Học tậpTài liệu

Vị vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ nước ngoài

Vị vua đầu tiên trong lịch sử Việt Nam lấy vợ phương Tây
92

Vị vua đầu tiên trong lịch sử Việt Nam lấy vợ phương Tây

Vị vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ nước ngoài. Vị vua đầu tiên trong lịch sử Việt Nam lấy vợ phương Tây là ai? Các cung tần, mỹ nữ trong hậu cung của vua nước Việt không chỉ toàn là người Việt mà còn có sự xuất hiện của một phi tần phương Tây. Điều này thoạt nghe thật lạ. Các bạn có biết vị vua ấy là ai? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé

1. Vị vua đầu tiên trong lịch sử Việt Nam lấy vợ phương Tây

Vị vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ nước ngoài chính là vua Lê Thần Tông. Người vợ phương Tây của vua Lê Thần Tông là con gái của Phó toàn quyền Hà Lan.

2. Những người vợ nước ngoài của vua Lê Thần Tông

Vị vua đầu tiên trong lịch sử Việt Nam lấy vợ phương Tây

Theo một số thông tin lịch sử, vua Lê Thần Tông không chỉ có 1 vợ người nước ngoài.

Để phục vụ mục đích chính trị và giao thương quốc tế, Lê Thần Tông còn lấy một số phụ nữ nước ngoài làm vợ mà theo dã sử và tài liệu phương Tây thì những người này có vị thế cao hơn các phi tần người Việt, họ chỉ xếp sau hoàng hậu mà thôi.

Còn theo nhà nghiên cứu lịch sử người Pháp là Le Breton, trong cuốn sách viết vào thời kỳ Pháp thuộc có tên gọi “Những đình chùa và những nơi lịch sử trong tỉnh” cho biết tại ngôi chùa Đại Bi nằm dưới dân núi Kỳ Lân, còn gọi là núi Ngọc Nữ (nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa) có đặt tượng vua Lê Thần Tông và 6 người vợ.

Theo Le Breton thì sáu bức tượng hậu phi gồm Hoàng hậu người Việt dân tộc Kinh, Hoàng phi Hà Lan, Hoàng phi người Việt dân tộc Mường, Hoàng phi Xiêm, Hoàng phi Trung Hoa, Hoàng phi người Ba Thục (Trung Hoa).

Chuyện Lê Thần Tông có nhiều người vợ ngoại quốc xuất phát từ những quan hệ chính trị, kinh tế thời bấy giờ.

Theo sử sách thì từ trước khi Lê Thần Tông lên ngôi, quan hệ ngoại giao và thương mại giữa Đại Việt và các quốc gia lân bang cũng như những nước đến từ châu Âu xa xôi đã được hình thành, xác lập ở mức độ khác nhau nhưng giai đoạn ông ở ngôi thì quan hệ đó đã phát triển rất mạnh mẽ.

Có ý kiến cho rằng, giống như trường hợp của bà phi người Trung Quốc, phi tần người Ai Lao do tiểu quốc này tuyển chọn dâng tiến cho hoàng đế Đại Việt như một cách bày tỏ tấm thân tình, kính trọng.

Còn phi tần người Xiêm La có lẽ do các thương nhân đến từ nước này dâng lên, bởi khi đó các lái buôn Xiêm La thường dùng thuyền theo đường biển sang trao đổi, mua bán và có khi còn trực tiếp cử phái đoàn đến Thăng Long để dâng sản vật quý.

Về phi tần người Hà Lan (người Việt thời trước thường gọi là Ô Lang, Hoa Lang hay Hòa Lan), dù thông tin không nhiều nhưng so với các phi tần ngoại quốc của Lê Thần Tông thì dữ kiện liên quan đến bà có nhiều hơn chút ít.

Dù có nhắc đến nhưng trong các tư liệu của một số giáo sĩ, thương nhân châu Âu không chép rõ người vợ phương Tây của Lê Thần Tông tên thật là gì, nhưng có tài liệu nói bà là người Hà Lan lai Triều Tiên tên là Onrona.

Trong cuốn “Histoire ancienne et moderne de l’Anam” (Lịch sử cổ và hiện đại của Trung Kỳ) của giáo sĩ Adrien Lurray thuộc Hội truyền giáo ngoại quốc của Pháp có đoạn viết: “Vua Lê Thần Tông khi ở ngôi lần thứ nhất đã lấy một người vợ Hà Lan lai Triều Tiên.

Nàng tên là Onrona, được xếp hàng cung tần, đứng thứ hai sau Hoàng hậu”. Trong một tác phẩm của mình, nhà nghiên cứu người Pháp G Dumoutier cho biết bà phi này tên OurouSan, là con gái của viên Toàn quyền Hà Lan ở Đài Loan và “bà OurouSan là một cung phi được vua Lê Thần Tông sủng ái””.

3. Vua Lê Thần Tông

Lê Thần Tông (1607-1662) có tên húy Lê Duy Kỳ, là vị vua thứ 17 của nhà Hậu Lê. Ông là con trai trưởng của vua Lê Kính Tông và hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trinh – con thứ của chúa Trịnh Tùng.

Không chỉ là vị vua đầu tiên của lịch sử Việt Nam lấy vợ nước ngoài mà Lê Thần Tông còn là vị vua đầu tiên 2 lần lên ngôi vua.

Năm 1619, vua Lê Kính Tông bị Trịnh Tùng ép thắt cổ chết. Duy Kỳ lúc này mới 12 tuổi – được đánh giá là vị vua có tướng mạo đế vương với sống mũi cao, mặt rồng – được đưa lên làm vua lấy hiệu là Lê Thần Tông. Ông cũng được nhận định là người thông minh, học rộng, mưu lược sâu sắc và giỏi văn chương.

Thần Tông làm vua 24 năm thì nhường ngôi cho con trai 13 tuổi Lê Duy Hựu (hiệu là Chân Tông) và trở thành Thái thượng hoàng. Tuy nhiên, ở ngôi chỉ được 7 năm thì Lê Chân Tông ốm, qua đời nên Thái thượng hoàng Lê Duy Kỳ trở lại làm vua.

Trên đây, Hoatieu.vn đã gửi đến bạn đọc thông tin về vị vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ nước ngoài. Vua Lê Thần Tông là người đã tạo ra những “kỷ lục” thú vị: Vị vua đầu tiên lấy vợ nước ngoài, vị vua đầu tiên lên ngôi 2 lần, 4 người con của vua Lê Thần Tông đều làm vua, vợ của vua thuộc nhiều các dân tộc khác nhau và đều chung sống hòa bình với nhau, đến lúc chết các bà vợ của vua vẫn có mong ước được sống bên nhau.

Việc tìm hiểu sử thi là một chuyện thú vị giúp chúng ta hiểu được lịch sử của dân tộc. Đó cũng là một cách thể hiện lòng yêu nước.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên Hỏi đáp pháp luật.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm