Hồ sơ chỉ định thầu rút gọn
Bản in
Quy định về chỉ định thầu được đưa ra tại chương 2 Luật Đấu thầu 2013 với từng gói thầu cụ thể. Vậy quy trình chỉ định thầu rút gọn được quy định thế nào?
Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc Quy trình chỉ định thầu rút gọn theo quy định tại Luật Đấu thầu 2013 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
1. Các trường hợp áp dụng chỉ định thầu rút gọn
Trong trường hợp nào được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn?
Theo quy định tại Điều 56 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, chỉ định thầu rút gọn được áp dụng trong các trường hợp:
Trường hợp 1: Đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu, trừ gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước
Trong đó Điểm a Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu quy định các gói thầu:
Trường hợp 2: Đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định 63
Cụ thể:
1. Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;
2. Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.
2. Quy trình chỉ định thầu rút gọn
Thủ tục chỉ định thầu rút gọn là gì?
Đối với từng trường hợp sẽ có các thủ tục, quy trình khác nhau:
Quy trình chỉ định thầu rút gọn với gói thầu thuộc trường hợp 1 mục 1
Về thời hạn, quy trình cung cấp và đăng tải danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư:
Quy trình chỉ định thầu rút gọn đối với gói thầu thuộc trường hợp 2 mục 1:
Lưu ý, hợp đồng thầu ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.
3. Hồ sơ chỉ định thầu rút gọn gồm những gì?
Theo quy định tại điều 56 Nghị định 63, chỉ định thầu rút gọn không cần lập hồ sơ yêu cầu như chỉ định thầu thông thường mà phải gửi cho bên nhà thầu dự thảo hợp đồng, trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng
4. Các bước thực hiện chỉ định thầu rút gọn
Bước 1: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng
Bước 2: Trên cơ sở kết quả thương thảo hợp đồng, chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu
Bước 3: Công khai kết quả chỉ định thầu
5. Chỉ định thầu rút gọn có cần thành lập tổ chuyên gia?
Điều 56 Nghị định 63 quy định: Trên cơ sở kết quả thương thảo hợp đồng, chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu
=> Việc ký kết hợp đồng được duyệt, và thực hiện theo thẩm quyền của các chủ thể: chủ đầu tư, cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu mà không nhắc đến thẩm quyền cũng như trách nhiệm của tổ chuyên gia
=> Ta có thể hiểu chỉ định thầu rút gọn không cần thành lập tổ chuyên gia
Trên đây, Hoatieu.vn cung cấp các quy định của pháp luật liên quan Chỉ định thầu rút gọn. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài liên quan: