Súc sắc hay xúc xắc từ nào mới đúng?
Súc sắc hay xúc xắc từ nào đúng chính tả? Đây là cặp từ quen thuộc với nhiều người, thế nhưng mọi người có biết từ nào đúng từ nào sai?
Làm thế nào để tránh nhầm lẫn s/x – những âm đầu thường bị dùng lẫn lộn do chưa có cách phân biệt cố định, do sự khác biệt vùng miền, do cách phát âm? Ví dụ: người miền Bắc thường phát âm s thành x, r thành d, tr thành ch… do đặc trưng vùng miền. Lâu ngày người ta sẽ nghĩ đó là từ chuẩn, từ đúng.
1. Súc sắc hay xúc xắc từ nào đúng chính tả?
Theo đại từ điển: Súc sắc = xúc xắc
Điều này có nghĩa là súc sắc và xúc xắc đều là những từ đúng chính tả, các bạn sử dụng từ nào cũng được.
Tuy nhiên nếu các bạn dùng súc xắc, xúc sắc… thì đó là lỗi chính tả.
2. Súc sắc là gì?
Súc sắc (xúc xắc) có các nghĩa sau:
– Khối vuông nhỏ có sáu mặt, chấm số từ một đến sáu, dùng trong một số loại trò chơi, cờ bạc. Sau khi được người chơi cho lăn, chúng sẽ dừng lại với một mặt ngửa lên trên mang tính ngẫu nhiên. Cũng có những súc sắc có hình dạng là các khối nhiều mặt đều với số lượng các mặt có thể không phải là 6.
Ví dụ:
– Đồ chơi của trẻ em gồm một cán cầm gắn với một bầu kín có chứa hạt cứng ở trong, lắc nghe thành tiếng.
3. Phân biệt s/x
– X xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (xuề xoà, xoay xở, xoành xoạch, xuềnh xoàng,…), s chỉ xuất hiện trong một số ít các âm tiết có âm đệm như: soát, soạt, soạn, soạng, suất.
– X và s không cùng xuất hiện trong một từ láy.
– Mẹo kết hợp âm đệm:
S không đi với các vần oa, oă, oe, uê, chỉ có X là đi với các vần này.
Ví dụ: Xoa tay, xoay xở, cây xoan, xoắn lại, tóc xoăn, xòa tay, xoen xoét, xuề xòa, xuyên qua…
(Có các trường hợp ngoại lệ như soát trong rà soát, kiểm soát…, soạn trong soạn bài và những trường hợp điệp âm đầu trong từ láy: suýt soát, sột soạt, sờ soạng…)
– Mẹo từ vựng:
Tên các thức ăn và đồ dùng liên quan đến việc nấu nướng, ăn uống thường viết với X.
Ví dụ như: Xôi, lạp xường, xúc xích, cái xanh, cái xoong, cái xiên nướng thịt…
Hầu hết các danh từ còn lại viết với S. Chặng hạn như: Ông sư, bà sãi, cây sen, cây sim, cây sồi, cây sung, cái sọt, sợi dây, sao, sương giá, sông, suối, sấm, sét…
(Có các trường hợp ngoại lệ: Chiếc xe, cái xuồng, cây xoan, cây xoài, trạm xá, xương, cái túi sách hay cái xắc, cái xẻng, mùa xuân…)
Nói chung, cách phân biệt x/s không có quy luật riêng.
=> Cách sửa chữa lỗi duy nhất là nắm nghĩa của từ, rèn luyện trí nhớ bằng cách đọc nhiều và viết nhiều. Do đó, bố mẹ nên cho con luyện viết nhiều và tập ghi nhớ các từ.
Trên đây Hoatieu đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi Súc sắc hay xúc xắc từ nào đúng chính tả? Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mục Văn học, mảng Tài liệu.