Học tậpTài liệu

Muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính gì?

Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính liêm khiết
218

Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính liêm khiết

Muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính gì? Liêm khiết là đức tính tốt của con người. Thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước cần được rèn luyện, học tập phẩm chất này. Liêm khiết cũng chính là bài thứ 2 trong chương trình Giáo dục công dân lớp 8. Muốn trở thành con người liêm khiết, mọi người cần rèn luyện, trau dồi đức tính gì?

1. Muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính gì?

Để trở thành người liêm khiết, chúng ta cần rèn luyện các đức tính sau:

Trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải…

Ngoài những đức tính này, trên con đường trở thành người liêm khiết mỗi người có thể tự thêm cho mình những phẩm chất tốt đẹp khác. Hãy cho Hoa Tiêu biết cách của các bạn nhé.

2. Liêm khiết là gì?

Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, không bận tâm toan tính nhỏ nhen, ích kỷ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích rất giản dị, dễ hiểu về tính liêm khiết như sau: “Liêm là trong sạch, không tham lam”. Theo quan niệm của Người, liêm tức là luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân, không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước và của nhân dân; “Liêm là không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”

3. Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính liêm khiết

Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính liêm khiết

Tính liêm khiết cũng được ghi nhận trong những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nổi tiếng. Cụ thể:

1. Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư .

2. Cây ngay bóng thẳng, cây cong bóng vẹo .

3. Cây ngay không sợ chết đứng .

4. Đói cho sạch, rách cho thơm

5. Chớ có bờm xờm, để đời tiếng xấu

6. Khó mà biết lẽ biết lời

Biết ăn biết ở như người giàu sang.

7. Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước hôm sau người cười.

8. Áo rách cốt cách người thương.

9. Ăn có mời, làm có khiến.

10. Mặc đẹp chưa hẳn đã là sang..!

Kém phẩm vô tâm, khạc nhổ càng.!

Tư cách trang đài, do biết nghĩ

Kín đáo, sạch sẽ “Tướng thật sang”

11. Ban ngày quan lớn như thần

Ban đêm quan lớn tần mần như ma

12. Của thấy không xin

Của công giữ gìn

Của rơi không nhặt

13. Của mình thì giữ bo bo, của người thì đớp cho no mới về.

4. Câu chuyện về tính liêm khiết

Câu chuyện về tính liêm khiết của Mạc Đĩnh Chi

Mạc Đĩnh Chi (1272 – 1346) quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304. Mạc Đĩnh Chi làm quan trải qua ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tái năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng Nguyên”.

Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên gia đình thường nghèo túng. Sau khi lo cho đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn :

– Ta muốn trích ít tiền trong kho cho ngươi đem đến biếu Mạc Đĩnh Chi. Làm thế có được không?

Viên quan tâu với vua :

– Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho người đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận đâu.

– Vậy khanh có cách nào khác không?

– Muôn tâu Bệ hạ ! thần nghĩ chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.

Nhà vua ưng thuận, sai người đang đêm bỏ một gói tiền vào nhà Mạc Đĩnh Chi.
Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông :

– Tâu hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót thần để nhờ vả việc gì đó. Vậy thần đem tới, xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ.

Vua Minh Tông đáp :

– Khanh có khó nhọc giúp người ta mới cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao?

– Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. Mạc Đĩnh Chi khảng khái tâu.

Vua Trần Minh Tông rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho Mạc Đĩnh Chi lui.

Trên đây là phẩm chất liêm khiết.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm