Phân biệt sự giống nhau, khác nhau giữa đạo đức và pháp luật
So sánh đạo đức và pháp luật. Đạo đức và pháp luật đều là những tiêu chuẩn sống. 2 tiêu chuẩn này có gì khác nhau? Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật là gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé
1. So sánh đạo đức và pháp luật
Đạo đức và pháp luật giống và khác nhau thế nào?
1.1 Điểm giống nhau giữa đạo đức và pháp luật
1.2 Điểm khác nhau của đạo đức và pháp luật
Tiêu chí | Đạo đức | Pháp luật |
Khái niệm | Hệ thống các quy tắc, yêu cầu đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội. | Hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội. |
Nguồn gốc hình thành | Từ thực tế cuộc sống và nhận thức của con người | Các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội, được nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luật |
Nội dung | Những triết lí, quy tắc, bài học ứng xử trong cuộc sống | Các quy tắc xử sự (việc được làm, không được làm…) |
Hình thức thể hiện | Nhiều hình thức: truyền miệng, được ghi chép lại,… | 1 hình thức: Văn bản pháp luật |
Phương thức tác động | Giáo dục, tuyên truyền | Giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước |
Tính chất | Không bắt buộc | Bắt buộc |
Không thực hiện | Không bị xử phạt | Bị xử lý theo quy định của pháp luật |
Chủ thể ban hành | Do ông cha đúc rút, truyền lại qua quá trình sống lâu dài | Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền |
2. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật
Giữa đạo đức và pháp luật có mối quan hệ gắn bó, khăng khít với nhau.
Các quy định của pháp luật sẽ không vi phạm, đi ngược lại với đạo đức xã hội. Có nhiều quy định của pháp luật quy định chủ thể không được làm những hành vi trái với đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục.
Nhiều quy tắc đạo đức, chuẩn mực đạo đức phù hợp với ý chí của nhà nước nên được thể chế hóa, được nhà nước thừa nhận, được nhà nước nâng lên thành các quy phạm pháp luật. Ví dụ như quy phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái, của con cái đối với cha mẹ, của ông và đối với cháu, của cháu đối với ông bà là được nhà nước thừa nhận từ những chuẩn mực và quy tắc đạo đức lâu đời.
Pháp luật có vai trò trong việc bảo vệ, duy trì và phát triển các quy tắc, chuẩn mực đạo đức phù hợp, tiến bộ phù hợp với xã hội.
Pháp luật góp phần vào công cuộc củng cố, phát huy vai trò của các chuẩn mực đạo đức nếu chúng phù hợp với ý chí của nhà nước, với tình hình của xã hội. Một số chuẩn mực đạo đức có thể được thừa nhận trong các quy phạm pháp luật. Ví dụ như nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái được quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình.
Pháp luật có vai trò giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức đẹp đẽ, lâu đời của dân tộc; ngăn chặn sự tha hóa đạo đức
Hoatieu.vn vừa giúp bạn đọc So sánh đạo đức và pháp luật. Để biết thêm các thông tin hữu ích khác, mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn.