Có thể bạn chưa biết?Tài liệu

Tai vách mạch dừng hay Tai vách mạch rừng, từ nào đúng chính tả?

Tai vách mạch dừng là gì?
46

Tai vách mạch dừng là gì?

Tai vách mạch dừng là câu thành ngữ nhiều người hiểu lầm thành tai vách mạch rừng. Vậy, Tai vách mạch dừng hay Tai vách mạch rừng, từ nào đúng chính tả? Tai vách mạch dừng nghĩa là gì? Mời các bạn cùng xem giải thích chi tiết dưới đây.

Tai vách mạch rừng đúng hay sai?

Hiện nay, trên các tài liệu, sách báo (bằng tiếng Việt) tồn tại cả hai cách viết đang xét. Việc truy tìm xuất xứ của thành ngữ này cho thấy nhiều điều thú vị.

Tai vách mạch dừng hay Tai vách mạch rừng, từ nào đúng chính tả?Tai vách mạch dừng mới đúng chính tả

Từ điển Thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân (NXB Khoa học Xã hội, 1997) không có mục từ “tai vách mạch rừng”, chỉ có “tai vách mạch dừng” nhưng không giải thích ngay mà hướng dẫn xem giảng nghĩa ở mục từ “dừng mạch vách tai”. Theo đó, “dừng mạch vách tai” nghĩa là: “Phải cẩn thận khi nói chuyện với người khác vì có thể lời nói của mình lọt vào tai người thứ ba. (Thường nói: Tai vách mạch dừng)”.

Tra trên các từ điển như tratusoha, Wiktionary tiếng Việt cũng trả về kết quả Tai vách mạch dừng chứ không có tai vách mạch rừng.

Vậy có thể thấy tai vách mạch rừng là không có nghĩa và chỉ có Tai vách mạch dừng mới là đúng chính tả.

Tai vách mạch dừng là gì?

Từ điển cũng giải nghĩa thêm “Dừng” ý chỉ nan tre hay nứa làm cốt để trát vách. Người xưa làm vách nhà bằng đất (chưa xây tường gạch hoặc đổ bê-tông như ngày nay), đan ngang dọc các thanh tre vào nhau để làm cốt, sau đó trát đất sét lên. Từ đó hình thành thành ngữ “dừng (có) mạch, vách (có) tai” và dần dần tỉnh lược thành “dừng mạch vách tai”.

Vậy là, lâu nay ta thường nghe/nói “tai vách mạch dừng”, nhưng theo GS Nguyễn Lân (trong từ điển nói trên) thì dạng chuẩn ban đầu của thành ngữ này là “dừng mạch vách tai”.

Điều này cũng đã được Tô Hoài tán thành khi nhà văn lưu ý với bạn đọc về các thành ngữ gốc và đưa thành ngữ này ra làm ví dụ.

Ca dao cũng dẫn: Ở đây tai vách mạch dừng/ Những điều bí mật xin đừng ba hoa.

Và cả Truyện Kiều của Nguyễn Du: Ở đây tai vách mạch dừng/ Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi.

Như vậy nghĩa đen của “tai vách mạch dừng” là vách có tai, dừng có mạch. Nghĩa bóng là: tưởng an toàn, vô sự nhưng rất dễ bị lộ bí mật, bị lan truyền. Bài học rút ra: cần kiệm lời, không nên ba hoa; nói năng phải cẩn thận kẻo những điều cần giấu kín sẽ bị lộ và lan truyền, gây hậu quả không mong muốn.

Tai vách mạch dừng hay Tai vách mạch rừng, từ nào đúng chính tả?

Quay lại với thành ngữ đang xét. Hiện có một số từ điển, như Từ điển tiếng Việt trực tuyến (tratu-vn) cho rằng “tai vách mạch dừng” đồng nghĩa với “tai vách mạch rừng”. Cái này có thể do việc nhiều người nhầm giữa 2 từ dừng/rừng mà câu Tai vách mạch rừng được sử dụng phổ biến dẫn đến kết quả trên.

Tai vách mạch dừng hay Tai vách mạch rừng, từ nào đúng chính tả?

Về ý nghĩa, Tai vách mạch rừng phần nào hợp lý và đồng nghĩa với nguyên bản, nhưng nếu suy ngẫm kĩ sẽ thấy có chỗ không tự nhiên, vì theo giải thích là có những nơi tưởng an toàn nhưng khi nói vẫn có người nghe, “rừng” khá rộng lớn và lộ liễu, khó cho là an toàn, kín đáo được.

Do đó, theo ý kiến HoaTieu, nên dùng từ dừng cho “tai vách mạch dừng” hoặc “dừng mạch vách tai”, như thế sẽ rõ nghĩa hơn và đúng với bản chất ý nghĩa của câu hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết thú vị khác tại mục Có thể bạn chưa biết trong chuyên mục Tài liệu của HoaTieu như:

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm