có phương pháp phù hợp và kỹ năng thì vượt qua điểm liệt các bài thi này cũng khá khó khăn.

Để giúp các sĩ tử giảm bớt khó khăn trong thời gian ôn tập ngắn ngủi và nâng cao điểm số bài thi môn Địa lí ad “mách” bạn một số phương pháp khai thác hiệu quả Atlat địa lí Việt Nam.

Trong cấu trúc đề thi minh họa và đề thi thử nghiệm mà Bộ Giáo dục và Đào tạo giới thiệu, có 5/40 câu hỏi liên quan trực tiếp đến khai thác Atlat (1,25 điểm ứng với 12,5% tổng điểm bài thi). Nhiều giáo viên đánh giá đây là những câu hỏi mang tính chất “biếu điểm” cho thí sinh nhưng thực tế không phải như vậy. Để làm tốt những câu hỏi này các bạn nên thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đọc kỹ câu hỏi để xác định trang Atlat cần sử dụng và nhiệm vụ cần làm (yêu cầu của câu hỏi).

Bước 2: Xác định các đối tượng cần tìm hiểu được thể hiện bằng ký hiệu gì, như thế nào trên bản đồ. Đây là bước rất quan trọng, quyết định độ chính xác của câu trả lời. Để thực hiện bước này, các bạn cần dựa vào bảng chú giải trực tiếp trên trang Atlat đang đọc, nếu không có các bạn cần mở lại trang 3 của Atlat – Ký hiệu chung để xác định.

Bước 3: Xác định các đối tượng trên bản đồ. Các bạn lưu ý, cần làm cẩn thận, chính xác, tránh nhầm lẫn. Với những câu hỏi liên quan đến vùng lãnh thổ các bạn cần xác định đúng phạm vi của chúng, nhất là các vùng kinh tế thì nên sử dụng thêm trang 17.

Một số câu hỏi liên quan đến tình hình sản xuất và phân bố của các đối tượng địa lí mà đề bài không yêu cầu sử dụng Atlat thì các bạn cũng có thể khai thác Atlat để chọn đáp án đúng nhất. Với câu hỏi dạng này các bạn cần xác định đối tượng địa lí nằm ở nội dung nào của chương trình và nên sử dụng bản đồ nào cho hợp lí.

Ví dụ 1: Trong đề thi minh họa:

Câu 5: “Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là”

Gợi ý: Câu hỏi này liên quan đến bài 22 phần sản xuất lương thực. Để trả lời câu hỏi các bạn cần sử dụng bản đồ Lúa trang 19 xác định sự phân bố và sản lượng cây lúa. Từ đó ta có thể thấy đáp án chính xác của câu hỏi là Đồng bằng sông Cửu Long.

Ví dụ 2: Trong đề thi thử nghiệm:

Câu 3: “Khu vực ven biển của vùng nào sau đây ở nước ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão?”

Gợi ý: Câu hỏi này liên quan đến bài 15 phần các thiên tai chủ yếu. Để trả lời câu hỏi các bạn cần sử dụng bản đồ Khí hậu, xác định tần suất hoạt động của bão trong các tháng. Từ đó có thể thấy tháng 9 có tần suất bão nhiều nhất và vùng chịu ảnh hưởng của bão là khu vực Bắc Trung Bộ. Vậy, đáp án đúng của câu hỏi là Bắc Trung Bộ.

Với một số bước đơn giản như trên, ad hy vọng các bạn sẽ có thêm hành trang và tự tin tin hơn trong kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công!

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Kết nối với chúng tôi

Sự kiện nổi bật

thi sinh lo lang vi de thi lich su kho nhieu kien thuc lop 11

Thứ 5

23/02/2021 08:00

Xem nhiều

Chủ đề

Bài viết mới

Xem thêm