Thuật ngữ

KOL là gì?

Ở bài viết này, VerbaLearn sẽ giúp bạn hiểu KOL là gì? Ngoài ra, một số thông tin hữu ích liên quan đến các dịch vụ KOL cũng được đề cập.
151

Home » Từ điển

03/01/2021

Do xã hội ngày càng phát triển dẫn đến công nghệ thông tin cũng phát triển theo, các mô hình quảng cáo tiếp thị truyền thống dần dần nhường chỗ cho marketing trực tuyến. Theo như khảo sát hiện nay, các thương hiệu lớn đang sử dụng một chiến dịch marketing cực kỳ hiệu quả đó là tận dụng hết mức tối đa sự nổi tiếng của các KOL để đưa khách hàng đến gần với sản phẩm – dịch vụ của hãng đó. Vậy KOL là gìvà chúng ta làm như thế nào để trở thành KOL hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nghề của KOL, làm thế nào để trở thành KOL và các cách KOL kiếm tiền từ quảng cáo.

Mục lục1.KOL là gì?2.Các nhóm chính của KOL3.Làm như thế nào để trở thành KOL4.Độ phủ của KOL hiện nay5.Lượng người theo dõi KOL6.Khả năng tương tác của các KOL7.Quỹ thời gian của KOL8.Cách chọn một KOL hiệu quả9.Chọn KOL phù hợp với mục đích10.Chọn KOL dựa trên lượng theo dõi11.Có chiến lược và kế hoạch rõ ràng cho KOL12.Các phương tiện quảng cáo KOL

KOL là gì?

Các nhóm chính của KOL

KOL gồm có ba nhóm chính:

  • Celebrity hay Celeb: Để chỉ người nổi tiếng, sao, có tầm ảnh hưởng đến nhiều người trong một nhóm tuổi hoặc ngành nghề nào đó. Celebrity nói đến những người có thể làm đại sứ cho các thương hiệu, đại diện hình ảnh cho các nhãn hàng. Một số Celebrity nổi tiếng thế giới như Phạm Băng Băng, nhóm nhạc BTS, Selena Gomez,…
  • Influencer hay còn được gọi là người gây ảnh hưởng: Là nói đến những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, có thể đến từ những lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, mỗi lời phát ngôn hay hành động của họ có mức độ ảnh hưởng nhất định đến một nhóm người. Ở đây không chỉ có những doanh nhân thành đạt, ca sĩ, blogger, người kể chuyện hài,… mà bất cứ người dùng online nào cũng có thể trở thanh Influencer.
  • Mass seeder: Đây là những người có ảnh hưởng đến những nhóm khách hàng nhỏ lẻ. Các Mass seeder là những người chia sẻ những nội dung từ Celebrity/ Influencer, mục đích ở đây là quảng cáo thương hiệu đến nhóm khách hàng nhỏ này. Hầu đa tâm lý chung của mọi người là ít tin vào những lời quảng cáo hoa mỹ nhưng lại tin vào những thông tin được truyền tai nhau.

Làm như thế nào để trở thành KOL

Nếu như bạn muốn trở thành một KOL thì bạn cần cả một quá trình, chứ các bạn không thể nào mà thành công chỉ sau một đêm. Sau đây là chia sẻ của một người nổi tiếng, mời các bạn đọc tham khảo và từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm riêng cho bản thân mình.

Bạn phải hiểu được thế mạnh của bạn ở đâu

Việc đầu tiên và quan trọng nhất đó là bạn phải hiểu được thế mạnh của bạn là gì khi bạn muốn trở thành KOL. Nếu như bạn sở hữu cho mình những kiến thức chuyên sâu và có rất nhiều bí kíp để trở thành một blogger, hay nếu như bạn giỏi trong việc make up thì hãy làm những video chuyên dạy về make up,…

Xác định đối tượng có vai trò khán giả

Bạn cần phải xác định rõ ràng đối tượng khán giả bạn nhắm đến là những ai, ở trong khoảng độ tuổi nào, có mức thu nhập cao hay thấp để điều chỉnh sao cho phù hợp. Ví dụ, trong trường hợp bạn làm review cho học sinh phổ thông, hay sinh viên thì những sản phẩm của bạn dùng không được quá đắt tiền,…

Đầu tư thật nhiều

Các bạn hãy sắm cho mình một chiếc máy ảnh ( hoặc có thể dùng Iphone) cùng với nhiều filter long lanh để tăng thêm độ bắt mắt. Nếu như bạn muốn nghiêm túc ngay từ đầu, bạn nên bỏ tiền thiết kế giao diện và mua tên miền luôn cho blog. Đó là chưa kể tiền chạy quảng cáo, trang trải các item để làm review trước khi bạn nhận được bất kỳ hợp đồng nào. Vì vậy, bạn cần phải có một tài chính thật sự ổn định.

Làm việc có tâm

Mỗi một bài review của bạn, bạn cần phải bỏ công sức, thời gian và cả sự nhiệt tình vào đó để có chất lượng tốt nhất. Điều này sẽ giúp cho các bạn thu hút được nhiều người dùng hơn là thật nhiều bài review, đa dạng sản phẩm mà bài nào cũng hời hợt.

Khả năng giao tiếp tốt

Nếu như bạn muốn trở thành một KOL thì bạn cần phải có khả năng giao tiếp tốt và phải thân thiện với mọi người. Bạn cần phải trao đổi với những KOL khác để học hỏi những kinh nghiệm và nhận được sự chú ý của họ ( biết đâu vì như vậy họ sẽ cho bạn cú shoutout miễn phí thì sao?). Chính vì như vậy, fan họ cũng sẽ tò mò mà click vào trang của bạn để xem bạn có gì hay và ấn tượng. Dù các bạn muốn hay không muốn, khả năng giao tiếp tốt là một cách rất là hiệu quả để giúp bạn mở rộng mối quan hệ với những đồng nghiệp, nhãn hàng, thương hệu và tăng followers.

Độ phủ của KOL hiện nay

Các bạn muốn biết độ phủ KOL như thế nào thì việc đầu tiên các bạn cần phải nắm rõ đó là độ phủ là gì? Độ phủ được tính bằng lượng người theo dõi, mất độ nhận diện của công chúng đối với Influencer. Đối với những doanh nghiệp, nhãn hàng khi cần đến hình ảnh đại diện thường lựa chọn Influencer có lượng fan lớn.

Ở đây có thể nói sự khác biệt đáng chú ý giữa KOL và Influencer chính là độ phủ rộng tầm ảnh hưởng của họ. Đối với KOL thì danh tiếng và sự công nhận có thể bị giới hạn trong một khu vực cụ thể nào đó. Đó có thể là một thị trấn nhỏ, một thành phố, một tiểu bang hoặc thậm chí là một quốc gia nào đó. Còn nếu như bạn là một Influencer thì fan hâm mộ của bạn sẽ phủ rộng trên toàn cầu vì Internet không có giới hạn. Nếu như bạn gây được sự hứng thú cho người xem thì bạn sẽ càng được nhiều người biết đến.

Tuy nhiên ở phương diện khác, cũng có KOL dành thời gian cho mạng xã hội và tạo sức ảnh hưởng trên đó. Ví dụ như ca sĩ Sơn Tùng MTP, là một ca sĩ nổi tiếng tại Việt Nam và đã được mọi người biết đến sau những thành công trong sự nghiệp âm nhạc của mình. Mặc dù bận rộn nhưng Sơn Tùng MTP vẫn có cho mình một trang cá nhân trên Facebook với lượng theo dõi hơn 10 triệu. Do đó, độ phổ biến của ca sĩ Sơn Tùng MTP cũng đã vươn xa ra tầm Châu Á hoặc các buổi trình diễn thời gian trên toàn cầu.

Lượng người theo dõi KOL

Theo như chúng ta đã biết, có nhiều loại người ảnh hưởng khác nhau đó là tuỳ thuộc vào số lượng người theo dõi mà họ có. Có các số liệu như sau:

  • Nano-Influencer: lượng người theo dõi từ 0-10.000.
  • Micro-Influencer: lượng người theo dõi từ 10.000 – 100.000.
  • Macro-Influencer: lượng người theo dõi từ 100.000 – 1.000.000.
  • Mega-Influencer: lượng người theo dõi hơn 1.000.000.

Đa số những Influencer là Macro-Influencer, nhưng Nano và Micro-Influencer hiện đang dần phổ biến hơn. Chúng ta có thể lấy một ví dụ khi sử dụng Influencer Discovery, Influencer Trần Minh Anh có hơn 8.000 lượt theo dõi nhưng đó chỉ là một Nano-Influencer.

Còn đối với các KOL thường là Macro và Mega-Influencer nếu như họ sử dụng mạng xã hội. Ta cũng lấy ví dụ từ Influencer Discovery, Sơn Tùng có hơn 10 triệu lượt yêu thích, hoặc danh hài Hoài Linh có hơn 10 triệu lượt theo dõi.

Trong khi đó các thương hiệu truyền thống hợp tác với celebrity và Mega- Influencer, họ phải đối mặt với một số thử thách như celebrity có chi phí một bài đăng cao hơn rất nhiều so với Influencer.

Chúng ta có thể ví dụ như Trần Minh Anh mặc dù có khoảng 8.000 lượt theo dõi nhưng tương tác của anh ấy thật sự rất tốt, tỷ lệ lượt thích khoảng 10%. Còn đối với ca sĩ Sơn Tùng MTP, có hơn 10 triệu lượt theo dõi, bài viết của anh ấy chỉ đạt khoảng 300.000 lượt thích, tỷ lệ 0.03%.

Khả năng tương tác của các KOL

Một sai lầm rất chi là phổ biến mà các thương hiệu hay mắc phải vì đã cho rằng để có được một chiến dịch Influencer Marketing thành công nhanh chóng, quan trọng nhất đó là làm việc với những người có lượng người theo dõi cao nhất.

Nếu như các thương hiệu vẫn tiếp tục tin vào điều đó, thì chứng tỏ rằng các doanh nghiệp lớn sẽ rất thành công khi hợp tác với KOL. Còn đối với các nhãn hàng nhỏ sẽ phải gặp thất bại khi làm việc với nano và micro-influencer.

Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận rằng có nhiều chiến dịch thành công nhờ có sự tham gia của các nano và micro-influencer bởi vì phù hợp với sản phẩm và có lượng tương tác rất ổn định. Có một số chiến dịch thất bại với KOL vì đơn giản là họ không bao giờ sử dụng đến những sản phẩm đó hoặc có thể hình ảnh của họ không phù hợp với sản phẩm.

Mặc dù celebrities thường có hàng triệu người theo dõi, nhưng điều đó không đồng nghĩa là họ thường xuyên sử dụng chúng. Theo như thường lệ, họ sẽ có một trợ lý cá nhân để điều hành tài khoản của họ, làm như vậy thuận tiện cho việc quảng bá các hoạt động, ví dụ như một minishow hoặc liveshow. Nhưng có thể thấy những bài này trông giống như quảng cáo, dẫn đến lượng tương tác của KOL và khán giả rất kém.

Còn đối với Influencer thì hoàn toàn ngược lại, thông thường những tài khoản cá nhân của họ có lượng tương tác rất tốt bởi vì chính bản thân họ sử dụng tài khoản đó. Nếu như có bất kỳ thắc mắc liên quan đến đời sống, kiến thức về chuyên môn họ đều sẽ giải đáp được, từ đó họ có lượng người theo dõi trung thành.

Quỹ thời gian của KOL

Phải chắc chắn rằng, cả KOL và Influencer đều phải có kiến thức chuyên môn về một chủ đề nào đó. Nhưng một trong những khác biệt lớn nhất đó là phương thức làm việc.

Tuy nhiên, hầu đa các Influencer làm việc trên mạng xã hội, viết blog, livestream, youtube, facebook. Hõ sẽ dành nhiều thời gian để đầu tư video hoặc hình ảnh để truyền tải thông điệp có ý nghĩa đến với người hâm mộ của họ.

Ở mặt khác, các KOL hầu đa dành phần lớn thời gian tham gia vào các lĩnh vực chuyên môn của họ. Họ cũng có thể dành thời gian cho mạng xã hội, nhưng đó chỉ là khoảng thời gian khi họ rảnh rỗi. Họ sẽ không thể nào mà dành cả ngày chỉ để nghĩ ra một bài đăng hay quay video giống như Influencer.

Bởi vậy ta mới có thể nói rằng, Influencer là những bậc thầy giao tiếp, đây là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng không kém hơn những kiến thức về chuyên môn mà họ cần phải biết. Chúng ta có thể nói, các Influencer giống như một giáo viên bởi vì họ hiểu rõ và truyền đạt được những kiến thức về chuyên môn mà họ am hiểu cho khán giả. Và hơn thế nữa, KOL cũng phải cần một số kỹ năng giao tiếp, nếu như họ được người hâm mộ tin tưởng thì sẽ không cần phải nói quá nhiều hay nhấn mạnh về đối tác của họ như các Influencer.

Cách chọn một KOL hiệu quả

Chọn KOL gần gũi với khách hàng

Theo như một báo cáo cách đây khoảng một năm, khi các công ty thường hướng đến ngay khi họ đưa ra quyết định ký hợp đồng với các KOL với 3 mục đích chính như sau:

  • Cải thiện sự ủng hộ của khách hàng dành cho nhãn hiệu.
  • Tăng mức độ phủ sóng cũng như nhận diện thương hiệu.
  • Tiếp cận với khách hàng tiềm năng mới.

Đó là những mục tiêu đúng đắn, có phần thúc đẩy doanh thu cũng như trong việc củng cố vị thế của doanh nghiệp trong lòng người dùng với thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Mặc dù như vậy, không phải bất kỳ công ty nào cũng có thể áp dụng đúng nguyên tắc khi sử dụng KOL.

Thử thách lớn nhất đối với các nhà tiếp thị đó là chọn được nhân vật thật sự phù hợp với sản phẩm, dịch vụ mà công ty đang cung cấp. Nếu như bạn đang dự định đầu tư một chiến dịch mang tầm cỡ, độ phủ sóng cao cũng như quỹ thời gian của mình cùng với các nhân vật có tầm ảnh hưởng thì hãy cân nhắc trong việc lựa chọn người phù hợp với thời đại công nghệ hiện nay.

Các công ty cần phải làm một cuộc khảo sát, nghiên cứu về khách hàng của mình xem họ đang theo dõi về đối tượng nào nhất, thông qua những kênh thông tin nào, họ tương tác với các nhãn hiệu ra sao,… Và những mối bận tâm về sản phẩm, dịch vụ của họ là gì? Thông qua đó, các nhà doanh nghiệp cũng phần nào hình dung được người mà họ cần đến sẽ hoạt động trong những lĩnh vực nào, mức độ nổi tiếng của họ ra sao.

Chọn KOL phù hợp với mục đích

Chúng ta phải phụ thuộc vào mục đích cuối cùng mà doanh nghiệp hướng đến khi chọn KOL mà ta có thể cân nhắc giữa 3 đối tượng Influencer ở mục nêu trên.

Đối với những người nổi tiếng, họ thường được giới truyền thông săn đón, mọi cử chỉ hành động của họ đều có tầm ảnh hưởng, những người này sẽ giúp cho công ty bạn tăng thêm giá trị sản phẩm, dịch vụ thông qua mức độ phủ sóng và khả năng tác động đến tâm lý người dùng cũng như sự uy tín của bản thân. Đó là những người phù hợp nhất cho vị trí đại sứ thương hiệu. Có một lưu ý nhỏ đó là mức chi phí mà công ty bạn phải bỏ ra sẽ tương đối lớn cũng như việc làm của họ về lâu về dài cũng cần được xem xét.

Đối tượng tiếp theo đó chính là những người có sức ảnh hưởng, mặc dù độ nổi tiếng của họ không bằng những người nói trên, tuy nhiên họ sẽ gần gũi hơn, khả năng thay đổi về định kiến, ý kiến tiêu dùng cũng sẽ dễ hơn, mức độ tương thích và liên quan đến sản phẩm, dịch vụ cũng tương đối tốt. Đó là những nhóm người thường được hướng tới khi chiến dịch cần độ liên quan cao.

Nhóm cuối cùng đó là những người thường được xuất hiện trong các clip, video ở phần đánh giá, trải nghiệm về sản phẩm, khiến cho chiến dịch quảng cáo có vẻ thực tế, gần gũi và tạo nên độ liên kết với người dùng cao nhất.

Gần đây nổi bật nhất về KOL chia sẻ các kinh nghiệm là các bạn học sinh, sinh viên có độ nổi tiếng nhất định trong trường hoặc có thể là một tổ chức hoạt động hay chia sẻ về kinh nghiệm đi du lịch của mình trên các trang mạng xã hội. Các hãng du lịch và các trang web về lĩnh vực này hay mời các nhân vật này để quảng bá cho dịch vụ của mình theo một cách rất tự nhiên. Hơn thế nữa, còn đưa các nhân vật này vào các video trải nghiệm nhằm mục đích mang lại hiệu quả truyền thông tốt hơn hẳn.

Để đẩy mạnh hiệu quả cho chiến dịch quảng cáo, các nhà tiếp thị cần phải cân nhắc để đưa ra sự lựa chọn KOL tận dụng tối đa nguồn vốn bỏ ra.

Chọn KOL dựa trên lượng theo dõi

Nếu như bạn lựa chọn một KOL vô cùng nổi tiếng, có lượng fan cũng như lượng theo dõi vô cùng lớn, tuy nhiên lại không phù hợp với mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp thì sẽ không thể hiệu quả được nữa. Điều này chỉ làm cho chi phí của bạn khá cao mà hiệu ứng đem lại không tương xứng, cho nên việc đầu tư như vậy quá lãng phí. Thay vì các bạn chú ý đến lượng theo dõi của KOL thì cái quan trọng hơn cả đó chính là hình ảnh cá nhân, mức độ tương tác cũng như sự gắn bó mật thiết, sự liên quan của họ đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp bạn.

Theo như xu hướng năm 2017 là cho các KOL xuất hiện trong các video clip giới thiệu về doanh nghiệp của bạn đó là hợp tác với những người có tầm ảnh hưởng siêu nhỏ. Những KOL này có lượng theo dõi khoảng 100.000, tuy nhiên lại mang lại hiệu quả cao bởi vì đúng người, đúng việc. Những người này đòi tiền công thấp hơn so với những nhân vật lớn khác nhưng lại có liên hệ mật thiết đến những lĩnh vực kinh doanh của bạn. Điều này giúp tăng lên đến 90% cho sự thành công của chiến dịch của doanh nghiệp bạn.

Sau đây sẽ là một ví dụ cụ thể nhất về việc chọn sai đối tượng: Pantene là hãng sản xuất về các sản phẩm chăm sóc tóc được rất nhiều phụ nữ tin dùng trên thế giới và Selena Gomez cũng là một nhân vật có tầm ảnh hưởng đến giới trẻ toàn cầu thuộc top lớn nhất trên các trang mạng xã hội. Đây là theo thống kê năm 2016.

Nhãn hàng mà nữ ca sĩ hợp tác vào năm 2015. Mặc dù, Selena Gomez có tầm ảnh hưởng rất lớn với khoảng 124 triệu lượt theo dõi ( đây là chỉ tính riêng trên Instagram) và có đến khoảng 70% là nữ, tuy nhiên chỉ có khoảng 4% tương tác với bài của cô ấy đăng. Nói theo một cách chuyên nghiệp hơn, chiến dịch Marketing này đã thất bại mặc dù gương mặt đại diện được chọn là một nữ ca sĩ hàng đầu thế giới, khả năng quảng bá sản phẩm Pantene là cực thấp.

Có chiến lược và kế hoạch rõ ràng cho KOL

Mục đích chính của công ty khi lựa chọn hợp tác cùng những người nổi tiếng cũng như có sức ảnh hưởng trong cộng đồng đó chính là đẩy mạnh kinh doanh, kích thích tiêu dùng, tăng lượng khách hàng tiềm năng theo dõi cũng như là sử dụng sản phẩm, cải thiện kết quả hoạt động của công ty. Cũng chính vì như thế, doanh nghiệp cũng cần phải lựa chọn những người có ít hay nhiều sự nhạy bén của một người đang làm trong lĩnh vực kinh doanh để cùng hỗ trợ và cùng nhau hợp tác sẽ dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, một người tốt nhất tất nhiên sẽ là người phù hợp nhất chứ không hẳn là cần người giỏi nhất và nổi tiếng nhất, nhưng trước khi đi đến bản hợp đồng cuối cùng, bạn hãy chắc chắn rằng, các KOL sẽ đi cùng chiến dịch Marketing của bạn trong một khoảng thời gian tương đối ổn định, tránh phải tình trạng thay đổi người đột ngột.

Một lưu ý đáng chú ý nữa là sự tự do, tôn trọng quyền của các KOL, các doanh nghiệp không nên quá cứng nhắc và áp đặt lên những người có tầm ảnh hưởng, ép buộc họ phải làm theo, nói theo kịch bản có sẵn hay nói theo những ngôn ngữ về chuyên ngành mà bạn đang kinh doanh. Vì như thế, những khách hàng tinh ý sẽ nhận ra ngay nếu tất cả các hình ảnh KOL chỉ là dàn dựng hoặc dàn dựng theo một cách gượng ép quá sẽ gây ra sự khó chịu, trường hợp có thể xấu nhất đó chính là bị tẩy chay. Thay vào đó, các doanh nghiệp cũng có thể để cho các KOL nói theo ngôn ngữ, phong cách của riêng mình để nói về nhãn hiệu, thương hiệu cũng như là những trải nghiệm, phản hồi của họ về sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp.

Đối với những người của công chúng thì họ thường có cách thể hiện cảm xúc rất đặc biệt và gần gũi hơn rất nhiều so với những điều mà doanh nghiệp nghĩ. Sẽ rất tốt và độ tin cậy cũng sẽ cao hơn khi để người khác đánh giá về công ty bạn theo một hướng khách quan nhất có thể. Đối với sự tự nhiên và chân thành không những giúp cải thiện khả năng, biến người xem các đoạn clip quảng cáo thành những khách hàng tiềm năng hoặc hơn thế nữa họ sẽ trở thành khách hàng hiện tại của doanh nghiệp bạn. Nếu như doanh nghiệp của bạn muốn hợp tác lâu dài với các KOL, hai bên cần phải tôn trọng và bình đẳng với nhau từ cả hai phía, như vậy sẽ giúp cho chiến lược của bạn trở nên hiệu quả hơn.

Các phương tiện quảng cáo KOL

Nói chung không phải mạng xã hội nào cũng phù hợp với tất cả mọi loại sản phẩm, dịch vụ có trên thị trường hiện nay, cũng như không phải khách hàng mục tiêu nào của bạn đều sẽ sử dụng một kênh như vậy.

Có một ví dụ cụ thể như sau: lượng người sử dụng Facebook chiếm khoảng hơn 50%, Instagram chiếm khoảng 30%. Ở đây cũng đồng nghĩa rằng, nếu bạn chọn Facebook làm nơi tiếp thị cho quảng cáo của bạn thì bạn có thể sẽ bỏ qua khoảng 50% số còn lại, mặc dù ở đây chưa biết đối tượng khách hàng của bạn có thường xuyên sử dụng Facebook hay không.

Hoặc có thể nói, một nhãn hàng về giày dép, thời trang sẽ rất cần các kênh quảng cáo phù hợp cho video cũng như hình ảnh. Một nhãn hàng về mặt điện tử, cách tiếp cận tương đối khá là ổn định đó là qua các trang mạng có nhiều đối tượng tuổi teen sử dụng hoặc các bạn có thể quảng cáo trong các game online được yêu thích,…

Những thông tin vừa rồi có thể giúp cho các bạn hiểu rõ về KOL là gì và tầm quan trọng của KOL. Và các bạn hãy luôn nhớ thiết lập mục tiêu là bước quan trọng nhất để dân đến sự thành công khi doanh nghiệp bạn đang trong quá trình quảng bá các sản phẩm, dịch vụ.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm