Các tình tiết giảm nhẹ mức phạt trong lĩnh vực thuế
Tình tiết giảm nhẹ trong vi phạm hành chính về thuế gồm những tình tiết nào?
Hiện nay các vi phạm về thuế xảy ra rất phổ biến: Trốn thuế, không khai đủ thuế… Với những người, doanh nghiệp có nguồn thu càng lớn thì số tiền thuế càng lớn, kéo theo đó mức phạt về thuế cũng nặng hơn.
1. Tình tiết giảm nhẹ trong vi phạm hành chính về thuế
Điều 6 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:
Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt hành chính gồm:
2. Xử phạt vi phạm hành chính về thuế mới nhất
Ngày 5/12/2020, Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về thuế có hiệu lực, các mức phạt về thuế cũng được nâng cao
Nhóm hành vi vi phạm thủ tục thuế có mức phạt tối thiểu là 500 nghìn đồng và mức tối đa là 25 triệu đồng, mức phạt tiền sẽ tăng mạnh đối nhóm hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế, chậm nộp hồ sơ khai thuế. Trong đó, trường hợp vi phạm về thời hạn đăng ký thuế; thời hạn thông báo ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước hạn với mức phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Vi phạm về thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế mức phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 7 triệu đồng.
Hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế không dẫn đến thiếu số tiền thuế phai nộp hoặc không dẫn đến tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn sẽ bị xử phạt từ 500 nghìn đồng đến 8 triệu đồng.
Về xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, mức phạt tiền tối thiểu là 2 triệu đồng, mức tối đa là 25 triệu đồng. Trong đó, hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế từ 1 đến 30 ngày sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
Đối với hành vi chậm nộp từ trên 30 ngày mức xử phạt nặng hơn từ 5 triệu đồng đến 15 triệu đồng. Hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá 90 ngày thuộc hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước khi cơ quan thuế công bố quyết định thanh tra hoặc trước khi lập biên bản thì không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng bị xử phạt với mức tiền phạt từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng để tương ứng với mức độ, tính chất của hành vi này.
Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng; hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đến 10 triệu đồng; phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn.
Phạt 1 lần số thuế trốn đối với hành vi trốn thuế có từ 1 tình tiết giảm nhẹ trở lên; phạt 1,5 lần tính trên số thuế trốn đối với hành vi trốn thuế mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc tình tiết tăng nặng. Đối với các trường hợp trốn thuế có tình tiết tăng nặng sẽ bị phạt từ 2 đến 3 lần…
3. Sử dụng tình tiết giảm nhẹ trong xác định mức phạt
Theo điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi năm 2020:
Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp đến bạn đọc Tình tiết giảm nhẹ trong vi phạm hành chính về thuế. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật