Dân sựHỏi đáp pháp luật

Một số đổi mới quan trọng của Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014

Điểm mới chú ý trong Luật hôn nhân Gia đình 2014
225

Điểm mới chú ý trong Luật hôn nhân Gia đình 2014

Bản in

Một số đổi mới quan trọng của Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (Luật sửa đổi) chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 với nhiều điều chỉnh cũng như các chế định mới. Thiquocgia.vn xin giới thiệu những điểm mới đáng chú ý của Luật này mà nhiều bạn có thể còn chưa nắm rõ.

Nghị định quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 10/2015/NĐ-CP

Điểm mới trong chế độ thai sản 2016 không thể bỏ qua

MỘT SỐ ĐỔI MỚI QUAN TRỌNG CỦALUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH SỬA ĐỔI NĂM 2014

Một số đổi mới Luật hôn nhân gia đình

Sau một thời gian tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các địa phương và bộ ngành có liên quan và thông qua quá trình tiếp thu, chỉnh lý của cơ quan soạn thảo, ngày 19/6/2014, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi chính thức được thông qua, với 79,52% số phiếu tán thành, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi có hiệu lực từ 01/01/2015, với 10 chương, 133 điều quan hệ hôn nhân gia đình sẽ có những quy định pháp lý điều chỉnh về chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình. Cụ thể, Luật quy định những vấn đề như: Kết hôn; quan hệ giữa vợ và chồng; chấm dứt hôn nhân; quan hệ giữa cha, mẹ và con; quan hệ giữa các thành viên khác của gia đình; cấp dưỡng; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài…

1. Áp dụng tập quán trong hôn nhân và gia đình

Thủ tục đăng ký kết hôn trong nước

Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

Tờ khai đăng ký kết hôn

Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 quy định cụ thể việc áp dụng tập quán trong hôn nhân gia đình so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, theo đó, Điều 7 quy định: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của Luật này được áp dụng“. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với nhiều tập quán tốt đẹp, đa dạng, phong phú, nội dung quy định tại Điều 7 thể hiện việc tôn trọng những tập quán tốt đẹp, đồng thời cũng làm rõ điều kiện để tập quán được áp dụng, nhấn mạnh việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Chính phủ sẽ có Nghị định nhằm đảm bảo tính khả thi của quy định này.

Đổi mới Luật hôn nhân gia đình

Pháp luật hiện hành chỉ quy địnhvận động nhân dân xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc; xây dựng quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ“. Việc quy định chung chung tạo nhiều kẽ hở, bất cập, gây khó khăn cho tòa án khi xét xử các vụ án về hôn nhân gia đình, mà phải áp dụng các phong tục tập quán.

2. Nâng độ tuổi kết hôn

Nâng độ tuổi kết hôn của nữ thành đủ 18 tuổi thay vì vừa bước qua tuổi 18 như quy định tại Luật Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

Đổi mới Luật hôn nhân gia đình

Luật mới quy định tuổi kết hôn đối với nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên đối nữ và với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên. Sở dĩ có việc thay đổi này là vì nếu quy định tuổi kết hôn của nữ là vừa bước qua tuổi 18 thì quy định này là không thống nhất với Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự. Đó là, theo Bộ luật Dân sự năm 2005 người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên, khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý… Còn theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, thì đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Như vậy, nếu cho phép người chưa đủ 18 tuổi kết hôn là không hợp lý, thiếu đồng bộ và làm hạn chế một số quyền của người nữ khi xác lập các giao dịch như quyền yêu cầu ly hôn thì phải có người đại diện.

3. Không cấm kết hôn đồng giới

Cặp đôi đồng tính muốn nhận con nuôi có được không?

Luật Dân sự mới chính thức hợp pháp hóa việc chuyển đổi giới tính

Đổi mới Luật hôn nhân gia đình

Về hôn nhân đồng giới, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định cấm kết hôn đồng giới, và vì cấm nên đi kèm sẽ có chế tài, xử phạt. Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” nhưng quy định cụ thể “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (khoản 2 Điều 8). Như vậy, những người đồng giới tính vẫn có thể kết hôn, tuy nhiên sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra. Đây là sự nhìn nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính của nhà nước ta trong tình hình xã hội hiện nay.

4. Cho phép mang thai hộ

Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Bản thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình đã chính thức thừa nhận và cho phép mang thai hộ với mục đích nhân đạo (cụ thể từ Điều 93 đến Điều 98), song phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản. Theo đó, các cặp vợ chồng vì lý do nào đó không thể tự sinh con có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện, gồm: Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; vợ chồng đang không có con chung; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Luật được thông qua dựa trên nguyên tắcngười mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng để ngăn ngừa tình trạng thương mại hóa việc mang thai hộ“. Theo đó, người được nhờ mang thai hộ phải có đủ điều kiện:

Đổi mới Luật hôn nhân gia đình

Ngoài ra, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi cũng có các điều khoản để giải quyết những rắc rối phát sinh. Đáng chú ý là việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con (của người mang thai hộ) theo chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con, thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con. Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con, thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết, thì con được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ…

Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải bảo đảm các điều kiện:

Quyền, nghĩa vụ của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:

Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:

Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ không còn mà bên mang thai hộ không nhận nuôi đứa trẻ, thì Tòa án chỉ định người giám hộ cho đứa trẻ theo quy định của Bộ luật dân sự. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ không nhận con và bên mang thai hộ không tự nguyện chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ, thì Tòa án chỉ định người giám hộ cho đứa trẻ, bên nhờ mang thai hộ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Việc bổ sung quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thể hiện tính nhân văn sâu sắc, đáp ứng nhu cầu làm cha mẹ chính đáng của các cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

5. Công việc nội trợ được coi như lao động có thu nhập

Điểm mới đáng lưu ý trong luật sửa đổi lần này là những quy định về giải quyết quan hệ tài sản phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con. Điểm khác biệt so Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành là luật mới đã quy định rõ công việc nội trợ và các công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được xem như lao động có thu nhập.

6. Tài sản của vợ chồng

Khi kết hôn: Quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận. Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định chưa rõ ràng về chế độ sở hữu của vợ chồng, thiếu cơ chế công khai minh bạch về tài sản chung, tài sản riêng. Luật hiện hành chủ yếu đề cập đến vấn đề đất đai, còn các tài sản khác như chứng khoán, tài sản trong doanh nghiệp thì chưa được đề cập tới, gây khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 quy định cụ thể: Việc thỏa thuận phải được lập bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực trước khi kết hôn. Thỏa thuận này vẫn có thể được thay đổi sau khi kết hôn. Quy định này sẽ làm giảm thiểu sự tranh chấp tài sản sau ly hôn của các cặp vợ chồng trong tình hình hiện nay.

Đổi mới Luật hôn nhân gia đình

Được thỏa thuận về tài sản khi ly hôn: Cụ thể, về tài sản chung của vợ chồng, theo luật thì đó là tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất – kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và những thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng, cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Đối với quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng, cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng. Luật cũng quy định rõ, trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Bên cạnh đó, Luật mới cũng quy định cụ thể cách giải quyết về con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng các bên khi nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn là căn cứ vào thỏa thuận giữa các bên. Trong trường hợp không có thỏa thuận, thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Không tính thời gian chung sống như vợ chồng trước khi đăng ký kết hôn vào thời kỳ hôn nhân.

7. Thêm đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn

Luật Hôn nhân và gia đình mới cũng bổ sung thêm các đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn. Theo đó, thay vì chỉ vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn như trước đây thì từ ngày 1-1-2015, cha, mẹ, người thân thích khác cũng có thể yêu cầu giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Chồng không có quyền ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng.

8. Nghĩa vụ đối với con khi ly hôn

Điều kiện để có quyền nuôi con khi ly hôn

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên (Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là từ đủ 9 tuổi trở lên), thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Đổi mới Luật hôn nhân gia đình

Quy định “về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác” được sửa thành “con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con“.

Ngoài ra, Luật mới cũng có một số điểm mới như:

Với những điểm đổi mới như trên, hy vọng rằng, khi đi vào cuộc sống, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 sẽ giải quyết được những quan hệ phức tạp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, góp phần xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, bền vững và hạnh phúc.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm