Những điều cần biết về lập pháp
Nước ta là một nước có 3 nhánh quyền lực đối trọng, kiểm soát nhau là lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Trong bài viết này, Hoatieu.vn xin gửi đến bạn đọc thông tin Lập pháp là gì? Cơ quan lập pháp là gì? theo quy định tại Hiến pháp 2013 và luật Tổ chức Quốc hội 2014.
1. Lập pháp là gì?
Quyền lập pháp được hiểu là quyền làm luật và sửa đổi luật.
Lập pháp, hiểu theo nghĩa rộng, trong mối quan hệ với quyền lực nhà nước, bao gồm vừa làm hiến pháp và sửa đổi hiến pháp, vừa làm luật và sửa đổi luật, nhưng xét trong khuổn khổ, phạm vi của ngành luật hiến pháp, tức hiểu theo nghĩa hẹp thì quyển lập pháp chỉ bao gồm “làm luật và sửa đổi luật”, còn làm hiến pháp và sửa đổi hiến pháp thuộc quyền lập hiến.
2. Cơ quan lập pháp là gì?
Cơ quan lập pháp là cơ quan thực hiện quyền lập pháp
Ở Việt Nam, quyền lập pháp được giao cho Quốc hội
Điều 69 Hiến pháp 2013 quy định: Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về Quốc hội như sau:
3. Quy định về quyền lập pháp
Khái niệm quyền lập pháp (quyền làm luật) cần được phân biệt với khái niệm quyền soạn thảo luật. Pháp luật cho phép một đạo luật có thể được rất nhiều chủ thể khác nhau soạn thảo và trình lên Quốc hội. Trong thực tế nước ta, đa số các đạo luật đều do Chính phủ soạn thảo, một số ít được thực hiện bởi các chủ thể khác như Hội Luật gia, Hội Liên hiệp phụ nữ, Mặt Trận tổ quốc…Như vậy, chủ thể có quyền lập pháp không nhất thiết là chủ thể soạn thảo luật.
Khi bàn đến quyền lập pháp của Quốc hội thì cũng cần xem xét khái niệm lập pháp ủy quyền. Đây là trường hợp Quốc hội ủy quyền cho Chính Phủ và các cơ quan nhà nước khác như Tòa án, Viện Kiểm sát hoặc trong một số trường hợp là các tổ chức chính trị – xã hội… ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trong đa số các trường hợp, các đạo luật đều có quy định về việc Quốc hội trao quyền cho các cơ quan nhà nước khác, đặc biệt là Chính phủ ban hành các văn bản pháp quy hành chính để chi tiết hóa nội dung các đạo luật đó.
4. Vai trò của lập pháp
Lập pháp giúp tạo ra những đạo luật điều chỉnh các mối quan hệ trong cuộc sống theo đường lối, quan điểm của Đảng, bảo đảm định hướng XHCN, dựa trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn Việt Nam, có nghiên cứu tham khảo chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài, nhưng không sao chép rập khuôn.
Trong những năm qua, Đảng ta luôn quan tâm lãnh đạo việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp. Các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết 2 và Nghị quyết 8 của Ban chấp hành Trung ương khóa VII “về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” và các báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương trình Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, X, XI đã xác lập quan điểm cơ bản làm cơ sở quan trọng để đẩy mạnh hoạt động lập pháp của Quốc hội
5. Một số câu hỏi liên quan
Sau đây là một số câu hỏi mà các độc giả gửi đến Hoatieu.vn
5.1 Lập pháp tiếng anh là gì?
Lập pháp tiếng anh là Legislative
5.2 Cơ quan lập pháp tiếng anh là gì?
Cơ quan lập pháp tiếng anh là Legislature
5.3 Cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện đúng hay sai?
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chức năng thực hiện quyền lập hiến, lập pháp
Hiến pháp không quy định cho Quốc hội có chức năng đại diện
Tuy nhiên, câu hỏi của bạn không chỉ ra rõ ràng đó là đại diện trong lĩnh vực nào, hình thức đại diện gì nên Hoatieu.vn chỉ trả lời trên cơ sở quy định trong Hiến pháp.
Trên đây, Hoatieu.vn đã giới thiệu cho bạn đọc các quy định của pháp luật về Lập pháp và cơ quan lập pháp. Mời các bạn tham khảo các bài viết khác tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật