Mẫu CV xin việc hay nhất 2021
Hoatieu.vn mời các bạn tham khảo mẫu CV xin việc bằng tiếng Việt dành cho người đã có kinh nghiệm mới nhất 2021 đi làm ở các vị trí, công việc khác nhau. Hi vọng mẫu cv này sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng hồ sơ ban đầu tốt nhất với nhà tuyển dụng thông qua mẫu CV xin việc dưới đây. Mẫu Sơ yếu lý lịch tự thuật này là mẫu CV phổ biến và thông dụng dành cho các ứng viên khi chuẩn bị hồ sơ của mình.
Không chỉ có mẫu CV online miễn phí để xin việc cho người có kinh nghiệm Thiquocgia.vn xin được giới thiệu một số mẫu đơn xin việc khác, các bạn có thể áp dụng trong nhiều trường hợp. Mời các bạn tham khảo.
Top CV Xin việc được tải nhiều nhất:
1. Mẫu CV Xin Việc số 1
CV Xin Việc
THÔNG TIN CÁ NHÂN:
Họ và tên: …………………………………………………………………………………………………….
Ngày sinh:……………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………….
Di động: ………………………………………………
HỌC VẤN:
Học bổng cho sinh viên xuất sắc của trường năm 2004 và 2005.
Học bổng cho sinh viên xuất sắc của Công ty Cáp quang Fujikura
Học bổng tiếng Anh thương mại của công ty Dầu khí Petronas – Malaysia
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA:
KỸ NĂNG:
KINH NGHIỆM LÀM VIỆC:
SỞ THÍCH:
2. Mẫu CV Xin Việc số 2
HỒ SƠ XIN VIỆC
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên: …………………………………………………………………………………………………….
Ngày sinh:……………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………….
Di động: ……………………………………………………………………………………………………….
KINH NGHIỆM LÀM VIỆC
2001 – Nay, MICE Manager (Du lịch kết hợp Hội nghị, Hội thảo)
03/1997 – 12/2000: Business Travel & Special Tours Manager
02/1996 – 03/1997: Sales Manager of Airlines Booking Office
Người xác nhận:
Ông…………………………………………………………………………..Chức vụ……………………
Cell Phone:………………………………………………………………………………………………….
1994 – 02/1995: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Nhân viên Bộ phận Thành viên:
Người xác nhận:
Ông……………………………………………………………………Chức vụ……………………………….
Cell Phone:………………………………………………………………………………………………………
HỌC VẤN
Thạc sỹ Marketing, Đại học Kinh tế (1998)
Cử nhân Kinh tế, Đại học Ngoại thương (1994)
Các khóa học ngắn hạn:
KỸ NĂNG
Ngoài ra sau khi có một buổi phỏng vấn, bạn nên viết thư cảm ơn nhà tuyển dụng để ghi điểm đối với người đã phỏng vấn mình.
3. Hướng dẫn cách viết CV xin việc
Để có hồ sơ lý lịch ấn tượng thực sự thì bạn cần phải biết điểm mạnh bạn có phù hợp nhất với công ty, với vị trí bạn muốn ứng tuyển, tận dụng điểm mạnh đó một cách triệt để nhất.
Nội dung của một Cv, Cv xin việc hiệu quả, rõ ràng bao gồm:
1. Thông tin cá nhân
Họ và tên, giới tính, năm sinh, địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại.
Lưu ý: Bạn nên chọn một E-mail “nghiêm túc”, ví dụ như nguyenvana@yahoo.com (hoặc @gmail.com) hoặc một email tương tự kiểu như thế để sử dụng xin việc làm cũng như sử dụng lâu dài trong quá trình làm việc sau này.
– Đừng bao giờ sử dụng những email kiểu deptraikhonglangnhang@… langtuvotinh@… Girlxinhvaratthongminh@… những E-mail như vậy sẽ gây mất thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên của Nhà tuyển dụng, đơn giản vì họ cảm thấy bạn không nghiêm túc và thấy bị coi thường.
2. Học vấn
Cao học (Đại học), chuyên ngành, năm tốt nghiệp, các khóa ngắn hạn có liên quan.Thành tích nổi bật, cho kèm bằng khen (nếu có). Các văn bằng chứng chỉ liên quan tới yêu cầu công việc mà bạn ứng tuyển như: tin học văn phòng, bằng tiếng anh ( A, B, C, toeic…)
3. Kinh nghiệm làm việc và thành tích
Các thông tin đi kèm dưới mỗi vai trò bạn đã trải qua không nên quá đơn giản chỉ là một bản tóm tắt mô tả công việc trước đó.Hãy nêu rõ vị trí, công việc và các thành quả đạt được trong công việc, bạn đã làm những gì để được thành quả đó.Thêm kinh nghiệm bán thời gian hoặc tình nguyện. Nếu bạn mới ra trường chưa từng đi làm thì những kinh nghiệm trong công tác trường lớp, đoàn hội, đi làm thêm, partime cũng nên đưa vào để nhà tuyển dụng có thể đánh giá được sâu hơn kĩ năng và con người của bạn. Hãy làm nổi bật các hoạt động bạn đã từng tham gia/tổ chức, nhất là khi những hoạt động đó có liên quan trực tiếp đến công việc bạn đang ứng tuyển.
Đây là phần rất quan trọng trong CV xin việc của bạn vì nó thể hiện những điều bạn đã làm được, cá tính con người bạn.
4. Các kỹ năng có liên quan đến công việc mà bạn cần có trong Cv xin việc thông dụng:
Kỹ năng giải quyết vấn đề.
Kỹ năng giao tiếp – kỹ năng thuyết trình.
Kỹ năng quản lý thời gian.
Kỹ năng quản lý dự án.
Kỹ năng làm việc nhóm…
Các kỹ năng này nên liên quan tới công việc bạn đang ứng tuyển, không nêu một cách sáo rỗng mà nên chứng minh nó qua các hoạt động, công việc bạn đã làm và nghĩ xem bạn có kỹ năng đó nhờ đâu hay đã được ứng dụng vào công việc gì rồi.
5. Sở thích
Phần này cũng góp phần thể hiện con người, cá tính riêng của bạn, nên trình bày chính xác với thực tế con người bạn và phù hợp với công việc bạn ứng tuyển. Đừng nên ghi kiểu bạn thích đọc sách nhưng thực tế thì không như vậy, tới khi nhà tuyển dụng hỏi tới sách gì? Nhà văn nào? Thể loại nào bạn lại không thể trả lời được thì thật là trớ trêu.
Tạo một CV ấn tượng là cần thiết, tuy nhiên phải thực sự ấn tượng đúng với con người của bạn, không nên tìm cách thể hiện bản thân một cách hoàn mỹ, hình mẫu không đúng với bản chất của mình, điều đó sẽ bị nhà tuyển dụng phát hiện ngay khi đọc CV hoặc phỏng vấn bạn.
6. Thông tin người tham khảo
Khi bạn mua một món hàng bất kỳ, bạn điều cần những thông tin tham chiếu từ bạn bè, người thân… CV cũng vậy, những thông tin mà bạn đưa đến cho Nhà tuyển dụng, họ cũng cần những thông tin tham chiếu về bạn – từ thông tin Người tham khảo. Khi bạn là người đã đi làm thì Người tham khảo ở đây là Sếp, đồng nghiệp nơi bạn từng làm việc.Hoặc bạn là sinh viên mới ra trường thì Người tham khảo sẽ là Cố vấn học tập, hoặc Giáo viên hướng dẫn luận văn của bạn. Tuy nhiên, nếu thông tin Người tham khảo là cha mẹ, hoặc bạn bè của bạn thì mức độ tham chiếu của bạn không được cao. Cuối cùng, trước khi bạn điền thông tin Người tham khảo vào CV của mình, hãy xin phép họ trước nhé.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục việc làm – nhân sự trong mục biểu mẫu nhé.
Để lại một bình luận