Tiếng Anh

Trạng từ trong tiếng anh

Ở bài viết này, VerbaLearn sẽ giúp bạn đọc giải đáp trạng từ là gì? Cách phân loại, vị trí trạng từ trong tiếng anh và một số ví dụ.
285

Home » Ngữ pháp tiếng Anh

19/01/2020

Trong tiếng anh, từ loại là một thành phần quan trọng cấu tạo nên câu. Ở bài học hôm nay, VerbaLearn sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số vấn đề liên quan đến trạng từ trong tiếng anh như: Trạng từ là gì? Phân loại trạng từ ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Mục lục1.Trạng từ là gì?2.Phân loại trạng từ3.Chức năng của trạng từ4.Vị trí của trạng từ

Trạng từ là gì?

Trạng từ là từ được dùng để cung cấp thêm thông tin về nơi chốn, thời gian, hoàn cảnh, cách thức, nguyên nhân, mức độ… cho một động từ, một tính từ, một cụm từ hoặc một trạng từ khác. Một trạng từ là một phần của lời nói cung cấp mô tả lớn hơn cho một động từ, tính từ, một trạng từ khác, một cụm từ, một mệnh đề hoặc một câu.

Một cách tuyệt vời để chọn ra một trạng từ trong câu là tìm từ kết thúc bằng ly. Mặc dù điều đó không hoàn toàn đúng, nhưng đó là một dấu hiệu nhận biết quan trọng cho những người mới làm quen. Ngoài ra, với chức năng của chúng, các yếu tố cơ bản của ngôn ngữ tiếng Anh thường được đặt ngay trước hoặc sau động từ trong câu.

Trạng từ là bộ tăng cường và thậm chí chúng có thể ở dạng cụm từ trạng từ . Điều đó chỉ có nghĩa là bạn đang xem hai hoặc nhiều từ hoạt động như một trạng từ. Chúng ta hãy dành chút thời gian để đi sâu (v.) Vào các phần bổ trợ phổ biến này. Nhưng trước tiên hãy cùng tìm hiểu xem có những loại trạng từ phổ biến nào nhé.

Phân loại trạng từ

1. Trạng từ chỉ cách thức

Trạng từ chỉ cách thức cho biết sự việc xảy ra hoặc được thực hiện như thế nào. Trạng từ chỉ cách thức có thể được dùng để trả lời cho các câu hỏi với “How”.

Ex: Carefully (một cách cẩn thận), angrily (giận dữ), noisily (ồn ào), well (tốt), fast (nhanh)…

Trạng từ chỉ cách thức thường đứng ở vị trí cuối câu. Trạng từ tận cùng là -ly đôi khi có thể đứng ở vị trí giữa câu nếu trạng từ không phải là phần trọng tâm của thông tin.

Ex: He gave her the money reluctantly.

(Anh ta đã đưa cô ấy tiền một cách miễn cưỡng)

She picked up carefully all the bits of the broken glass

(Cô ấy cẩn thận nhặt các mảnh vỡ của lọ thủy tinh)

Trạng từ chỉ cách thức thường được thành lập bằng cách thêm –ly vào sau tính từ: Adjective + ly = Adverb

Ex:

Tính từ

Bad (xấu)

Happy (vui vẻ, hạnh phúc)

Clever (thông minh)

Careful (cẩn thận)

Simple (đơn giản)

Trạng từ

Badly

Happily

Cleverly

Carefully

imply

Một số từ tận cùng bằng ly nhưng là tính từ.

Ex: Friendly (thân thiện), lonely (cô đơn), lovely (đáng yêu), cowardly (hèn nhát), silly (ngớ ngẩn), ugly (xấu xí), likely (giống nhau)…

Một số từ có trạng từ cùng hình thức với tính từ.

Ex: Hard (chăm chỉ, khó), late (trễ), wrong (sai), fast (nhanh), deep (sâu), high (cao), early (sớm), right (đúng), near (ở gần)…

Simon loves fast cars. He drives very fast.

(Simon thích những chiếc xe hơi chạy nhanh. Anh ta lái xe rất nhanh)

Một từ có thể có hai trạng từ, một trạng từ có cùng hình thức với tính từ và một trạng từ tận cùng bằng -ly có nghĩa khác.

Ex:

Tính từ

Hard (chăm chỉ, khó)

Late (muộn)

Near (gần)

High (cao)

Deep (sâu)

Trạng từ

→ Hard (chăm chỉ, khó)/ Hardly (salmost not) (hầu như không)

→ Late (muộn)/ Lately (= recently) (gần đây)

→ Near (gần)/ Nearly (=almost) (gần như, suýt nữa)

→ High (cao)/ Highly (every, very much) (rất, lắm, hết sức)

→ Deep (sâu)/ Deeply (every, very much) (rất, rất nhiều)

“Well” và “good” cùng có nghĩa là “tốt, giỏi” nhưng “good” là tính từ, còn “well” là trạng từ.

Ex: I like that teacher. He is good and he teaches very well.

(Tôi thích thầy giáo đó. Thầy ấy rất tốt và dạy rất giỏi)

2. Trạng từ chỉ thời gian

Trạng từ chỉ thời gian cho biết sự việc xảy ra lúc nào. Trạng từ chỉ thời gian có thể được dùng để trả lời cho các câu hỏi với “when”.

Ex: Afterwards (sau này), eventually (cuối cùng), lately (gần đây), now (bây giờ), recently (gần đây), soon (không lâu sau), then (sau đó), today (hôm nay), tomorrow (ngày mai), since (từ khi), then (rồi, thì), till (đến)… và những cụm trạng từ chỉ thời gian: at once (lập tức), at the moment (bây giờ), in the end (cuối), at present (hiện tại, bây giờ), at last (cuối cùng)…

Trạng từ chỉ thời gian thường được đứng ở cuối câu. Nhưng cũng có thể đứng đầu câu khi muốn nhấn mạnh vào thời gian xảy ra hành động hoặc chỉ sự trái ngược.

Ex: Eventually he came/ He came eventually.

(Cuối cùng anh ta đã đến)

Ex: Then we went home/ We went home then.

(Sau đó chúng tôi về nhà)

Ex: I’ll wait till tomorrow.

(Tôi sẽ đợi đến ngày mai)

Ex: He came late.

(Anh ta đã đến trễ)

Ex: I’ll go immediately.

(Tôi sẽ đi ngay tức khắc).

Một số trạng từ chỉ thời gian như: finally (cuối cùng), soon (chẳng bao lâu), already (đã rồi), last (lần cuối cùng), now (bây giờ), still (vẫn), just (vừa mới) cũng có thể đến vị trí giữa câu. Riêng “still và just” chỉ đứng ở vị trí giữa câu.

Ex: My father finally agreed to let me go on the trip.

(Cuối cùng, cha tôi đồng ý cho tôi đi du lịch.)

3. Trạng từ chỉ nơi chốn

Trạng từ chỉ nơi chốn cho biết sự việc xảy ra nơi nào. Trạng từ chỉ nơi chốn có được dùng để trả lời cho câu hỏi với “where”.

Ex: Away (xa), everywhere (mọi nơi), here (đây), nowhere (không nơi nào), anywhere (bất cứ nơi đâu), somewhere (nơi nào đó), there (đó, kia)…

Trạng từ chỉ nơi chốn thường đứng ở vị trí cuối câu

Ex: She went away.

(Cô ta đã đi xa).

Ex: He lives abroad.

(Anh ta sống ở nước ngoài)

Ex: Bill is upstairs.

(Bill ở trên lầu)

Trạng từ chỉ nơi chốn đôi khi cũng có thể đứng ở vị trí đầu cầu, nhất là trong văn chương và khi trạng từ không phải là trọng tâm của câu.

Ex: At the end of the garden, there was a very tall tree.

(Cuối vườn có một cái cây rất cao)

Ta có thể dùng giới từ + danh từ để tạo thành cụm trạng từ.

Ex: He is in the room.

(Anh ta ở trong phòng.)

Somewhere (nơi nào đó) dùng trong câu khẳng định, anywhere (bất kỳ chỗ nào) thường dùng trong câu phủ định và câu nghi vấn.

Ex: I’ve seen that man somewhere.

(Tôi đã gặp người đàn ông đó ở một nơi nào đó.)

Ex: Can you see my key anywhere? No, I cant see it anywhere.

(Anh có thấy chìa khóa của tôi ở chỗ nào không? Không, tôi không thấy nó ở đâu cả.)

Ex: Are you going anywhere?

(Anh định đi đâu không?)

Ex: Are you going somewhere?

(Anh sắp đến một nơi nào à?)

Nowhere = not anywhere

Ex: I can not see your wallet anywhere = I can see your wallet nowhere.

(Tôi không thể tìm thấy cái ví của bạn ở đâu cả.)

Trạng từ chỉ phương hướng (sự chuyển động) đứng trước trạng từ chỉ vị trí.

Ex: The children are running around the garden.

(bọn trẻ đang chạy quanh vườn.)

Trạng từ chỉ nơi chốn thường đứng trước trạng từ chỉ thời gian.

Ex: She came here a few minutes ago.

(Cô ấy đến đây vài phút trước)

“Here và there” có thể bắt đầu một mệnh đề. Nhưng chủ ngữ là đại từ đứng ngay đằng sau, động từ được chia ở số ít hay số nhiều phụ thuộc vào chủ ngữ này.

Ex: Here comes the bus.

(Xe buýt đến rồi.) Trong câu này, “the bus” là chủ ngữ, và dọn “comes” được chia theo chủ ngữ “the bus”.

Ex: There is it.

(Nó đây rồi.)

4. Trạng từ chỉ tần suất

Trạng từ chỉ tần suất cho biết sự việc xảy ra thường xuyên như thế nào. Trạng từ chỉ tần suất có thể được dùng để trả lời câu hỏi với “how often”

Ex: Always (luôn luôn), continually (một cách liên tục), frequently (một cách thường xuyên), occasionally (thỉnh thoảng), often (thường), once (một lần), twice (hai lần), periodically (một cách định kỳ), repeatedly (một cách lặp đi lặp lại), sometimes (thỉnh thoảng), usually (thường thường), Ever (bao giờ), hardly (hầu như không), never (không bao giờ), rarely (hiếm khi), scarcely (hầu như không), seldom (ít khi)…

Trạng từ chỉ tần suất thường đứng ở vị trí giữa câu. Tuy nhiên, trạng từ chỉ tần suất thường đứng trước trợ động từ khi trợ động từ được nhấn mạnh và khi trợ động từ đứng một mình trong câu trả lời ngắn.

Ex: He is constantly in debt.

(Ông ấy thường xuyên mắc nợ)

Ex: I know I should exercise, but I never do.

(Tôi biết, tôi nên tập thể dục, nhưng tôi không bao giờ tập cả)

Một số trạng từ chỉ tần suất như: usually, sometimes, often, frequently, Occassionally,… cũng có thể đứng ở vị trí đầu cầu hoặc cuối câu để nhấn mạnh hoặc chỉ sự tương phản.

Ex: Usually I get up early.

(Thường thì tôi hay dậy sớm) [NOT: Always/Never I get up early]

Các cụm trạng từ chỉ tần suất như “every day, every hour, once a week, three times a month…” thường đứng ở vị trí đầu hoặc cuối câu.

Ex: Every day we go jogging/ We go jogging every day.

(Chúng tôi đi bộ hàng ngày)

Hardly, scarcely ever, never, rarely và seldom mang nghĩa phủ định nên không được dùng với các động từ phủ định.

Ex: He never saw her again.

(Anh ta không bao giờ gặp lại cô ấy)

Ex: I’ve never eaten snails.

(Tôi chưa bao giờ ăn ốc sên cả)

Ex: I’ve never had a better flight.

(Tôi chưa bao có được một chuyến bay tốt hơn thế)

“Hardly” hay được dùng với “any, ever, at all hay can”

Ex: Hardly ever = almost never.

(Hầu như không bao giờ)

Hardly any = very little, almost none. (hầu như không)

Ex: He has hardly any money.

(Anh ta hầu như không có tiền). Ta cũng có thể nói: He hardly has any money.

Ex: I hardly ever go out.

(Tôi hầu như không bao giờ đi ra ngoài).

Ex: It hardly rained at all last summer.

(Mùa hè vừa qua trời hầu như không mưa chút nào cả)

Ex: Her case is so heavy that she can hardly lift it.

(Vali của cô ta nặng đến nỗi cô ta khó mà nhấc nó lên được)

5. Trạng từ chỉ mức độ

Trạng từ chỉ mức độ cho biết mức độ (ít, nhiều…) của một tính chất hoặc một đặc tính.

Ex: Fairly (khá, rõ ràng), hardly (vừa mới), rather (khá hơn), quite (khá, rất), too (quá), very (rất) , extremely (cực kỳ)…absolutely (tuyệt đối), almost (hầu như), barely = just (vừa đủ), completely (hoàn toàn), enough (đủ), entirely (hoàn toàn), fairly (khá), far (xa), hardly (hầu như không), much (nhiều), nearly (gần như), only (chỉ), quite (khá), rather (khá), really (thật sự), scarcely (hầu như không/vẻn vẹn), so (rất), too (quá), very (rất), extremely (cực kỳ), pretty (khá), a little/a bit (hơi hơi)…

Ex: Apparently, he knew the town well. (Rõ ràng anh ta biết rõ thị xã này)

Ex: You are absolutely right. (Anh hoàn toàn đúng)

Ex: I’m almost ready. (Tôi hầu như sẵn sàng)

Một số trạng từ chỉ mức độ có thể bổ nghĩa cho động từ như: “almost, barely, hay I. just, nearly, quite, rather, really, scarcely” thường đứng ở vị trí giữa câu (trước động chính, sau động từ tobe và trợ động từ)

Ex: I really enjoy it. (Tôi thực sự thích điều đó.)

Các trạng từ chỉ mức độ: “very/extremely/so” mang nghĩa tích cực nhưng | “too” thường mang nghĩa tiêu cực.

Ex: He is very/extremely/so kind. (Anh ta rất tốt bụng.)

Ex: He is too kind. (Anh ta quá tốt bụng.)

Trạng từ chỉ mức độ thường đứng trước tính từ hoặc trạng từ mà nó bổ nghĩa.

Ex: I’m very pleased with your success. (Tôi rất vui với thành công của bạn.)

Ex: Almost daily my teacher gives us a quiz.

(Hầu như mỗi ngày cô giáo đều cho chúng tôi một câu hỏi kiểm tra.)

“Enough” có thể được dùng như một trạng từ chỉ mức độ và đi theo sau tính từ hay trạng từ mà nó bổ nghĩa.

Ex: He didnt work quickly enough. (Anh ta đã không làm việc đủ nhanh.)

Ex: He is not tall enough. (Anh ấy không đủ cao.)

6. Trạng từ nghi vấn (Interrogative adverbs)

Trạng từ nghi vấn là các trạng từ được dùng để đặt câu hỏi, bao gồm: where, when, why, how.

√ Where (ở đâu): được dùng để hỏi nơi chốn.

Ex: Where are you going? – To school (Bạn đang đi đâu đó? – Tới trường)

√ When (khi nào): được dùng để hỏi thời gian.

Ex: When will you go to Japan for business?

(Khi nào thì bạn đi công tác ở Nhật Bản vậy?)

√ Why (tại sao): được dùng để hỏi lý do.

Ex: Why were you late? – Because my bike was broken.

(Tại sao em đến muộn! – Bởi vì xe đạp của em bị hỏng)

Nhưng “why not” còn có thể được dùng để đưa ra một đề nghị hoặc đồng ý với một đề nghị.

Ex: Why not give her some flowers

(Sao không tặng hoa cho cô ấy?)

√ “Why dont you/we…?” cũng có thể được dùng để đưa ra lời đề nghị hoặc gợi ý.

Ex: Why dont we go to the cinema tonight?

(Sao chúng ta không đi xem phim tối nay nhỉ?)

√ How (như thế nào, bằng cách nào): được dùng để hỏi cách thức.

Ex: How do you spell your name? (Bạn đánh vần tên bạn như thế nào?)

Ex: How do you go to school? – On foot. (Bạn đến trường bằng cách nào? – Tôi đi bộ)

How + be: dùng để hỏi về sức khỏe của một người hoặc để yêu cầu mô tả điều gì đó

Ex: How are you today? – Im exhausted. (Hôm nay bạn thế nào? – Tôi kiệt sức rồi)

Ex: How was the movie? – It was interesting (Bộ phim thế nào? – Nó thú vị phết)

√ How + adj/ adv (how much – bao nhiêu, dùng cho danh từ không đếm được, how many – bao nhiêu, dùng cho danh từ đếm được, how old – hỏi tuổi, how long – hỏi độ dài, how far – hỏi quãng đường, how often – hỏi về tần suất…)

Ex: How long is this desk? – 120cm. (Cái bàn này dài bao nhiêu? – 120cm)

√ Trạng từ nghi vấn luôn đứng đầu câu.

Ex: Why did you say that? (Sao bạn lại nói vậy?)

7. Trạng từ quan hệ (Relative adverbs) 3

Trạng từ quan hệ: when (khi mà), where (nơi mà), why (lý do vì sao mà) có thể được dùng để giới thiệu các mệnh đề quan hệ sau các danh từ chỉ thời gian (when), nơi chốn (where), và lý do (why).

Ex: I’ll never forget the day when I first met you.

(Em sẽ không bao giờ quên ngày đầu tiên em gặp anh)

Để mục trạng từ quan hệ này rõ ràng hơn bạn có thể xem bài viết: Mệnh đề quan hệ

Chức năng của trạng từ

1. Trạng từ dùng để bổ nghĩa cho động từ

Ex: He speaks English fluently. (Anh ấy nói tiếng Anh lưu loát)

2. Trạng từ dùng để bổ nghĩa cho tính từ

Ex: His saying is extremely correct. (Câu nói của anh ấy cực kỳ chính xác)

Ex: He was badly injured in the last match. (Anh ta bị thương nặng trong trận đấu vừa qua)

Ex: The product is environmentally friendly. (Sản phẩm này thân thiện với môi trường)

3. Trạng từ dùng để bổ nghĩa cho trạng từ khác

Ex: She acts too badly. (Cô ấy diễn quá dở)

4. Trạng từ dùng để bổ nghĩa cho cụm giới từ

Ex: His remarks were not quite to the point. (Những nhận xét của anh ta không đúng ng9 vào vấn đề)

5. Trạng từ dùng để bổ nghĩa cho cả câu

Ex: Luckily, he passed the final exam. (May mắn thay anh ấy đã đậu kỳ thi cuối khoá)

Ex: Trạng từ chỉ cách thức đứng sau động từ hoặc đứng sau tân ngữ.

Ex: She danced beautifully. (Cô ta khiêu vũ đẹp)

Ex: They speak English well. (Họ nói tiếng Anh giỏi)

Ex: He gave her the money reluctantly. (Anh ta đã đưa cô ấy tiền một cách miễn cưỡng)

Không được đặt một trạng từ ở giữa động từ và tân ngữ. Trạng từ chỉ cách thức Có thể đứng trước động từ.

Ex: She carefully picked up all the bits of the broken glass. (Cô ta cần thận nhặt tất cả các mảnh kính vỡ)

Ex: He angrily denied that he had stolen the documents. (Anh ta giận dữ chối việc mình đã ăn cắp tài liệu)

Ex: They secretly decided to leave the town. (Họ kín đáo quyết định rời khỏi thị xã)

Ex: After carefully interviewing 50 candidates, I chose Mr Jone.

(Sau khi phỏng vấn cẩn thận 50 ứng cử viên, tôi đã chọn Jone)

Nếu thay đổi vị trí của trạng từ thì nghĩa của câu có thể thay đổi.

Ex: They secretly decided to leave the town. (Họ kín đáo quyết định rời thị xã)

Ex: They decided to leave the town secretly. (Họ quyết định rời thị xã một cách kín đáo)

Ex: You know well that I cant drive. (Anh biết rõ là tôi không lái xe được).

Ex: You know that I cant drive well. (Anh biết là tôi không thể lái xe giỏi được cơ mà)

Vị trí của trạng từ

Trạng từ có thể được đứng ở cả 3 vị trí trong câu.

1. Vị trí đầu câu [Front position]

Các trạng từ nghi vấn (when, why, where, how) và trạng từ dùng để kết nối (however, then, next…) thường đứng ở vị trí đầu câu.

Ex: Where do you live? (Bạn sống ở đâu vậy?)

Ex: I worked until 7pm. Then, I went home. (Tôi làm việc đến 7 giờ tối. Sau đó, tôi về nhà)

Trạng từ hoặc cụm trạng từ chỉ thời gian cũng có thể đứng ở đầu câu để nhấn mạnh.

Ex: Yesterday morning, we went to supermarket to buy something.

(Sáng qua, chúng tôi đã đến siêu thị để mua ít đồ)

2. Vị trí giữa câu [Mid position]

Một số trạng từ như trạng từ chỉ tần suất, trạng từ chỉ mức độ, trạng từ chỉ cách thức có thể đứng ở vị trí giữa câu: trước động từ thường, sau động từ “to be” và các trợ động từ hoặc giữa trợ động từ và động từ chính.

Ex: The ship slowly sailed away. (Con tàu chầm chậm ra khơi)

Ex: The guests have just left. (Những vị khách chỉ vừa mới rời đi)

Ngoài ra, khi có hai hoặc nhiều hơn hai trợ động từ, trạng từ thường đứng sau trợ động từ đầu tiên.

Ex: The pictures have definitely been stolen. (Rõ ràng là các bức tranh đã bị mất cắp)

Trạng từ chỉ cách thức hoặc sự hoàn tất khi ở vị trí giữa cầu thường đứng sau tất cả các trợ động từ.

Ex: The problem has been carefully studied. (Vấn đề đang được nghiên cứu kỹ).

Khi muốn nhấn mạnh động từ to be hoặc trợ động từ, thì trạng từ thường đứng trước.

Ex: He probably has arrived by now. (Giờ này chắc là anh ta đã đến nơi rồi)

Trạng từ không được đứng giữa động từ và tân ngữ.

Ex: She speaks English well. (Cô ấy nói tiếng Anh giỏi) [NOT: She speaks well English]

3. Vị trí cuối câu [End position]

Trạng từ chỉ cách thức, thời gian và nơi chốn thường đứng ở vị trí cuối câu.

Ex: She danced beautifully. (Cô ta khiêu vũ đẹp)

Khi có nhiều trạng từ hoặc cụm trạng từ cùng nằm ở vị trí cuối câu, thì trang trí đơn thường đứng trước cụm trạng từ.

Ex: I always get there at lunch-time. (Tôi thường xuyên đến đó vào giờ ăn trưa)

Ngoại trừ những bổ ngữ cần thiết, trạng từ ở vị trí cuối câu thường được theo thứ tự: cách thức – nơi chốn – tần suất – thời gian. Tuy nhiên, trạng từ chỉ thời gian có thể đứng đầu hoặc cuối câu.

Ex: I worked hard yesterday. (Hôm qua tôi đã làm việc rất vất vả)

Trong câu này, “hard” là trạng từ chỉ cách thức, còn “yesterday” là trạng từ chỉ thời gian. Do vậy, “hard” đứng trước “yesterday”.

They worked hard in the garden today = Today, they worked hard in the garden. (Họ đã làm việc chăm chỉ trong vườn hôm nay)

Every day he queued patiently at the bus stop

= He queued patiently at the bus stop every day

= He patiently queued at the bus stop every day.

(Hàng ngày anh ta nhẫn nại xếp hàng ở trạm xe buýt)

4. Phép đảo động từ sau các trạng từ

Phép đảo động từ là sự đảo ngược vị trí giữa động từ hoặc trợ động từ và chủ ngữ. Hình thức đảo trợ động từ diễn ra như các trường hợp dưới đây.

1. Một trạng từ phủ định hay một trạng ngữ phủ định được đặt đầu câu hoặc mệnh đề để nhấn mạnh.

Ex: Nowhere will you find better roses than these.

(Không nơi nào mà anh tìm thấy hoa hồng đẹp hơn nơi này)

Ex: Under no circumstances should you agree to that proposal.

(Dù trong hoàn cảnh 1 anh cũng đừng chấp thuận lời đề nghị đó)

2. Hiện tượng đảo ngữ: Adv of place + V + S

Ex: Here comes the train. (Xe lửa đến đây rồi)

Ex: Down fell a dozen apples. (Một tá táo rơi xuống)

Ex: Away went the runners. (Những người chạy đua đã đi xa)

Ex: Out sprang the cuckoo. (Con chim cu nhảy ra)

Ex: Round and round flew the plane. (Máy bay lượn vòng vòng)

Ex: In the doorway stood a man with a gun.

(Trong ô cửa một người đàn ông đang đứng với một khẩu súng)

3. Những từ chỉ giới hạn như: hardly ever, never, rarely, little, seldom và các thành ngữ có “only” được đặt ở đầu câu hoặc mệnh đề để nhấn mạnh.

Ex: Hardly does she know how much I love her.

(Cô ấy hầu như không biết rằng tôi yêu cô ấy nhiều như thế nào)

Ex: Only with the full agreement of everyone can we hope to succeed.

(Chỉ có khi nào được sự đồng ý hoàn toàn của mọi người, chúng ta mới thành công)

3. Cụm từ “so + adj/ady” hoặc “such + (a/an) + adj + noun” được đặt ở đầu câu.

Ex: So ridiculous did she look that everybody burst out laughing.

(Cô ấy trông buồn cười đến nỗi khiến mọi người phải bật cười)

4. Một số trạng từ, trạng ngữ thường được theo sau bởi hình thức đảo ngữ: hardly… (when), scarcely… (when), on no account, in/under no circumstances, only only by, neither/ nor, only in this way, never, only then/when/after/if, no sooner…than, rarely, not only… but also, not till/until… có hình thức đảo ngữ ở mệnh đề chính.

5. Only after/when/if…, not until/till… có hình thức đảo ngữ ở mệnh đề chính.

Ex: Not until you have finished your homework can you go out.

(Chỉ khi con hoàn thành xong bài tập về nhà, thì con mới được đi ra ngoài)

6. Hình thức đảo toàn bộ động từ. Hình thức đảo toàn bộ động từ được dùng khi cụm trạng từ chỉ nơi chốn, phương hướng hoặc các trạng từ “here, there, first, last” đứng đầu câu.

Ex: Under the tree was lying one of the biggest men I had ever seen.

(Nằm dưới gốc cây là một trong những người đàn ông to nhất mà tôi từng gặp)

Xem thêm→ Tính từ trong tiếng anh→ Động từ trong tiếng anh → Phrasal verb→ So sánh trong tiếng anh

Mong rằng qua bài viết trên, VerbaLearn đã giúp bạn đọc hiểu trạng từ là gì, cách sử dụng trạng từ trong tiếng anh sao cho hợp lý nhất. Mọi thắc mắc về bài viết bạn có thể bình luận xuống dưới để VerbaLearn có thể giải đáp một cách chi tiết nhất.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm