- OEM là gì?
- Hàng OEM là gì?
- Yêu cầu của hàng OEM
- Thành phần tham gia hàng OEM
- Những ưu thế của việc sản xuất hàng hoá OEM
- Ưu điểm giữa OEM và các hoạt động kinh doanh truyền thống
- Phân biệt các loại hàng OEM
- Chiến lược sản xuất hàng OEM thành công
- Có chiến lược kinh doanh rõ ràng và đúng đắn
- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tốt
- Lựa chọn nhà sản xuất phù hợp
- Nắm bắt thị hiếu đối với người tiêu dùng và thiết lập hệ thống phân phối
- ODM là gì? So sánh với OEM?
- OBM là gì?
- Phân biệt: Hàng xịn, Fake, Tray, OEM và Refurbished
- Hàng Fake
- Hàng Tray
- Hàng OEM
- Hàng Refurbished
Nếu bạn thường xuyên đi mua hàng có thể bạn đã biết đến mặt hàng OEM. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu thực sự OEM là gì? Hàng OEM là gì?… Đó đều là những khái niệm rất quen thuộc trong ngành sản xuất công nghiệp mà bất kỳ ai cũng sẽ muốn tìm hiểu. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ được những thông tin cơ bản về OEM.
Mục lục1.OEM là gì?2.Ưu điểm giữa OEM và các hoạt động kinh doanh truyền thống3.Phân biệt các loại hàng OEM4.Chiến lược sản xuất hàng OEM thành công5.ODM là gì? So sánh với OEM?6.Phân biệt: Hàng xịn, Fake, Tray, OEM và Refurbished
OEM là gì?
Hàng OEM là gì?
Hàng OEM là những sản phẩm được sản xuất từ những nhà sản xuất với việc ứng dụng từ các thiết bị bằng công nghệ, nhà sản xuất có thể xây dựng và tạo ra thương hiệu của chính mình mà không cần đến bất kỳ sự giúp đỡ của các hãng sản xuất khác mà chính tay mình cũng có thể thực hiện và sau đó đưa ra thị trường tiêu thụ một cách rộng rãi. Vì vậy, hàng OEM là quá trình thực hiện và sản xuất có thể hoàn toàn chủ động trong công việc cũng như nhà sản xuất có thể có được sự lựa chọn những yếu tố quyết định sự đúng đắn với việc mình đưa ra.
Yêu cầu của hàng OEM
Hiện nay, nếu trong quá trình sản xuất về các mặt hàng sản phẩm thì quá trình OEM cũng phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về hàng OEM như thế nào? Chính là việc đáp ứng về các nhu cầu của bên tiêu dùng và thực hiện theo đúng quy trình sản xuất một sản phẩm khi được tạo ra.
Nếu như bên đặt hàng đứng ở vị trí là đối tác của OEM đó là những nhà sản xuất, thì họ cần phải đảm bảo về 2 yêu cầu chính quan trọng nhất đối với quá trình này như sau:
→ Việc đầu tiên đó là bên nhập hàng OEM phải đưa ra một số thông tin cập nhật và phải báo trước số lượng mình muốn đặt hàng bao nhiêu và có những yêu cầu như thế nào đối với sản phẩm. Báo trước cho nhà sản xuất A dưới phương thức là đơn đặt hàng hoặc hợp đồng sản xuất. Vì sao ta phải làm như vậy, việc này tất nhiên nó sẽ giúp cho mọi nhà cung ứng và sản xuất hàng OEM lên một kế hoạch sản xuất cụ thể, đảm bảo theo đúng yêu cầu về số lượng và chất lượng theo đúng với mọi yêu cầu của bên đặt hàng.
→ Việc thứ hai cần phải đáp ứng đó là bên đặt hàng không được tự ý bán hàng OEM ra thị trường dưới dạng mua bán theo kiểu bán từng loại linh kiện, thiết bị hoặc sản phẩm riêng lẻ, rời rạc. Ngược lại, bên đặt hàng chỉ được phép lắp ráp và tiêu thụ sản phẩm chính hãng của nhà sản xuất dưới dạng sản phẩm đã được hoàn thiện về tổng thể.
Thành phần tham gia hàng OEM
Việc trước mắt để có thể thực hiện sản xuất và tiêu thụ những loại hàng hoá hay sản phẩm thì tất cả những công ty đều phải có những thành phần liên quan đến việc tạo và tiêu thụ sản phẩm.
Hàng OEM đã có sự liên quan và góp mặt của hai thành phần tham gia chính đó là:
- Công ty cung cấp nguồn về các mặt hàng sản phẩm.
- Công ty đặt hàng sản xuất về các hàng hoá sản phẩm.
Cũng chính vì yêu cầu của thị trường một bên tiến hành cung cấp và một bên thực hiện việc đặt hàng, từ đó làm cho quá trình OEM đã được lưu thông và diễn ra một cách mạnh mẽ.
Những ưu thế của việc sản xuất hàng hoá OEM
Khi chúng ta tìm hiểu về hàng OEM cũng có thể thấy quá trình sản xuất của nó có sự khác biệt với những quá trình sản xuất kinh doanh truyền thống. Và cũng có thể dễ dàng nhận thấy được ưu thế lớn nhất của những mặt hàng về OEM đó chính là ở khâu sản xuất.
Đối với khâu sản xuất, doanh nghiệp họ có thể dễ dàng đưa ra nhiều ý tưởng kinh doanh và họ có thể cùng một lúc thực hiện nhiều sản phẩm để giúp cho các mặt hàng của mình ngày càng trở nên mới mẻ hơn.
Ngoài ra, công ty sản xuất cũng có thể áp dụng nhiều về kết quả mà mình đã nghiên cứu và đạt được nhầm đáp ứng các yêu cầu của bên phía đối tác đặt hàng đề ra. Bởi vậy, các công ty đặt hàng lựa chọn sản xuất hàng OEM thí những tình huống như việc sao chép hay nhân bản, ăn cắp các thiết bị linh kiện điện tử hay về công nghệ nên đây cũng có thể là một trong những cơ hội khá là an toàn khi các công ty áp dụng theo hình thức và mô hình này.
Với những sản phẩm hàng OEM là gì? Với phương thức OEM thì chi phí đầu tư ban đầu của một doanh nghiệp có thể không lớn vì có thể bỏ qua toàn bộ hoặc một phần của công đoạn sản xuất. Chính vì điều này mà giúp cho hầu hết các mặt hàng của OEM đều có giá thấp hơn những mặt hàng thông thường. Và là một trong những yếu tố giúp cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất hàng OEM đạt được những kết quả khả quan và tốt nhất nếu có thể.
Ưu điểm giữa OEM và các hoạt động kinh doanh truyền thống
Khi các bạn tìm hiểu OEM là gì sẽ dễ dàng nhận thấy được các điểm khác biệt giữa OEM với các mô hình kinh doanh truyền thống đó chính là ở khâu sản xuất. Phương thức hoạt động của OEM này cũng khá là tuyệt vời khi nó có thể bỏ qua toàn bộ hoặc một phần của công đoạn sản xuất. Nhờ như vậy, chi phí đầu tư cho một doanh nghiệp dường như không quá lớn, chính vì điều này đã tạo nên cho OEM có những lợi thế tuyệt vời.
Một trong số đó chính là việc triển khai nhiều ý tưởng kinh doanh và thử nghiệm cùng một lúc nhiều sản phẩm có thể giúp thâm nhập và khai thác thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, công ty sản xuất còn có được khả năng tiếp cận với nhiều thành quả nghiên cứu cũng như là các công nghệ mới mà phái bên công ty đặt hàng đang trực tiếp nắm giữ. Do vậy, để tình trạng ăn cắp công nghệ không xảy, các công ty sản xuất cần phải lựa chọn nhà sản xuất và nhà cung ứng thật sự có uy tín và đáng tin cậy.
Phân biệt các loại hàng OEM
Theo như hiện nay, hàng chính hãng thì được sản xuất từ nguồn gốc của chính nhà sản xuất đó để cung cấp đến tay người sử dụng mà không cần phải thông qua bất cứ bên trung gian nào. Bởi vậy, các mặt hàng chính hãng trên thị trường hiện nay luôn luôn có giá bán cao hơn so với các mặt hàng đã được chuyển giao công nghệ. Các loại mặt hàng chính hãng này có chất lượng tốt và cũng được bên nhà sản xuất đảm bảo về các chế độ bảo hành sản phẩm theo một cách rất nghiêm túc.
Trong khi đó về các mặt hàng, sản phẩm được quản lý sản xuất theo dưới dạng mô hình OEM thì không phải do chính nhà sản xuất đó sản xuất ra mà được đặt hàng bởi bên một trung gian khác sản xuất ra sau đó lấy thương hiệu của doanh nghiệp thuê sản xuất. Do vậy, mới hay xảy ra hiện tượng người mua hàng luôn luôn nghĩ rằng mình đã mua được hàng chính hãng do chính nhà doanh nghiệp, nhà sản xuất đó sản xuất ra sản phẩm đó.
Các loại mặt hàng thay thế cho OEM có chất lượng cũng tốt giống như chính nhà sản xuất đó sản xuất ra, tuy nhiên chúng lại có giá thành bán ra rẻ hơn so với giá thành bán của nhà sản xuất chính lên đến 60-70%. Thế nhưng, với sự phát triển của thị trường hàng hoá được sản xuất dưới dạng mô hình OEM thì đã có rất nhiều thương hiệu đã lợi dụng để sản xuất hàng nhái, hàng chất lượng kém để thu về mức lợi nhuận cao, khi được bán ra thị trường thì lại bán ra với mức giá rất là cao, có thể nói là ngang bằng so với các mặt hàng chính hãng, hoặc thậm chí là hơn hàng chính hãng mà chất lượng lại rất kém.
Đối với các loại mặt hàng nhái theo thương hiệu OEM thường có khoảng thời gian bảo hành rất là ngắn, chỉ từ khoảng 3-6 tháng mà thôi. Những loại mặt hàng nhái này thông thường được sản xuất tại Trung Quốc.
Từ đó, ta nên cân nhắc thật kỹ khi mua hay chọn các loại sản phẩm sao cho phù hợp với những yêu cầu ban đầu và hạn chế những mặt hàng giả tiền, tránh việc khi mua tiền mất tật mang mà lại không được sở hữu những loại sản phẩm tốt về để sử dụng. Vì vậy, các bạn nên tìm kiếm và cập nhật các thông tin thật chính xác về loại hàng hoá này, từ đó chắc chắn quá trình mua của các bạn sẽ rất thuận lợi.
Chiến lược sản xuất hàng OEM thành công
Nếu các bạn muốn thành công trong lĩnh vực nào đó thì chắc chắn rằng các bạn cũng cần có các bí quyết riêng dành cho bản thân mình đúng không nào? Theo các bạn nghĩ với hàng OEM liệu có cần bí quyết hay không? Trong khi đó, sản xuất về các mặt hàng OEM thì nhà sản xuất cũng cần nắm rõ cho mình các chiến lược để có được những thành công nhất định.
Theo cách làm này có thể được thực hiện thông qua nhiều công đoạn. Tuy nhiên, các bạn có thể nắm được vài cách đơn giản sau đây.
Trong chiến lược kinh doanh này, các bạn có thể đề ra một số tiêu chí để thực hiện lần lượt từng bước. Nếu như các bạn muốn thành công trong chiến lược phát triển về mặt hàng OEM của mình, các bạn cần phải nắm thật rõ chi tiết một số nội dung trên, tuy nhiên nó cũng có điều kiện là bạn cũng cần phải sáng tạo trong mọi mặt kể cả nội dung và quy trình thực hiện.
Nếu đứng vai trò là nhà sản xuất thực hiện các công việc kinh doanh của mình, cũng sẽ yêu cầu về những tiêu chí như sau: chiến lược kinh doanh, xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng, lựa chọn được nhà sản xuất phù hợp với sản phẩm và chiến lược của mình, cuối cùng là nắm bắt được thị hiếu của người sử dụng và thiết lập hệ thống phân phối theo một cách hiệu quả và nhanh chóng.
→ Sau đây chúng ta hãy đi vào phân tích và tìm hiểu thật chi tiết từng bước để sản xuất hàng OEM thành công.
Có chiến lược kinh doanh rõ ràng và đúng đắn
Thương hiệu chính là một trong những yếu tố chính và quan trọng nhất , cần thiết đối với bất kỳ loại mô hình kinh doanh nào, trong đó có mô hình sản xuất OEM. Các doanh nghiệp sẽ không trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm mà thông qua bên trung gian thứ ba để họ sản xuất ra sản phẩm theo đúng đơn đặt hàng yêu cầu.
Chính vì như vậy, các bạn không đẩy mạnh vào việc phát triển thương hiệu, có chiến lược phát triển thương hiệu ngay từ đầu thì chắc chắn rằng các bạn khó có thể đẩy mạnh vào quá trình tiêu thụ sản phẩm đối với người tiêu dùng. Hơn thế nữa, nếu như chất lượng sản phẩm của các bạn có chất lượng không cao mà bạn xây dựng được hình ảnh thương hiệu tốt thì sản phẩm của bạn vẫn sẽ có nhiều cơ hội để phát triển và sẽ bán chạy hơn.
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tốt
Nếu như các nhà doanh nghiệp bên thứ ba sản xuất đơn đặt hàng theo yêu cầu, từ đó việc kiểm soát chất lượng của sản phẩm là rất quan trọng và cần thiết. Nếu như công đoạn kiểm soát chất lượng không được thực hiện một cách kỹ càng thì sẽ rất khó khăn để xây dựng được một thương hiệu uy tín đối với mặt hàng đó.
Chính vì như thế, tất cả mọi vấn đề đều phải được sắp xếp và xây dựng theo kế hoạch, theo một quy trình bài bản, từ việc thực hiện các khâu lên ý tưởng đến khâu triển khai kế hoạch kinh doanh. Nên các nhà doanh nghiệp cần phải có bộ phận chuyên biệt để bộ phận đó kiểm tra định kỳ, kiểm tra một cách ngẫu nhiên trong quá trình sản xuất của bên được thuê.
Lựa chọn nhà sản xuất phù hợp
Khi các bạn bắt đầu thực hiện chiến lược kinh doanh, các bạn nên cân nhắc thật kỹ trong vấn đề lựa chọn nhà sản xuất để có thể đáp ứng được chất lượng sản phẩm tốt, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Nắm bắt thị hiếu đối với người tiêu dùng và thiết lập hệ thống phân phối
Mỗi một loại mặt hàng muốn được phân bố rộng khắp mọi nơi thì bạn cần phải có kế hoạch xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm một cách hiệu quả. Một khi có sản phẩm được sản xuất ra thì các doanh nghiệp cần lên chiến lược quảng bá và phân phối sản phẩm đến khắp mọi miền đất nước, tạo dựng thói quen người dùng để một ai đó hay tất cả mọi người khi nhắc tới sản phẩm của bạn sẽ cảm thấy quen thuộc.
ODM là gì? So sánh với OEM?
ODM là tên gọi viết tắt của Original Design Manufacturing có ý nghĩa là đơn vị sản xuất ban đầu, đây là những công xưởng hay công ty với chức năng đảm nhiệm việc thiết kế và xây dựng về các sản phẩm theo những yêu cầu đã được đưa ra.
Vậy OEM và ODM giống và khác nhau như thế nào? Theo như tìm hiểu, OEM và ODM giống nhau về cơ bản là bở họ đều sản xuất các sản phẩm thay cho khách hàng. Điểm khác nhau duy nhất đó chính là OEM cũng thiết kế về các sản phẩm theo dữ liệu của chính họ đề ra, còn đối với ODM thì họ lại sử dụng thiết kế sản phẩm của bên khách hàng.
OBM là gì?
Ngoài khái niệm OEM và ODM thì ta còn có thuật ngữ liên quan đến vấn đề này đó là OBM với tên viết tắt của Original Brand Manufacturing, có ý nghĩa là sản xuất thương hiệu gốc. Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ các công ty sẽ không tham gia vào quá trình thiết kế sản phẩm hay sản xuất về các mặt hàng mà chỉ tham gia vào quá trình phát triển thương hiệu. Những công ty đó mua lại các sản phẩm được chế tác hoàn toàn bởi một công ty khác và công ty đó chỉ đóng thương hiệu của mình lên đó để làm tăng thêm giá trị cho các sản phẩm.
Phân biệt: Hàng xịn, Fake, Tray, OEM và Refurbished
Phần phân biệt sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các thuật ngữ người ta hay gọi trên thị trường hiện nay. Đầu tiên phải nhắc về loại Hàng Original: Đây là thuật ngữ để chỉ hàng xịn, hàng chính hãng. Thuật ngữ này được sử dụng khá thường xuyên nên tính phổ biến tương đối cao.
Hàng Fake
Cái thuật ngữ này chắc hẳn các bạn ai cũng biết, đây là khái niệm nhằm ám chỉ các mặt hàng copy, hàng giả, hàng nhái được sao chép lại so với các mặt hàng thật, trình độ hàng fake này ngày một tinh vi hơn, chúng chủ yếu xuất xứ từ Trung Quốc. Thế nhưng, fake gì chung quy lại vẫn là hàng fake, là một mặt hàng bị ghẻ lạnh từ những người tiêu dùng, những loại mặt hàng này thường có chất lượng kém, không bền, độ tinh xảo đương nhiên sẽ kém hơn so với hàng chính hãng. Cho dù, loại mặt hàng này có tính vi đến đâu cũng sẽ bị phát hiện và phân biệt khá dễ dàng.
Hàng Tray
Đây là thuật ngữ để chỉ các loại mặt hàng đặc biệt. Loại mặt hàng này không được nhà sản xuất tung ra trên thị trường theo một cách bình thường mà là một loại hàng tuồn, do công nhân trong phân xưởng đem ra trong quá trình sản xuất và sau đó bán lại với mức giá thấp hơn cho các nhóm buôn hàng. Những mặt hàng này chỉ bao gồm các sản phẩm và túi đựng, không có hộp cứng và phụ kiện như các mặt hàng thông thường khác.
Điểm khác biệt lớn nhất của loại hàng này với hàng thông thường đó là hàng Tray này không có hộp đựng và và một số phụ kiện cơ bản hoặc có thể có đầy đủ.
Một vài đặc điểm bên ngoài có thể có một chút khác, nhưng chất lượng về âm thanh và độ bền thì không khác.
Hàng OEM
OEM là tên gọi viết tắt của Original Equipment Manufacturer. Có thể hiểu đơn giản hàng OEM là hàng xịn tuy nhiên các bộ phận máy móc được nhập khẩu riêng biệt từ nhà máy sản xuất chính hãng theo từng bộ phận sau đó mới được tiến hành thi công lắp ráp, đóng gói ở Việt Nam. Do vậy, giá thành sản phẩm mới thấp hơn so với hàng chính hãng ( do ít tốn về chi phí vận chuyển, số tiền thuê nhân công lắp ráp cũng sẽ rẻ hơn, trang thiết bị ở các phân xưởng tại Việt Nam cũng nghèo nàn hơn so với các nước tiên tiến trên thế giới,…).
Chính vì như vậy, độ tinh xảo, độ bền, chất lượng âm thanh cũng sẽ kém hơn một chút so với hàng xịn đã được lắp ráp, đóng gói tại nhà máy sản xuất một cách chính thống. Thế nhưng khi so sánh về sản phẩm của OEM và sản phẩm chính hãng thì chất lượng cũng khoảng 7-8/10 lần bởi do máy móc, mạch đều là hàng xịn đem ra so sánh với nhau.
Tuy nhiên, đối với thị trường hiện nay tại Việt Nam và một số nước trên thế giới khái niệm về hàng OEM và hàng Fake rất mong manh đối với người tiêu dùng. Đa số phần lớn tại các cửa hàng bán họ ghi rằng hàng OEM nhưng so với thực tế có phải như vậy không thì chỉ có lương tâm của người bán hàng mới biết về điều này.
Do vậy, các bạn cần phải hết sức lưu ý khi đi mua các loại mặt hàng nhạy cảm này và nên mua hàng chính hãng hoặc Fake cho khỏi phải đắn đo suy nghĩ.
Hàng Refurbished
Có thể nói, hàng Refurbished là mặt hàng vì một lý do nào đó đã được trả lại cho nhà sản xuất. Nhưng đến khi hàng này được hãng kiểm tra lại thì được thay mới hoàn toàn để đảm bảo chất lượng và thông số kỹ thuật. Sau đó, sẽ được đóng gói lại và bán ra thị trường, cho nên hàng Refurbished thực chất vẫn được xem như là hàng mới 100%. Nhưng đối với luật pháp được áp dụng ở một số nước phát triển, hàng Refurbished không được phép bày bán như hàng mới mà phái bán lại với giá thấp hơn so với hàng mới 100%.
Thật ra thì hàng Refurbished nếu như mua được lại được xem như một món hàng giá hời với chất lượng tương đương hàng mới. Đặc điểm để nhận dạng loại hàng này thường được nhìn thấy ngay trên bao bì của hãng dán hoặc có in chữ Refurbished rất lớn. Nếu như một số hãng không in lên bao bì thì sẽ in hoặc dập trực tiếp chữ Refurbished lên bề mặt của sản phẩm. Ta cũng không nên ngoại trừ một số ít hãng sẽ không in, không dập gì mà sẽ trả thẳng luôn bộ sản phẩm cho khách hàng hoặc nhà phân phối.
Sau đây sẽ là một số nguyên nhân các loại hàng hoá phải trả về nơi sản xuất:
- Nguyên nhân đầu tiên có thể là do khách hàng họ trả về:
Có một số công ty bán lẻ cho phép khách hàng được đổi trả sản phẩm trong vòng 30 ngày với bất cứ lý do gì sẽ được hoàn tiền cho khách hàng. Nếu như hàng hoá vẫn còn tốt thì công ty này sẽ bán hàng hoá dưới hình thức hàng bị mở thùng và sẽ có chiết khấu giá. Hoặc nếu như hàng hoá có một số lỗi thì hàng hoá đó sẽ bị trả lại cho nhà sản xuất. Sau đó nhà sản xuất sẽ kiểm tra lại, sửa lại các lỗi và bán ra thị trường dưới dạng hàng Refurbished.
- Nguyên nhân thứ hai có thể do vận tải hoặc do hư hỏng bên ngoài:
Có một số loại hàng hoá do vận chuyển, bốc xếp đã làm bao bì bị dập nát, mặc dù hàng hoá bên trong vẫn còn nguyên vẹn và chất lượng vẫn tốt. Đôi khi trong nguyên nhân này cũng làm cho hàng hoá bị trầy, vỡ nứt mặt dù nó không ảnh hưởng tý nào về chất lượng hàng hoá.
Trong trường hợp như vậy, khách hàng vẫn gửi trả lại cho nhà sản xuất. Sau đó phía bên nhà sản xuất sẽ kiểm tra lại hàng và khắc phục, sau đó đóng gói lại như mới, nhưng sẽ không được bán như hàng mới mà phải bán ra lại dưới dạng hàng Refurbished.
- Nguyên nhân thứ ba đó là do hàng hoá được đưa đi triển lãm:
Bởi vì hàng hoá đưa đi triển lãm bị bốc thùng để trên sạp, hàng hoá được trưng bày trong các siêu thị, hoặc hàng hoá được đưa đi kiểm chứng chất lượng và sau đó bị trả về nhà sản xuất. Sau đó phía bên nhà sản xuất sẽ kiểm tra lại hàng và khắc phục, sau đó đóng gói lại như mới, nhưng sẽ không được bán như hàng mới mà phải bán ra lại dưới dạng hàng Refurbished.
- Nguyên nhân cuối cùng đó là do bị lỗi trong quá trình sản xuất:
Nếu như một linh kiện nào đó bị phát hiện lỗi sau khi hàng hoá đã rời khỏi nhà máy thì nhà sản xuất có thể thu hồi hàng hoá đó lại. Sau đó thay thế linh kiện bị lỗi và đưa ra bán lại trên thị trường.
Những thông tin chia sẻ vừa rồi cũng phần nào giúp bạn hiểu thêm về OEM là gì? Hàng OEM là gì? Chúng có những ưu thế ra sao và giúp các bạn nắm rõ được đâu là hàng chính hãng đâu là hàng giả để các bạn khi mua hàng có sự lụa chọn đúng đắn hơn.