Hình sựHỏi đáp pháp luật

Ví dụ về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ?

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ là gì?
110

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ là gì?

Ví dụ về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà Hoatieu.vn đưa ra dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

1. Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ là gì?

Tình tiết tăng nặng giảm nhẹ là những điều kiện pháp luật quy định để làm tăng nặng hoặc giảm nhẹ đi hình phạt mà người vi phạm phải chịu.

2. Ví dụ về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

2.1 Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

– Tình tiết giảm nhẹ:

Ví dụ về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ 

Ví dụ: A lái xe nhanh vượt ẩu, gây tai nạn khiến B bị thương tích trên 31%. Trong quá trình B điều trị tại bệnh viện, A đã đến chăm sóc B, đền bù thiệt hại,…

=> Hành vi này của A được xem là tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả”

– Tình tiết tăng nặng

Ví dụ: A dụ dỗ B mua đồ cổ A sưu tầm với mức giá 200.000.000 đồng. Tuy nhiên khi đi giám định thì B mới biết đó là đồ cổ.

A đã nhiều lần thực hiện hành vi này với nhiều người khác nhau (trên 5 lần), kiếm lợi được rất nhiều

=> Hành vi của A đã thỏa mãn tình tiết tăng nặng “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.

Để biết đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ này, mời các bạn tham khảo bài: Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ là gì? Quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ?

2.2 Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử phạt hành chính

– Tình tiết giảm nhẹ:

Ví dụ: A với B đang ngồi nói chuyện, trong quá trình hai bên trao đổi có to tiếng cãi nhau, do không giữ được bình tĩnh, B đã đánh vào đầu A. Quá tức giận, A đánh trả B, gây thương tích 10%

=> Hành vi của A không nghiêm trọng đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên hậu quả này là do hành vi trái pháp luật của B (đánh vào đầu A) gây ra.

=> A sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ “Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra” để được giảm mức phạt hành chính

– Tình tiết tăng nặng:

Ví dụ: A thường xuyên hành nghề “bói toán” ở trước các cổng chùa, dùng những lời lẽ mê tín để dụ hoặc người xem tin vào các “vận hạn” và phải đưa tiền cho A để được giải hạn.

A thuê vài người giả làm người đến xem bói, đến cảm ơn vì đã được A giải hạn để tăng lòng tin cho mọi người, những người này sẽ có trách nhiệm lôi kéo, mồi chài người khác tham gia

=> Hành vi của A thỏa mãn tình tiết tăng nặng “Vi phạm hành chính có tổ chức”.

Để biết đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ này, mời các bạn tham khảo bài: Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ là gì? Quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ?

Trên đây, Hoatieu.vn đã đưa ra các Ví dụ về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm