Hỏi đáp pháp luật

Trách nhiệm bồi thường khi gây tai nạn giao thông?

Mức bồi thường khi gây tai nạn giao thông
39

Mức bồi thường khi gây tai nạn giao thông

Bản in

Quy định bồi thường khi gây tai nạn giao thông

Hiện nay, giao thông ngày càng phức tạp dẫn đến tai nạn giao thông xảy ra là điều không thể tránh được. Nhiều người do vô tình hay cố ý gây tai nạn giao thông, vậy pháp luật quy định bồi thường khi gây tai nạn giao thông như thế nào? Thiquocgia.vn mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Thông tư 49/2016/TT-BYT về tổ chức và hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc

Bồi thường thiệt hại khi người bị thiệt hại có lỗi gây ra tai nạn giao thông

Vật nuôi gây tai nạn, chủ phải chịu trách nhiệm gì?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi đang đi xe máy tốc độ chậm (tôi đã 49 tuổi) từ nhà để xe của chung cư lên theo đúng làn đường bên phải. Khi rẽ vào đoạn của ngã ba của đường nội bộ (liền kề với khu dân cư) thì có 1 số xe ô tô đỗ ở dưới lòng đường bên phải. Tôi phải đi ra phía ngoài của xe ô tô đỗ dưới lòng đường. Khi vừa đi qua khỏi đít xe ô tô thì xuất hiện 3 bà cháu đứng dưới lòng đường phía sau đuôi xe ô tô. Ngay lúc đó cháu nhỏ khoảng 5 tuổi đã giật tay khỏi bà và chạy băng qua đường ngay trước mũi xe của tôi khoảng 2,5m – 3m. Tôi bóp cả 2 phanh (trước và sau) tức thì. Vì bất ngờ, đi chậm lại phanh gấp nên xe máy và tôi đều ngã và đổ ngay tại chỗ. Tôi bị xe máy đè vào mắt cá chân gây gãy chân. Phía cháu bé không thiệt hại gì. Cho tôi hỏi trong trường hợp của tôi như vậy, những ai là người có lỗi và là lỗi gì? Tôi có căn cứ để khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại không? Trách nhiệm đền bù thiệt hại cho tôi do các bên nào chịu trách nhiệm (Ban Quản lý chung cư, chủ nhân các ô tô đỗ sai quy định dưới lòng đường hay cháu bé, người băng qua đường sai quy định)? Mức độ được bồi thường thiệt hại của tôi? Xin trân trọng cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

– Căn cứ pháp lý:

Bộ luật dân sự 2015

Luật giao thông đường bộ 2008

– Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại Điều 32 Luật giao thông đường bộ 2008 về người đi bộ như sau:

“1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

…”

Khoản 4 Điều 11 Luật giao thông đường bộ 2008 về chấp hành chấp hành báo hiệu đường bộ như sau:

“4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.”

Theo quy định trên, không bắt buộc người qua đường khi muốn qua đường phải qua nơi có vạch kẻ đường hoặc đèn tín hiệu cho người đi bộ, mà có thể qua đường ở các nơi khác, chỉ cần có quan sát và an toàn nên người đi bộ xác định là không có lỗi.

Khi tham gia giao thông bạn phải có trách nhiệm quan sát, nếu thấy có người đi bộ đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ. Việc bạn đi đường và gặp chướng ngại vật, dẫn tới khuất tầm nhìn thì để đảm bảo an toàn bạn phải giảm tốc độ, chú ý quan sát. Bạn không chú ý quan sát do đó không kịp xử lý tình huống khi gặp người qua đường nên có thể xác định lỗi trực tiếp dẫn tới việc tai nạn là do bạn.

Đối với việc đỗ xe ô tô, do không rõ cụ thể ô tô đỗ xe như thế nào? Tuy nhiên, nếu đỗ sai quy định thì đây không phải là lỗi làm cho bạn ngã mà chỉ làm giảm tầm nhìn và quan sát của người tham gia giao thông.

Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Có thể thấy việc ngã xe do bạn thiếu quan sát trong quá trình tham gia giao thông tự gây nên thì bạn tự chịu thiệt hại.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm